Cổ tức vpbank 2023

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Theo thông tin Ngân hàng Nhà nước [NHNN] công bố ngày hôm nay [19/8], cơ quan này đã có văn bản số 5717/NHNN-TTGSNH chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank].

Theo đó, NHNN chấp thuận việc VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được Đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua tại Nghị quyết số 10/2022/ĐHĐCĐ ngày 29/4/2022 và Hội đồng quản trị thông qua tại Nghị quyết số 208/2022/NQ-HĐQT ngày 01/7/2022.

VPBank sắp chia cổ tức 50%. [Ảnh: VPB]

Văn bản nêu rõ, VPBank thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; VPBank chỉ được thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định tại văn bản này khi tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.

Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, VPBank thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trước đó, tại Nghị quyết số 10/2022/ĐHĐCĐ ngày 29/4/2022 và Hội đồng quản trị thông qua tại Nghị quyết số 208/2022/NQ-HĐQT ngày 01/7/2022 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50%. Nguồn thực hiện là từ lợi nhuận chưa chia, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, số cổ phần phát hành dự kiến là hơn 2,24 tỷ cổ phiếu.

VPBank cũng dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Mới đây, VPBank đã phát hành 30 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động theo chương trình lựa chọn cho người lao động [ESOP], tương đương với 0,675% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu quỹ được bán cho cán bộ nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa ba năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành là 16/8/2022.

Diễn biến cổ phiếu VPB.

Ngay sau khi thông tin tăng vốn được tung ra, trong phiên giao dịch hôm nay [19/8], cổ phiếu VPB đã có phiên giao dịch ngoạn mục khi đi ngược với xu hướng chung của thị trường và của hầu hết các cổ phiếu ngân hàng.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 19/8, cổ phiếu VPB ghi nhận mức tăng xấp xỉ 4%, lên 31.250 đồng/cp.

Đồng thời, phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu VPB cũng ghi nhận mức giao dịch khủng: gần 32 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch lên tới 978,4 tỷ đồng, cao nhất kể từ tháng 4/2022.

BNEWS Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank, mã chứng khoán: VPB] vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền là 29/9. Tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/9.
Theo kế hoạch, VPBank sẽ phát hành thêm 2,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền sở hữu là 2:1, tức cổ đông sở hữu hai cổ phiếu phổ thông tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm một cổ phiếu mới.

Nguồn vốn thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ căn cứ trên Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2021 của VPBank, tương ứng gần 21.003 tỷ đồng và 1.374,65 tỷ đồng.
Trước đó, VPBank vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Hiện vốn điều lệ của VPBank đang là 45.056 tỷ đồng chỉ xếp sau 3 ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank và Vietcombank.
Kết thúc nửa đầu năm, VPBank hoàn thành gần 52% kế hoạch lợi nhuận năm với thu nhập lãi và phí tăng trưởng ổn định, thu nhập từ nợ tích cực.
Cụ thể, dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt 436.000 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 14,3%, cao hơn mức trung bình 9,35% toàn ngành.
Thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 31.600 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Chỉ số chi phí trên thu nhập [CIR] của ngân hàng tính đến cuối tháng 6 là 20,6%.
Doanh thu tăng trưởng mạnh trong khi chi phí hoạt động lại kiểm soát ở mức thấp, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt tốc độ tăng ấn tượng lên tới 70% so với cùng kỳ với hơn 15.300 tỷ đồng, tương đương 52% kế hoạch năm.
Tính đến hết tháng 6/2022, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VPBank là 23,4% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 3,5%.
Giá cổ phiếu VPB giao dịch lúc 9h sáng 19/9 đang ở mức 31.000 đồng/cổ phiếu./. 

>>>VPBank sắp giải tỏa gần 4,5 triệu cổ phiếu ESOP 2021

Chủ Đề