Chương trình ngữ văn lớp 7 học kì 2

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2019 phần Tiếng Việt được Đọc tài  liệu biên tập nhằm hỗ trợ các em ôn tập phần kiến thức đã được học trong chương trình học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt

1. Câu rút gọn 

– Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần của câu nhưng vẫn có thể khôi phục được

– Tác dụng:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt

  • Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
  • Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.
  • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người [tục ngữ, ca dao, thường lược bỏ chủ ngữ].
  • Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.

– Cách dùng

+/ Khi rút gọn câu, cần chú ý:

  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.
  • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
  • Có thể rút gọn bất kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng đây không phải là những câu sai ngữ pháp, mà là câu rút gọn.

Xem thêm: Soạn bài Rút gọn câu

2. Câu đặc biệt

– Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ [nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ]

– Tác dụng:

+/ Câu đặc biệt thường được dùng trong các văn bản văn chương để:

  • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
  • Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • Bộc lộ cảm xúc.
  • Gọi đáp.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Câu đặt biệt – Ngữ văn 7

3. Trạng ngữ

– Về ý nghĩa :

  • Là thành phần phụ của câu.
  • Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính làm nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện…

– Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;

– Giữa trạng ngữ vổi chủ ngữ và vị ngữ thưòng có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy [,] khi viết.

Cùng tham khảo

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu
  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu – tiếp theo

4. Câu chủ động – Câu bị động

– Khái niệm:

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động].
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động của người, vật khác hướng vào [Chỉ đối tượng của hoạt động]

– Mục đích chuyển đổi: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động] ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

– Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+/ Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

  • Chuyển từ [hoặc cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ[cụm từ] ấy.
  • Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ [cụm từ] chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Gợi ý:

  • Soạn bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiếp theo

5. Cụm chủ – vị để mở rộng câu

– Khái niệm:

  • Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
  • Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.
  • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

– Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.

Tìm hiểu thêm: Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

6. Phép liệt kê

– Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

– Các kiểu liệt kê

  • Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
  • Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.

Soạn bài Liệt kê – Ngữ văn 7

7. Dấu chấm lửng – Dấu chấm phẩy

– Dấu chấm lửng được dùng để:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quảng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

– Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phúc tạp.

Xem thêm: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

8. Dấu gạch ngang

– Công dụng:

  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • Nối các từ nằm trong một liên danh.

– Cách phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

  • Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  • Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Dấu gạch ngang 

———–

Trên đây là đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 học kì 2 2019/2020 phần Tiếng Việt đã được THPT Sóc Trăng biên soạn. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn cho kì thi học kì.

Tham khảo ngay đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 để ghi nhớ lại khái niệm, tác dụng của Câu và Dấu câu đã được học tại đây

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

2 Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 [Có ma trận, đáp án]

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2021 - 2022 gồm 2 đề kiểm tra chất lượng học kì có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi. Ngoài đề kiểm tra học kì 2 Văn 7, các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Toán 7, đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2021 - 2022, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2021 - 2022

I. Mục tiêu đề kiểm tra

Nhằm đánh giá:

- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần [Đọc - Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn] trong SGK Ngữ văn 7 tập 2.

- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

II. Hình thức đề kiểm tra

- Hình thức: Tự luận

- Cách tổ chức: Cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút

III. Thiết lập ma trận đề

- Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7 học kì II.

- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Mức độ thấp

Mức độ cao

Tiếng Việt:

Rút gọn câu

Trình bày mục đích rút gọn câu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1 câu

1 điểm

10%

1 câu

1 điểm

10%

Câu chủ động, câu bị động

Trình bày khái niệm

Lấy ví dụ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/2 câu

1 điểm

10%

1/2 câu

1 điểm

10%

1 câu

2 điểm

20%

Thêm trạng ngữ cho câu

Xác định đúng trạng ngữ, đúng ý nghĩa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/3 câu

1 điểm

10%

1/3 câu

1 điểm

10%

Văn bản:

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Nhận biết tên tác giả, tác phẩm, Nêu được nội dung chính của văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2/3 câu

2 điểm

20%

2/3 câu

2 điểm

20%

Tập làm văn: Thuyết minh

Xác định cách viết đúng kiểu bài

Sử dụng đúng phương pháp chứng minh, đúng chủ đề, biết kết hợp với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

Bố cục hợp lí, lời văn trong sáng, lưu loát.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/3 câu

1 điểm

10 %

1/3 câu

2 điểm

20 %

1/3 câu

1 điểm

10 %

1 câu

4 điểm 40%

Tổng:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1+1/2+2/3 câu

4 điểm

40 %

1/2+1/3+1/3 câu

3 điểm

30%

1/3 câu

2 điểm

20 %

1/3 câu

1 điểm

10 %

4 câu

10 điểm 100%

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn

Câu 1 [1 điểm]: Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 [2 điểm]: Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 [3 điểm]: Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 [4 điểm] Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

Đáp án đề thi Văn lớp 7 học kì 2

Câu

[điểm]

ÝNội dung

Thang

điểm

Câu 1

[1 điểm]

Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

0,5 điểm

Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người [lược bỏ chủ ngữ].

0,5 điểm

Câu 2

[2 điểm]

- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động].

- Ví dụ [học sinh lấy ví dụ đúng]

0,5 điểm

0,5 điểm

- Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào [chỉ đối tượng của hoạt động].

- Ví dụ [học sinh lấy ví dụ đúng]

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

[3 điểm]

a

- Trích từ tác phẩm “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.

- Tác giả: Đặng Thai Mai.

0,5 điểm

0,5 điểm

b

Bài văn chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.

1 điểm

c

- Trạng ngữ: “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”.

- Trạng ngữ chỉ cách thức.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

[5 điểm]

* Yêu cầu:

- Xác định và viết đúng kiểu bài chứng minh, đúng chủ đề.

- Bố cục: 3 phần rõ ràng.

- Không sai nhiều lỗi chính tả, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

MB

Mở bài: Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.

0,5 điểm

TB

* Giản dị trong bữa ăn:

- Chỉ vài ba món giản đơn.

- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

* Giản dị trong căn nhà:

- Vẻn vẹn có 3 phòng.

- Lộng gió và ánh sáng.

* Giản dị trong việc làm:

- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.

- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...

* Trong quan hệ với mọi người:

- Viết thư cho một đồng chí.

- Nói chuyện với các cháu miền Nam.

- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

* Giản dị trong lời nói, bài viết:

- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

- “ Nước Việt Nam là một...”

3 điểm

KB

Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

0,5 điểm

* Lưu ý Câu 4:

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không biết triển khai luận điểm, không biết lập luận và không nêu dẫn chứng là 1 điểm.

- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn thuyết minh là 0,5 điểm.

- Điểm trừ tối đa bài viết mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là 0,5 điểm.

.............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 7

Cập nhật: 02/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề