Chương trình địa phương lớp 9 phần văn tập 2

Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới, hy vọng sẽ giúp ích để các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài nhanh nhất.

Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Câu 1. Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn trích ở SGK.

Gợi ý:

Từ ngữ Nam bộ

Từ ngữ toàn dân

thẹo

sẹo

dễ sợ

sợ

lặp bặp

lập bập

ba

bố

kêu

gọi

đâm

trở nên

đũa bếp

đũa cả

nói trổng

nói trống không

vào

bữa sau

Hôm sau

lui cui

cắm cúi, lúi húi

nhắm

ước chừng

dáo dác

nháo nhác

giùm

giúp

Câu 2. Đối chiếu các câu sau đây [trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng], cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

Gợi ý:

  • Câu a. kêu: từ toàn dân, tương đương ở từ “nói to”.
  • Câu b. kêu: từ địa phương; tương đương từ toàn dân

Câu 3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? [Các câu đố lấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, 1990]

Gợi ý:

Các từ địa phương: trái [quả], chi [gì], kêu [gọi], dứa [thơm], má, u [mẹ], mận [quả roi]...

Câu 4. Hãy điền các từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây.

Gợi ý:

Từ địa phương

Từ toàn dân tương ứng

ba

nói trổng

thẹo

kêu

trái

vào

bố, cha

mẹ

nói trống không

sẹo

gọi

quả

Câu 5. Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

  1. Có nên để nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
  1. Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

Gợi ý:

  1. Không nên để cho nhân vật Thu [Chiếc lược ngà] dùng từ ngữ toàn dân vì Thu còn nhỏ, giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa biết nhiều đến các từ toàn dân.
  1. Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương, nó có tác dụng làm nên màu sắc địa phương của tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả cũng có ý thức không lạm dụng từ ngữ địa phương để không gây khó khăn cho người đọc.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương [phần Tập làm văn lớp 9] sau đây sẽ giúp các em làm tốt các đề văn yêu cầu trong bài Chương trình địa phương trang 25 SGK Ngữ văn 9 phần tập làm văn.

Cùng tham khảo...

Hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương chi tiết [phần Tập làm văn]

Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương [vấn đề tệ nạn xã hội: xả rác, ma túy, giao thông, thuốc lá...]

Hướng dẫn:

Tìm hiểu

Lựa chọn các vấn đề để viết bài như: môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu trong quá trình đổi mới, chính sách an sinh xã hội.

Cách làm

- Sau khi chọn sự vật, hiện tượng cần phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.

- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ.

- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội.

- Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân, cần có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.

Gợi ý thực hiện các đề yêu cầu

Đề 1: Vấn đề an toàn thực phẩm

Mở bài: Giới thiệu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm của toàn dân và toàn xã hội.

Thân bài

:

  1. Giải thích về khái niệm an toàn thực phẩm là gì?

Là việc thực phẩm không chứa chất bảo quản, không có yếu tố lí, hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Mở rộng ra bao gồm cả khâu chế biến thực phẩm, không sử dụng những động vật chết làm thịt...

  1. Thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi em sinh sống:

- Quán hàng thịt, hàng phở gần ngay bãi rác mùi hôi thối....

- Những cô bán hàng thờ ơ không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng. Còn người mua biết là mất vệ sinh nhưng vẫn tặc lưỡi cho qua....

- Tình trạng rau vừa phun thuốc đã đem đi bán....

- Bánh kẹo hàng hóa hết hạn sử dụng nhưng vì tiếc rẻ vẫn bán và người tiêu dùng thì vẫn mua và dùng.

  1. Nguyên nhân của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

- Xuất phát từ hai phía cả chủ quan và khách quan:

- Khách quan: Từ phía cơ quan chức năng, công tác quản lí còn lỏng lẻo, chưa chú trọng. Những hình phạt quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ kiếm lại được....

- Chủ quan: Là nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ ý thức người dân. Ham rẻ, chưa hiểu biết rõ về hậu quả của vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

  1. Hậu quả của việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

- Gây hậu quả nặng nề đối với cá nhân và xã hội:

- Cá nhân: nguy hại đến sức khỏe tiềm ẩn các mềm bệnh ung thư, tiêu hóa....

- Xã hội: Chi phí cho y tế lớn. Rối loạn thị trường....

  1. Bài học bản thân rút ra

- Mỗi con người hãy hiểu về mối nguy hại do mất an toàn vệ sinh thực phẩm gây ra. Từ đó thay đổi hành vi bản thân.

- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn....

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống.

Tham khảo một số bài nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn để bổ sung các vốn từ ngữ, giúp bài văn của bạn hay hơn.

Đề 2: Viết bài trình bày về hoạt động tết trồng cây ở địa phương em

- Địa phương em tổ chức Tết trồng cây từ rất lâu để tưởng nhớ đến Bác Hồ, người đã đề xướng việc trồng cây vào mỗi dịp xuân về.

- Tổ chức Tết trồng cây tạo nên sự quan tâm, gắn bó của mỗi người đối với thiên nhiên và xã hội. Đối với thiên nhiên, Tết trồng cây làm cho mọi người có điều kiện quan tâm đến thiên nhiên, môi trường. Con người không chỉ sử dụng,khai thác cây cối, thiên nhiên mà còn có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ và làm giàu cho thiên nhiên. Đối với xã hội, ngày Tết trồng cây làm cho mọi người chan hòa với nhau trong một hoạt động vì lợi ích chung.

- Bên cạnh ý nghĩa trên. Tết trồng cây còn góp phần làm giàu đẹp cho cuộc sống của mọi người trong địa phương em, làm cho màu xanh bao phủ khắp nơi. Chúng ta đã làm lợi ích cho đất nước về nhiều mặt, làm giàu thêm cho cuộc sống. Nhân dân địa phương em trồng cây theo kế hoạch, theo kết quả nghiên cứu khoa học, có mục đích tốt đẹp là phục vụ cuộc sống chung, không phải trồng cây hoặc đốn cây một cách tùy tiện.

- Việc tổ chức đều đặn Tết trồng cây có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên nói chung, việc phát triển cây xanh nói riêng. Cây xanh có một vai trò đặc biệt trong thiên nhiên, quan hệ và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Do đó, địa phương em cố gắng làm cho thêm cây xanh, cho rừng cây ngày càng phát triển.

- Cuối cùng, không chỉ ích lợi về nhiều mặt, trồng cây còn làm cho cuộc sống của làng quê thêm tươi đẹp. Có cây xanh mới có chim ríu rít chuyền cành, tán cho ta bóng mát, hoa thơm, quả ngọt. Thiên nhiên luôn gắn liền với cỏ cây hoa lả, là hình bóng quê hương gần gũi và thân thiết với mỗi người ở quê em.

Xem thêm 4 bài nghị luận về ô nhiễm môi trường lớp 9 hay nhất

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Chương trình địa phương phần Tập làm văn này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Chủ Đề