Cộng đồng là gì trong các ý dưới đây

84 điểm

Phương Lan

Giáo dục công dân

Lớp 10

50đ

07:11:35 23-Nov-2021

Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của chủ thế nào dưới đây?
A. Của con người.
B. Của đất nướ
c.
C. Của cán bộ, công chứ
c.
D. Của tập thể người lao động.

Trả lời

Tổng hợp câu trả lời [1]

Laelia

07:11:55 23-Nov-2021

Đáp án: A Lời giải: Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Họa phẩm Nederlandse Spreekwoorden [tạm dịch là Tục ngữ Hà Lan] mô tả về cảnh sinh hoạt thường ngày của một cộng đồng dân cư.

Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: [1] tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; [2] có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; [3] có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; [4] có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Động vật xã hội
  • Tính xã hội
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cộng đồng.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người

a. Cộng đồng là gì?

Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b. Vai trò của cộng đồng

- Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân.

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng

a. Nhân nghĩa

Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Ý nghĩa:

  • Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
  • Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chúng ta cần:

  • Đoàn kết, nhân ái, thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đùm bọc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Cảm thông, độ lượng, vị tha…
  • “Trên kính dưới nhường”, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
  • Tích cực tham gia hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động nhân đạo.
  • Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thanh niên Việt Nam phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.

b. Hòa nhập [hay sống hòa nhập]

- Khái niệm: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của lối sống hòa nhập: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Sống hòa nhập giúp chúng ta luôn vui vẻ, có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.

- Để rèn luyện lối sống hòa nhập, mỗi học sinh cần:

  • Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.

c. Hợp tác [hay biết hợp tác]

- Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Biểu hiện của hợp tác:

  • Cùng bàn bạc.

  • Phối hợp nhịp nhàng.

  • Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau.

  • Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

- Ý nghĩa của hợp tác:

  • Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn.

  • Đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.

  • Là một phẩm chất quan trọng, là yêu cầu cần phải có đối với người lao động, người công dân trong một xã hội hiện đại.

- Nguyên tắc của hợp tác:

  • Tự nguyện, bình đẳng.

  • Các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

- Các mức độ và cấp độ của hợp tác:

  • Hợp tác song phương, đa phương.

  • Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.

  • Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

- Để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải:

Thể hiện tinh thần hợp tác cả trong học tập và trong vui chơi.

  • Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể.

  • Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.

  • Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến cho nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.

  • Biết cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm để hợp tác tốt hơn ở lần sau. 

Chủ Đề