Có nên học kinh tế quốc tế

Hello các em,  bây giờ chắc mấy đứa đều đang rất hồi hộp đợi điểm thi rồi nhỉ? Để các em có thể hiểu biết thêm và dễ dàng hơn trong việc chọn ngành phù hợp với mình phòng khi có những thay đổi khác về nguyện vọng, hôm nay mình sẽ giới thiệu thông tin cụ thể về các chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế 😊. 

Ngành Kinh tế quốc tế gồm 2 chuyên ngành đó là:

- Kinh tế quốc tế.

- Kinh tế và phát triển quốc tế.

I. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế

1. CÁC EM SẼ HỌC NHỮNG GÌ Ở CHUYÊN NGÀNH NÀY?

  • Các em sẽ được trang bị kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích các chính sách kinh tế, xã hội, các dự án kinh tế - kinh doanh; khả năng nghiên cứu kinh tế độc lập và sáng tạo; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề kinh tế, kinh doanh cụ thể. Anh thấy những kiến thức này rất quan trọng trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay.
  • Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các em được trang bị rất nhiều các kĩ năng như định lượng để áp dụng các phương pháp mô hình hóa và dự báo tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, kinh doanh…

2. CÁC EM SẼ LÀM GÌ SAU KHI RA TRƯỜNG?

Có một điều các em nên biết là hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế đang thiếu nguồn nhân lực do yêu cầu kĩ năng tuyển dụng khá cao. Chính vì vậy, khi đã tốt nghiệp ngành này thì cơ hội việc làm rất rộng mở nha :v

  • Sau khi tốt nghiệp, các em có thể đảm nhận công việc của các nhà kinh tế tại các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu, công ty kiểm toán, các tổ chức tài chính, các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty nghiên cứu thị trường, marketing...
  • Ngoài ra, các em cũng có cơ hội làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, các cơ quan Bộ, Ban, Ngành ở trung ương và địa phương, các định chế kinh tế - thương mại - tài chính quốc tế…

II. Chuyên ngành Kinh tế và phát triển quốc tế

1. CHUYÊN NGÀNH NÀY SẼ CUNG CẤP CHO CÁC EM NHỮNG GÌ?

  • Các em sẽ được trang bị kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích, đánh giá các chính sách, các dự án kinh tế - xã hội - môi trường; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề phát triển quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực có liên quan.
  • Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các em được cung cấp các kỹ năng cần thiết về đàm phán quốc tế, về ngoại giao kinh tế, về pháp luật thương mại quốc tế, về quản lý quốc tế… nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp chuyên sâu.

Không biết các em như nào chứ mình cứ nghe đến từ “quốc tế” là thấy hấp dẫn và cao siêu lắm ấy 😄

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

Cũng giống như chuyên ngành KTQT, các em cũng có rất nhiều sự lựa chọn hấp dẫn khi tốt nghiệp chuyên ngành KT và PTQT nha!

  • Sau khi ra trường, các em có thể đảm nhận công việc tại các dự án phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường; các dự án, chương trình, tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính phủ; các cơ quan quản lý môi trường; các tổ chức xã hội, việc làm; các doanh nghiệp chuyên về quản lý và phát triển các dự án quốc tế.
  • Không chỉ vậy, các em còn có thể làm việc tại bộ phận đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức; các tổ chức truyền thông như đài truyền hình, đài phát thanh, các tòa soạn báo, tạp chí; các cơ quan Bộ, Ban, Ngành ở trung ương và địa phương; các cơ quan nghiên cứu, tư vấn…

III. Phân biệt hai chuyên ngành

Đây cũng chính là phần kiến thức thôi :v nhưng mình sẽ tổng hợp lại để so sánh dễ hơn nhé!

  • Chuyên ngành KTQT bên cạnh kiến thức chuyên môn nền tảng [kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế quốc tế] còn tập trung vào các kỹ năng định lượng cần thiết để áp dụng các phương pháp mô hình hóa và dự báo tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng, kinh doanh.
  • Chuyên ngành KT và PTQT bên cạnh kiến thức chuyên môn nền tảng [kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế] còn tập trung vào các kỹ năng cần thiết về phân tích, đánh giá các dự án đầu tư, dự án phát triển, về đàm phán quốc tế, về ngoại giao kinh tế, về pháp luật thương mại quốc tế, về quản lý quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp chuyên sâu của phát triển quốc tế.

Như vậy vừa rồi mình đã chia sẻ với các em đầy đủ thông tin về ngành Kinh tế quốc tế, phân biệt giữa hai chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Kinh tế & phát triển quốc tế . Hi vọng qua bài viết này các em sẽ tìm được những thông tin hữu ích và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình. 

Một lần nữa  chúc các em sẽ tự tin vào bản thân để chinh phục được ngôi trường mơ ước của mình nha 

Nguồn: K59 FTUer - Ride the waves!

-----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: 

[*] Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link

420 người xem

Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế đang là hai ngành tối ưu hóa trong phát triển xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh quốc tế khác kinh tế quốc tế. Nhiều người đang có sự phân vân nên học kinh tế quốc tế hay kinh doanh quốc tế? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để có những giải đáp chi tiết thắc mắc này nhé.

Điểm giống nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Trước khi tìm hiểu nên học kinh doanh quốc tế hay kinh tế quốc tế thì chúng ta cần biết được kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế có những điểm gì giống nhau:

  • Cả hai ngành đều cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực: Logistic, xuất nhập khẩu,  vận tải, bảo hiểm….
  • KTQT và KDQT đều có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
  • Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của cả hai ngành học này gần như giống nhau.
Điểm giống nhau giữa KDQT và KTQT

Ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau?

Bên cạnh những điểm giống nhau thì kinh doanh quốc tế với kinh tế quốc tế khác gì nhau? Dưới đây là đặc điểm riêng của mỗi ngành.

Đối với ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản lý. Ngành này đi sâu vào các hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp. Sinh viên khi theo học ngành này có 2 hướng để phát triển bản thân sau đây: 

  • Thứ nhất là: Trở thành Quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu. Nếu lựa chọn theo định hướng này thì các bạn sẽ học chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ vận đơn [đường sắt, đường biển, đường hàng không] hoặc nghiệp vụ vận tải; nghiệp vụ bảo hiểm cho hàng hoá…
  • Thứ 2 là:  Thực hiện các hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực [nhân sự], quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp [tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế]. Sinh viên được đào tạo khả năng chuyên môn để nhận biết và giải quyết vấn đề trong hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế.
Đối với ngành kinh doanh quốc tế

Đối với ngành Kinh tế quốc tế

So sánh với kinh doanh quốc tế thì KTQT có tính chất vĩ mô hơn. Sinh viên ngành này có khả năng nhận biết các môi trường kinh tế của từng khu vực, từng vùng, từng quốc gia hoặc từng doanh nghiệp.

Các bạn học KTQT sẽ phân tích đánh giá sau đó hoạch định và xây dựng nên các chuỗi cung ứng hàng, chuỗi xuất nhập khẩu một mặt hàng/ngành hàng giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Bên cạnh đó, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại còn được trang bị  những kiến thức chuyên môn để phân tích và đánh giá đánh giá quy trình vận hành của chuỗi. Từ đó đưa ra những phương pháp tăng cường để hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên học ngành này có thể làm việc trong các vị trí sau đây: quản trị chuỗi cung ứng [SCM],  logistic, phân tích thị trường, xuất nhập khẩu…

Với các thông tin trên thì các bạn chắc đã nắm được ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau rồi đúng không nào.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nên học kinh tế quốc tế hay kinh doanh quốc tế?

Khi đã nắm được kinh tế quốc tế khác gì kinh doanh quốc tế thì các bạn có thể tự đưa ra quyết định theo học ngành nào của mình. Hai ngành này có những sự tương đồng nhất định nên học ngành nào cũng có tiềm năng xin việc làm cao. Tuy nhiên, kinh tế quốc tế là ngành có tính vĩ mô hơn nên có thể nó sẽ có những kiến thức phức tạp hơn. Hãy xem ngành nào có điểm đầu vào phù hợp với năng lực của mình hơn để lựa chọn nhé.

Hy vọng những thông tin về kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế ở trên đã giúp bạn có những cái nhìn chính xác hơn về 2 ngành này. Chúc bạn chọn được ngành phù hợp nhất để thực hiện ước mơ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề