Chụp MRI dầu gội hết bao nhiêu?

Chụp MRI khớp gối hay chụp cộng hưởng từ khớp gối là phương pháp được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng, giúp bác sĩ đánh giá mức độ của các bệnh ở khớp gối từ đó đưa ra cách chữa trị kịp thời, hiệu quả.


Khớp gối là loại khớp phức hợp nối ba xương lại với nhau, bao gồm xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Với hệ thống dây chằng và các xương được sắp xếp hợp lý, khớp gối có khả năng vận động linh hoạt, ổn định. Tuy vậy, vì phải đảm nhiệm chức năng quan trọng nên khớp gối dễ bị thoái hóa, chấn thương, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Để xác định bệnh lý, tổn thương đang xảy ra tại khớp gối, kỹ thuật chụp MRI có thể được bác sĩ chỉ định. Phương pháp chụp cộng hưởng từ khớp gối mang đến hình ảnh rõ nét, giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác bệnh lý liên quan. Vậy chụp MRI khớp gối là gì? Quy trình thực hiện ra sao và kỹ thuật này thường được chỉ định trong trường hợp nào?

Chụp MRI khớp gối là gì?

Chụp MRI khớp gối là phương tiện chẩn đoán được ứng dụng phổ biến, giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá những tổn thương mạn tính, cấp tính tại khớp gối. Bên cạnh đó, kỹ thuật chụp MRI khớp gối còn có vai trò như một hướng dẫn cần thiết, quan trọng, hỗ trợ bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh. Mặc dù hiện nay, chụp X-quang vẫn là phương pháp ban đầu, tiêu chuẩn giúp chẩn đoán hình ảnh khớp gối. Thế nhưng MRI cũng sở hữu ưu điểm riêng, hỗ trợ việc đánh giá mô mềm và xương được tốt hơn.

Chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối dùng sóng vô tuyến, máy tính và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của những cấu trúc bên trong khớp gối như mạch máu, cơ, dây chằng, gân, xương, sụn. Phương pháp này thường được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, đánh giá tình trạng phù nề, yếu, đau, chảy máu bên trong hoặc xung quanh khớp. Chụp cộng hưởng từ khớp gối sẽ giúp xác định xem người bệnh có cần làm phẫu thuật hay không.

Chụp MRI khớp gối là hình thức xét nghiệm chẩn đoán đang được ứng dụng phổ biến

Đối tượng được chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp MRI khớp gối

Phương pháp chụp MRI khớp gối được sử dụng phổ biến trong các trường hợp người bệnh bị viêm khớp, chấn thương, đau khớp khi đột ngột vận động,… Cụ thể hơn, chỉ định chụp MRI khớp gối dành cho những trường hợp dưới đây:

  • Dây chằng, sụn ở khớp gối bị tổn thương hay gặp vấn đề bất thường.
  • Xuất hiện biển hiện bất thường ở đầu gối như sưng, đau, yếu, khó vận động,…
  • Người bệnh bị thoái hóa hoặc viêm nhiễm, ví dụ như viêm khớp, viêm tủy xương, thoái hóa khớp gối.
  • Hoạt động mạnh khiến đầu gối bị chấn thương như rách gân, tổn thương hoặc rách dây chằng,…
  • Bác sĩ nghi người bệnh bị gãy xương nhưng khi áp dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT,… lại không thấy.
  • Tràn dịch khớp gối.
  • Khớp gối của người bệnh bị hạn chế hoặc khó vận động.
  • Chỉ định chụp MRI khớp gối cũng cần thiết khi bác sĩ muốn xem xét, đánh giá sự tiến triển của người bệnh sau can thiệp, phẫu thuật khớp gối cũng như theo dõi những biến chứng có thể xảy ra.
Người bị chấn thương, gặp vấn đề bất thường tại khớp gối có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ

Khi nào cần chụp MRI khớp gối?

Khớp gối là một trong những dạng khớp có vai trò quan trọng. Loại khớp này tham gia trong nhiều chuyển động của cơ thể, do đó có nguy cơ cao bị tổn thương. Bệnh lý về khớp gối, chấn thương do tai nạn là hai tác nhân thường gặp gây ra những cơn đau nhức tại khớp gối.[1]

Chụp MRI khớp gối và nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác được dùng như công cụ hỗ trợ bác sĩ tầm soát, xác định các bệnh lý, tình trạng chấn thương tại khớp gối. Trong những trường hợp cần đánh giá tổn thương ở dây chằng, xương, sụn khớp, sụn chêm thì phương pháp chụp cộng hưởng từ có vai trò rất quan trọng. Thông qua hình ảnh chụp được, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tổn thương ở khớp gối. Dưới đây là những ưu điểm mà kỹ thuật chụp MRI khớp gối mang đến:

  • Giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương gân cơ, dây chằng, sụn chêm và những tổ chức phần mềm tại vùng khớp gối.
  • Hỗ trợ bác sĩ đánh giá những bất thường ở tủy xương, sụn khớp.
  • Các rối loạn liên quan đến bao hoạt dịch cũng được bác sĩ chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ.
  • Góp phần hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tình trạng rạn, nứt, dập, gãy xương.
  • Giúp bác sĩ xác định, chẩn đoán bệnh u, viêm khớp, xương, mô mềm.
Chụp MRI cộng hưởng từ khớp gối hỗ trợ bác sĩ đánh giá các tổn thương tại gân cơ, dây chằng, sụn chêm,…

Quy trình chụp MRI khớp gối

Để việc chụp MRI khớp gối diễn ra thuận lợi, mang đến kết quả chính xác, bạn cần biết quy trình thực hiện của phương pháp này ra sao.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi chụp MRI khớp gối?

Trước khi chụp cộng hưởng khớp gối, người bệnh cần tiến hành kiểm tra hiện trạng sức khỏe cơ bản. Bác sĩ cũng đánh giá xem người bệnh có thuộc vào nhóm đối tượng chống chỉ định thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này hay không. Bạn nên trao đổi trực tiếp, thông báo cho bác sĩ biết nếu:

    • Cơ thể bạn đang mang những vật liệu kim loại như cấy ốc tai, coil kim loại đặt trong các mạch máu, clip dùng cho phình động mạch não, máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim,…; những viên đạn, mảnh đạn hoặc kim loại khác; vật thể lạ ở trong hoặc gần mắt. Các hình thức niềng hay trám răng thường không bị ảnh hưởng bởi từ trường. Thế nhưng những yếu tố này có thể gây xảo ảnh trong vùng khảo sát.
    • Trường hợp bạn đang có thai ở tam cá nguyệt đầu tiên [3 tháng đầu] thì cần thông báo cho bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ có cân nhắc phù hợp khi đưa ra chỉ định chụp MRI khớp gối hoặc khi cho người bệnh tiêm thuốc chứa chất tương phản từ.
    • Trong trường hợp nhận được chỉ định tiêm chất tương phản từ, bạn cần cho bác sĩ biết nếu gần đây có thực hiện phẫu thuật, mắc bệnh hen suyễn hoặc bị dị ứng với i-ốt, môi trường, các chất tương phản hay bất kỳ loại thuốc, thực phẩm nào.
    • Nếu bạn đang bị bệnh thận thì cũng phải thông báo cho bác sĩ biết. Vì người bệnh có thể cần làm xét nghiệm chức năng thận để xem xét khả năng hoạt động của cơ quan này. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá xem thận của bạn liệu có bị ảnh hưởng tiêu cực khi chụp chiếu hay không. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thận dùng loại thuốc chứa chất tương phản từ đặc biệt, đảm bảo an toàn.

Khi đã đủ điều kiện chụp MRI khớp gối người bệnh cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

    • Trước khi vào phòng chụp, bạn cần loại bỏ tất cả các thiết bị điện tử, trang sức,… làm từ kim loại ra khỏi cơ thể. Vì chúng có khả năng bị hỏng hoặc ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của máy chụp cộng hưởng từ. Các thiết bị điện tử, đồ kim loại điển hình là đồng hồ, điện thoại di động, những loại khuyên trên cơ thể, kính mắt, dao bỏ túi, bút, răng giả có thể tháo lắp, kẹp tóc, ghim, máy trợ thính, thẻ tín dụng, dây chuyền, vòng tay,…
    • Bạn có thể được yêu cầu mặc áo choàng của cơ sở y tế nếu cần thiết.
    • Người bệnh sẽ được nhân viên y tế và bác sĩ hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về chế độ ăn uống trước lúc thực hiện kỹ thuật chụp MRI khớp gối.
    • Nếu người bệnh là trẻ nhỏ thì thường được chỉ định tiêm thuốc gây mê hoặc an thần. Việc làm này nhằm mục đích giữ cho trẻ nằm yên trong suốt quá trình chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối.
Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ một số thông tin về tiền sử bệnh lý, dị ứng,… trước khi chụp MRI khớp gối

2. Thực hiện chụp MRI khớp gối

Dưới đây là những thao tác khi thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khớp gối, người bệnh nên biết để có sự chuẩn bị tốt nhất:

    • Đầu tiên, người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế và vị trí trên bàn chụp. Bạn có thể được cố định lại bằng vòng đệm hoặc dây đeo trong một số trường hợp. Việc làm này giúp người bệnh nằm yên trong suốt thời gian diễn ra quá trình chụp.
    • Nếu cần dùng chất tương phản từ, bác sĩ sẽ đặt đường truyền vào tĩnh mạch tại cánh tay của người bệnh.
    • Tiếp theo, để thu tín hiệu tạo ra hình ảnh chụp MRI, khớp gối của người bệnh sẽ được di chuyển đến khoang tròn có đặt thiết bị sở hữu chức năng gửi và nhận xung tần số sóng radio.
    • Bác sĩ sẽ thao tác, điều khiển với một máy tính bên ngoài phòng chụp MRI trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật này [kéo dài khoảng 30 – 40 phút].

3. Sau khi chụp MRI khớp gối

Chúng ta đã tìm hiểu qua quy trình trước và trong lúc chụp MRI khớp gối. Vậy sau khi hoàn tất quá trình chụp, người bệnh cần lưu ý những gì?

    • Sau khi quá trình chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối hoàn tất, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đợi thêm một lúc để kiểm tra chất lượng hình ảnh vừa thu được.
    • Nếu có dùng thuốc tương phản từ, đường truyền tĩnh mạch sẽ được rút ra sau khi kết thúc quy trình chụp.
    • Với người bệnh là trẻ em có dùng thuốc gây mê, an thần sẽ cần ở lại sau khi chụp. Trẻ phải được theo dõi tình trạng sức khỏe cho đến khi thuốc an thần không còn hiệu lực.[2]
Bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng hình ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ khớp gối

Giá chụp MRI khớp gối là bao nhiêu?

Hiện nay, bạn có thể chụp cộng hưởng từ khớp gối ở một số bệnh viện, cơ sở y tế lớn. Mức giá thực hiện dao động từ 2.700.000 đến 5.700.000 đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì quy trình chụp MRI khớp gối ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau, tùy vào chỉ định của bác sĩ. Điển hình là nếu có dùng thuốc đối quang từ [chất tương phản] thì chi phí sẽ cao hơn trường hợp không cần sử dụng.

Ngoài ra, mức giá thực hiện kỹ thuật chụp MRI khớp gối còn phù thuộc vào cơ sở y tế, trình độ chuyên môn của bác sĩ, chất lượng dịch vụ, máy móc, trang thiết bị,… Vì thế, chi phí ở trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được báo giá chi tiết. Ngoài ra, một số cơ sở y tế còn cung cấp dịch vụ khám sức khỏe theo gói, bao gồm cả dịch vụ chụp cộng hưởng từ. Lúc này, mức giá tổng sẽ được chia nhỏ cho từng phương pháp thăm khám, nhờ đó chi phí chụp MRI cũng trở nên rẻ hơn.

Mức giá chụp cộng hưởng từ khớp gối dao động từ 2.700.000 đến 5.700.000 đồng

Chụp cộng hưởng từ khớp gối ở đâu?

Hiện nay, kỹ thuật chụp MRI cộng hưởng từ khớp gối đang được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế, bệnh viện lớn. Trong đó, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ chụp MRI khớp gối uy tín hàng đầu, quy tụ đội ngũ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Để chẩn đoán bệnh cho khớp gối ngoài chụp mri khớp gối, tại BVĐK Tâm Anh còn các kỹ thuật như: siêu âm khớp gối, chụp x quang khớp gối,… để kiểm tra tình trạng và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến khớp gối.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống các máy MRI 1,5 – 3 Tesla thuộc thế hệ mới nhất, tân tiến, có khả năng chụp siêu tốc, thu lại hình ảnh chất lượng vượt trội. Hệ thống máy này còn hỗ trợ bác sĩ phát hiện ra nhiều điểm bất thường, giúp mở rộng phạm vi áp dụng cho nhiều người bệnh vốn không đáp ứng điều kiện thực hiện kỹ thuật chụp MRI truyền thống. Tốc độ chụp cũng rất nhanh, người bệnh không cần nín thở.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, chụp MRI khớp gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu ích. Thông qua kết quả chụp cộng hưởng từ khớp gối, bác sĩ sẽ biết người bệnh đang gặp vấn đề gì tại khớp gối, từ đó đề ra phác đồ chữa trị hiệu quả. Nếu gặp tình trạng đau nhức, tổn thương tại khớp gối, bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay!

Chủ Đề