Cộng điểm đại học trước kia và nay năm 2022

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Dự thảo này có một số thay đổi liên quan đến thời gian đăng ký xét tuyển sẽ được thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT; quy định sẽ không cộng điểm ưu tiên khu vực đối với những thí sinh dự thi lại;…

Quy định về việc xét tuyển sớm cũng là một điều chỉnh đáng chú ý ở dự thảo này. Theo đó, đối với các phương thức tuyển sinh khác bên cạnh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ. Các trường chỉ được công bố và đăng tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác.

Thí sinh đã dự tuyển vào trường theo kế hoạch xét tuyển sớm vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ. Với thí sinh đã được trường thông báo đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] một nguyện vọng nhất định, vẫn được tự quyết định đặt thứ tự ưu tiên nguyện vọng khi đăng ký trên hệ thống và sẽ được công nhận trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.

Những thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào một ngành đào tạo theo nguyện vọng thì vẫn có thể tiếp tục đăng ký ngành đào tạo đó theo phương thức tuyển sinh khác trên hệ thống.

Năm 2022, thí sinh sẽ đăng ký tất cả nguyện vọng theo mọi phương thức lên hệ thống chung của Bộ và chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất. Ảnh tư liệu Mỹ Hà

PGS.TS Bùi Đức Triệu -Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng, việc đăng ký tất cả các nguyện vọng theo mọi phương thức lên cùng một hệ thống sẽ giúp hạn chế tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường, nhiều ngành bằng các phương thức khác nhau. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và giúp các trường giảm bớt tỷ lệ thí sinh ảo.

Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có nghĩa, người học sẽ không có cơ hội trúng tuyển theo nhiều phương thức khác nhau như trước đây. 

“Trước đây thí sinh có thể tham gia nhiều phương thức và có thể đỗ nhiều nguyện vọng hoặc nhiều trường theo các phương thức khác nhau. Sau đó, thí sinh có thể chọn nguyện vọng mong muốn nhất. Nhưng giờ đây, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất, cũng là nguyện vọng cao nhất. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lựa chọn của thí sinh”.

Do đó, ông Triệu cho rằng, với sự thay đổi này, thí sinh cần phải cân nhắc thật kỹ về ngành/ trường mình yêu thích và cần lựa chọn phương thức nào có khả năng trúng tuyển cao nhất.

Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Phong Điền -Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, dự thảo quy chế mới này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường.

“Trước đây, tỷ lệ thí sinh ảo tăng là do hệ thống lọc ảo chỉ thực hiện với các thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chứ chưa đưa vào những thí sinh xét tuyển theo phương thức riêng của các trường. Do đó, có một số trường đã lấy thí sinh trước. Sau khi nhập học, những thí sinh này sẽ không còn tham gia xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT nữa. Các trường sẽ còn lại coi đây là thí sinh ảo”. 

Do đó, sự điều chỉnh này, theo PGS Điền, sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và các trường cũng có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau ở mọi phương thức.

Ngoài ra, ông Điền cho rằng, sự điều chỉnh về quy trình này cũng sẽ có lợi hơn cho thí sinh. “Trước mắt, thí sinh sẽ không bị thiệt thòi về quyền lợi. Trước đây, khi trúng tuyển vào một phương thức nào đó, ví dụ bằng học bạ, các em cần xác nhận nhập học ngay. Điều này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết có nên quyết định xác nhận nhập học ngay không hay tiếp tục chờ kết quả từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Giờ đây, thay vì phải nhập học luôn theo phương thức khác, các em có thêm nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, được tư vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.

Tuy nhiên, với sự thay đổi này, ông Điền cũng cho rằng, các trường phải chấp nhận nhận phần khó về mình. 

“Trước đây, sau khi thí sinh xác nhận nhập học bằng các phương thức xét tuyển sớm, trường sẽ nắm ngay được số lượng nhập học bằng các phương thức này chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó chủ động được việc xét tuyển bằng phương thức còn lại. Nhưng giờ đây, khi phải xét tuyển đồng thời các phương thức, điều này sẽ khó khăn hơn cho các trường”.

Để khắc phục điều này cũng như việc thí sinh không yên tâm khi xét tuyển – dù đã đủ điều kiện đỗ nhưng khi lên lọc ảo có thể lại trượt, ông Điền cho rằng, các trường có thể đưa ra một danh sách dự tuyển sớm [danh sách những thí sinh đạt điều kiện trúng tuyển sơ bộ] để các em có quyết tâm có thể đặt nguyện vọng 1 vào những phương thức riêng này.

Đánh giá dự thảo quy chế lần này sẽ làm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường; thống nhất, có sự kiểm soát, giám sát của Bộ GD&ĐT; tăng tính minh bạch, công bằng các thí sinh với nhau, các trường với nhau và các nguyện vọng của thí sinh với nhau;.... nhưng TS Trần Khắc Thạc- Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Thủy Lợi cho rằng, thay đổi trong việc không được xác nhận nhập học sớm có thể gây khó khăn cho các trường tốp giữa và tốp cuối trong việc tuyển sinh.

Lý do là bởi mọi năm, khi thí sinh xác nhận nhập học sớm, các trường có thể “cầm chắc trong tay” số lượng thí sinh đã trúng tuyển. Nhưng năm nay, các trường sẽ khó khăn hơn trong việc xác định số lượng thí sinh trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm.

Do đó, ông Thạc cho rằng, điều này có thể khiến các trường tốp giữa và cuối khó khăn hơn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1.

"Lúc này, các trường sẽ cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình để dự tính sao cho tuyển vừa đúng, đủ", ông Thạc nói.

Vào trung tuần tháng tư, Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD&ĐT] vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng áp dụng từ năm 2022. Trong đó, thí sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông [THPT] khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc vẫn cộng điểm ưu tiên cho thí sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học có thể tạo ra sự bất bình đẳng đối với thí sinh. Câu hỏi được nêu lên là liệu có nên bỏ hẳn chế độ cộng điểm ưu tiên theo khu vực?

Một giáo viên ở Sài Gòn không muốn nêu tên cho rằng nên bỏ cộng điểm ưu tiên mới công bằng:

“Chúng ta thấy theo thống kê của ba bốn năm vừa qua thì mức điểm thi phổ thông quốc gia của các em cũng tương đối đều ở các khu vực... Điều đó chứng tỏ chất lượng đào tạo đã dần dần dàn đều ra các khu vực. Thứ hai, với sự phát triển kinh tế xã hội, thì các khu vực khó khăn càng ngày càng hẹp đi, hệ thống các trường cũng được trải đều ở các nơi.... Cho nên việc thay đổi điểm ưu tiên sẽ giúp cho việc xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng công bằng hơn. Công bằng hơn cho những em không được hưởng ưu tiên, và cũng công bằng hơn cho những em được hưởng ưu tiên ở chỗ đó là xác nhận chính thức trình độ của các em.”

Chính sách cộng điểm cho các đối tượng ưu tiên được áp dụng tại miền Bắc Việt Nam từ những năm 60. Đây là chính sách nhằm đền ơn đáp nghĩa cho những gia đình có công với ‘chính quyền cách mạng’ hoặc cho những thành phần thiếu điều kiện khác. Ban đầu, chính sách này cộng thêm điểm ưu tiên cho các thí sinh ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh đặc biệt khó khăn, con của người có công với cách mạng, thương binh nặng, liệt sĩ...

Qua nhiều lần thay đổi, hiện nay chính sách cộng điểm ưu tiên chỉ còn áp dụng theo khu vực: Khu vực 1 được cộng 1,5 điểm gồm vùng dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng biển, hải đảo, xã biên giới... Khu vực 2 Nông thôn, gồm các địa phương vùng sâu vùng xa không thuộc KV1, điểm được cộng 1.

Khu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương được cộng 0,5 điểm. Khu vực 3 không được cộng điểm gồm các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu đi thực tế thì mình có quan điểm nên duy trì, nhất là ở vùng núi, vùng sâu việc học tập cực kỳ khó khăn và ở đó họ cũng thiếu nhân lực cho các ngành nghề, thì việc ưu tiên là hợp lý.
-Giáo viên Đỗ Việt Khoa

Dù nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ chế độ cộng điểm ưu tiên. Nhưng giáo viên Đỗ Việt Khoa, giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, khi trả lời RFA hôm 19/4 lại cho rằng vẫn nên giữ điểm cộng ưu tiên khu vực:

“Nếu đi thực tế thì mình có quan điểm nên duy trì, nhất là ở vùng núi, vùng sâu việc học tập cực kỳ khó khăn và ở đó họ cũng thiếu nhân lực cho các ngành nghề, thì việc ưu tiên là hợp lý. Hiện nay giữa nông thôn và thành thị khoảng cách vẫn còn lớn lắm, trẻ em thành thị có điều kiện học tập tốt hơn. Cho nên theo tôi nên tiếp tục cộng điểm ưu tiên khu vực, nhưng tính toán biên độ cho hợp lý. Ví dụ vùng đặc biệt sâu xa thì có mức ưu tiên cao hơn, còn những vùng khác thì giảm một chút.”

Theo thầy Đỗ Việt Khoa, học sinh miền núi nhiều em học lực rất kém nhưng giáo viên ở đó phải cho điểm cao để động viên các em đi học. Thầy Khoa nêu ví dụ:

“Nhiều em ở miền núi tốt nghiệp loại giỏi nhưng khi tôi gặp hỏi vài vấn đề đơn giản thì các em không giải quyết được. Cho nên tôi khẳng định chất lượng giáo dục ở các vùng chênh lệch rất lớn. Còn giữa thành thị và nông thôn không phải vùng sâu thì chênh lệch không đáng kể. Như Hà Nội và Nam Định thì chưa chắc ai hơn, nhưng nếu so sánh học sinh Hà Nội với Lai Châu, Sơn La hay vùng miền núi Hòa Bình... thì khoảng cách cực kỳ lớn.”

Một lớp học ở Mù Cang Chải - Yên Bái [Ảnh minh họa]. AFP.

Lý giải vì sao chỉ bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh đã tốt nghiệp phổ thông, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học khi trả lời báo nhà nước mới đây cho rằng: Các thí sinh đã tốt nghiệp có lợi thế, có cơ hội học tập, thời gian ôn luyện hơn hẳn so với các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp lần đầu.

Bà Thủy còn cho rằng, nhiều trường hợp các thí sinh này đã chuyển tới địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn, tập trung để ôn thi với số môn ít hơn. Trong khi đó, các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm tuyển sinh đó phải học tập nhiều môn hơn và chịu áp lực nhiều hơn.[!?]

Họ có thể có những cách khác như giúp đỡ về tiền bạc... Chẳng hạn những người nào ở vùng sâu vùng xa thì đi học có thể miễn học phí toàn phần hoặc một phần.
-Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, giảng dạy tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, cho RFA biết ý kiến của mình hôm 19/4:

“Đó là cố gắng của người quản lý để bù đắp thiệt thòi cho người ở khu vực yếu thế. Chẳng hạn như ở miền núi thì khó lòng học hành đầy đủ phương tiện như ở thành phố nên họ cộng thêm một số điểm. Tuy nhiên cách làm này, trên giả định điểm số của các em là đúng đắn mà cộng thêm điểm cho người ở khu vực yếu thế, thì mặc nhiên mình chấp nhận tiêu chuẩn kép khi vào đại học. Người đủ điểm vào đã đành, nhưng người yếu hơn cũng vào, như vậy là không cân bằng về trình độ. Thay vì người ta bù đắp cơ hội đi học, nhưng không nhân nhượng với trình độ... thì bây giờ bằng cách cho thêm điểm... đã nhân nhượng với trình độ...”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết, ngày nay nhiều người cho rằng cách làm đó là bất cập. Theo ông Dũng, có thể có những cách làm khác:

“Họ có thể có những cách khác như giúp đỡ về tiền bạc... Chẳng hạn những người nào ở vùng sâu vùng xa thì đi học có thể miễn học phí toàn phần hoặc một phần. Nếu như bù đắp cái không cân bằng giữa vùng này vùng kia bằng cơ hội hơn là bằng việc hy sinh trình độ... thì tôi nghĩ dễ dàng chấp nhận hơn rất nhiều.”

Phó Giáo sư Văn Như Cương khi trả lời báo Nhà nước trước đây cho rằng, ở các thành phố, ai cũng được đi học và có điều kiện học tập tốt.Trong lúc điều kiện học tập của học sinh nông thôn rất khó khăn, chính sách chế độ ưu tiên nhằm bù đắp sự thiệt thòi của học sinh. Theo Phó Giáo sư Văn Như Cương, chính sách ưu tiên cho những vùng sâu, hẻo lánh là cần thiết, song cần có chính sách nhằm thu hút người có trình độ đến làm việc ở các khu vực này, thì mới mong sau này có thể bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực.

Video liên quan

Chủ Đề