Có máy nguồn phát sinh chất thải rắn chính

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

         Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,… còn có một số chất thải nguy hại

         Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,…Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư [thực phẩm, giấy, catton,..]

         Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn.

         Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa

         Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố.

         Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,…

         Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,… Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.

         Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

* Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.

         Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình…

         Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim,

         Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành  các loại sau:

+       Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,…

+       Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.

+       Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ,….

Chất thải rắn là gì? Quản lý chất thải rắn như thế nào? Chất thải rắn theo RCRA1004 là những loại rác thải, bùn thải từ các nhà máy xử lý, xí nghiệp thải ra.

Thuật ngữ chất thải rắn trái ngược lại với chất thải lỏng hoặc khí. Theo RCRA 1004 định nghĩa chất thải rắn là bất kỳ loại rác thải, bùn thải nào từ nhà máy xử lý, xí nghiệp. Hoặc cơ sở kiểm soát ô nhiễm không khí loại bỏ các vật liệu bao gồm rắn, lỏng, semisolid. Hoặc có chứa nguyên liệu khí. Các sản phẩm phụ loại bỏ từ hoạt động công nghiệp, thương mại, khai thác mỏ, nông nghiệp và các hoạt động cộng đồng.

Khái niệm chất thải rắn là gì?

Tại CFR 261.2 định nghĩa chất thải rắn là bất kỳ vật liệu nào bị loại bỏ. Giống như chất thải, có thể tái chế hoặc các loại đạn dược quân sự được xác định là chất thải rắn.

Chất thải rắn không bao gồm các chất thải như vật liệu rắn hòa tan trong nước thải sinh hoạt, nước nguồn, vật liệu hạt nhân đặc biệt, vật liệu phụ theo quy định của nhà nước.

Chất thải rắn là gì. Ảnh Sưu tầm

Việc quản lý chất thải rắn bao gồm giảm nguồn, tái chế, lưu trữ, thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý. Ví dụ về các cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm các bãi chôn lấp, khu vực ủ phân, trạm trung chuyển, lò đốt rác và cơ sở xử lý. Các cơ sở như vậy có thể được sở hữu bởi nhà nước hoặc tư nhân. Các cơ sở của thành phố bao gồm các bãi chôn lấp xử lý chất thải đô thị và hộ gia đình.

Chất thải rắn phi đô thị không trộn lẫn với chất thải gia đình. Cần phân loại và xử lý theo tính chất của từng loại. Chất thải y tế cũng được xem là 1 loại chất thải rắn cần được xử lý và phân loại đúng cách.

Chất thải rắn bị loại bỏ

Đúng như cái tên của nó, vật liệu bị loại bỏ đơn giản là các vật liệu thừa hoặc qua sử dụng bị vứt đi. Một vật liệu được coi là bị loại bỏ nếu nó được xử lý, hấp nhiệt hoặc đốt. Ngoài ra, bất kỳ vật liệu nào được lưu trữ trước hoặc tại nơi xử lý nhiệt hoặc thiêu hủy đều được coi là bị loại bỏ.

Bất kể chất thải rắn có được tái chế hay không. Một số vật liệu luôn được coi là chất thải rắn. Vì chúng vẫn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hoặc môi trường sau khi tái chế. Chúng được coi là giống như chất thải và không đủ điều kiện cho bất kỳ loại miễn trừ tái chế nào. Theo EPA, các vật liệu giống như chất thải được liệt kê có chứa các chất động F020, F022, F023, F026, F028.

Vật liệu được tái chế

Theo EPA có 3 loại vật liệu tái chế được từ chất thải rắn. Một loại vật liệu được tái chế nếu nó được sử dụng, tái sử dụng hoặc phát sinh. Mỗi loại có định nghĩa và quy định cụ thể. Vì vậy, một vật liệu được thu hồi để tái chế nếu được xử lý phục hồi thành 1 sản phẩm có thể sử dụng. Ví dụ như tái chế dung môi đã qua sử dụng.

Xử lý chất thải y tế. Ảnh Sưu tầm

Một vật liệu được sử dụng hoặc tái sử dụng nếu đó là nguyên liệu trong quy trình công nghiệp để sản xuất. Chẳng hạn như sản phẩm chưng cất trong 1 quy trình sử dụng làm nguyên liệu cho 1 quy trình khác. Hoặc làm vạt liệu thay thế cho thương mại hiệu quả. Ví dụ, rượu ủ đã qua sử dụng có thể sử dụng như 1 chất điều hòa bùn trong xử lý nước thải.

Quản lý chất thải rắn

Các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển cũng đang phải vật lộn với vấn đề xử lý chất thải rắn một cách nhanh chóng và an toàn. Các chất thải không phân hủy và độc hại như tàn dư phóng xạ có khả năng gây thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường và sức khỏe con người.

Mặc dù xử lý chất thải đang là vấn đề đang lo ngại trong nhiều thập kỷ. Nhưng vấn đề chính chiếm tỷ lệ lớn do sự gia tăng dân số và công nghiệp hóa. Hai yếu tố chính góp phần tạo ra chất thải. Mặc dù 1 số tiến bộ đang được thực hiện trong phương pháp xử lý nhưng vẫn chưa đầy đủ. Thách thức là phát hiện ra những phương pháp xử lý mới hơn, không gây hại để đưa vào sử dụng.

7 phương pháp và công nghệ xử lý rác thải rắn thông dụng hiệu quả cho thời điểm hiện tại:

Ngăn ngừa hoặc giảm phát sinh chất thải

Việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm mới không cần thiết là nguyên nhân gốc rễ của sự hình thành chất thải rắn không kiểm soát. Sự gia tăng dân số nhanh chóng khiến lượng rác thải rắn tỷ lệ thuận mà tăng lên. Việc sử dụng các vật liệu tái chế cần thận trọng nhưng là điều bắt buộc. Nếu không, con người sẽ phải chịu thua tác động xấu của rác thải rắn. Mỗi người cần có ý thức giảm thiểu tối đa phát sinh rác thải rắn.

Chất thải y tế là gì? Ảnh Sưu tầm

Tái chế

Tái chế giúp biến chất thải thành sản phẩm thông qua chế biến công nghiệp. Giấy, thủy tinh, nhôm, nhựa thường được tái chế. Thân thiện với môi trường, giúp tái sử dụng chất thải thay vì xả ra môi trường. Tuy nhiên, công nghệ xử lý khá tốn kém.

Ủ phân

Liên quan đến sự phân hủy chất thải hữu cơ của vi khuẩn. Bằng cách cho phép chất thải được tích lũy trong hố 1 thời gian dài. Phân hữu cơ giàu dinh dưỡng có thể được sử dụng làm phân bón cho thực vật. Tuy nhiên, quá trình này chậm và tiêu thụ 1 lượng đất đáng kể. Tái chế sinh học cải thiện đáng kể độ phì nhiêu của đất.

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Rác thải được đổ vào bãi rác có lớp lót bảo vệ. Ngăn nước rác rò rỉ vào mạch nước ngầm. Ngăn chặn sự phân tách hóa chất độc hại vào vùng nước. Các lớp chất thải phải chịu sự nén chặt, sau đó phủ đất. Đất sét không xốp được ưu tiên để giảm thiểu lỗ hổng rò rỉ hóa chất. Các vãi chôn lấp nên được tạo ra ở những nơi mực nước ngầm thấp và cách xa nguồn lũ. Tuy nhiên, cần có đủ số lượng nhân lực lành nghề để duy trì các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Quản lý chất thải rắn

Khí hóa plasma

Đây là phương pháp rất thân thiện với môi trường. Sử dụng plasma chuyển đổi các vật liệu tái chế hàng loạt thành năng lượng. Các vật liệu dựa trên carbon được tiếp xúc với nhiệt độ cao và chuyển đổi thành khí tổng hợp. Một loại khí có thể được đốt cháy trực tiếp hoặc tinh chế thành hóa chất và nhiên liệu cao cấp hơn. Phần không hữu cơ của chất thải được chuyển thành xỉ. Chất thải rắn được làm lạnh, đóng viên sử dụng làm nguyên liệu thô trong xây dựng.

Kết luận

Rác thải rắn đang là một vấn đề nghiêm trọng mà tất cả mọi người trên tất cả các quốc gia đều quan tâm đến. Sự ảnh hưởng của rác thải tới sức khỏe và môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn. Vấn đề đặt ra là sự quản lý và xử lý sao cho an toàn, thân thiện với con người và môi trường. Đòi hỏi nỗ lực phối hợp từ tất cả mọi người.

Hiện nay, Nihophawa đang cung cấp các thiết bị, hệ thống xử lý rác thải y tế. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện, trung tâm y tế lớn. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Quý khách có thể liên hệ hotline 0986.428 569 để nhận được báo giá chi tiết.

Bài viết được sưu tầm bởi: Nihophawa.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề