Công nghệ xử lý nước lò hơi 2022

738 Lượt xem - 29-08-2022 13:53

Xử lý nước cấp lò hơi là một trong những yêu cầu quan trọng và không thể thiếu đối với nhiều lĩnh vực công nghiệp cần nguồn nước sạch, an toàn và không lẫn tạp chất để đáp ứng các nhu cầu sản xuất.

Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng biết cách ứng dụng hiệu quả các phương pháp xử lý nước cấp nếu không nắm rõ đặc tính và chức năng từng giải pháp. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp đạt chuẩn môi trường.

Vai trò của xử lý nước cấp lò hơi

  • Canxi, magie hoặc các oxit silic trong lò hơi thường tích tụ và đóng cặn trong lò hơi nên chúng phải được loại bỏ trong giai đoạn xử lý sơ bộ.
  • Mục đích chính việc xử lý giúp ngăn chặn hiện tượng đóng cặn và ăn mòn. Vì lý do này nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra mạnh sẽ ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động của lò hơi nếu không có giải pháp xử lý phù hợp.
  • Giúp cho các lĩnh vực công nghiệp yên tâm hơn trong quá trình sản xuất cũng như các vấn đề môi trường cũng được giải quyết tối ưu hơn.
  • Việc xử lý nước cấp lò hơi đúng cách giúp bảo vệ thiết bị, máy móc tránh hiện tượng hư hỏng và giúp kéo dài tuổi thọ cho hệ thống.

Xử lý nước cấp cho lò hơi bằng phương pháp nào?

Một số cách xử lý khí thải lò hơi

  • Xử lý bên trong: dùng hóa chất để biến các chất thành cặn dưới dạng bùn phù hợp với lò hơi có độ cứng, áp suất thấp, nồng độ TDS vừa phải. Mỗi nguồn nước sẽ yêu cầu sử dụng các loại hóa chất khác nhau như natri cacbonat, natri aluminat, natri photphat, natri sunfit,…
  • Xử lý bên ngoài: chủ yếu khử chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan như ion magie, canxi hoặc các khí như oxy, CO2. Một số quy trình xử lý bên trong như trao đổi ion, loại bỏ không khí, thẩm thấu ngược hoặc khử khoáng.

Phương pháp thẩm thấu ngược

  • Sử dụng màng lọc RO với khả năng chỉ cho phép phân tử nước đi qua màng và giữ lại ion muối hòa tan để xử lý nước cấp cho lò hơi. Để đạt được mục đích này cần tạo ra áp lực [áp suất] lớn trong nguồn nước cao hơn áp lực thẩm thấu nước qua màng.
  • Đối với dung dịch đậm đặc có áp suất cao hơn mức chênh lệch áp suất thẩm thấu thì hướng của nước đi qua màng sẽ ngược lại và thiết lập nên quy trình thẩm thấu ngược.
  • Giải pháp này thích hợp với nhiều loại nước khác nhau. Cần lưu ý độ mặn càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Đồng thời việc vận hành thiết bị thẩm thấu ngược cũng đòi hỏi lượng lớn điện năng tiêu thụ.
  • Như vậy, chất lượng nước được xử lý thường phụ thuộc vào áp suất của dung dịch và chênh lệch áp suất qua màng nên thích hợp với nguồn nước có TDS cao.

Phương pháp cơ học loại bỏ không khí

  • Chủ yếu giảm nồng độ khí CO2 và O2 bằng cách gia nhiệt đối với nước cấp lò hơi.
  • Thiết bị này bao gồm chân không [hoạt động ở mức áp suất khí quyển, cần sử dụng bơm chân không hoặc bơm hơi để duy trì chân không ở nhiệt độ khoảng 82 độ C] và loại áp suất [đưa hơi vào nước cấp qua van kiểm soát áp suất nhằm duy trì áp suất vận hành như mong muốn, nhiệt độ tối thiểu 105 độ C].

Phương pháp trao đổi ion

  • Nước đi qua vật liệu nhựa với tác dụng khử độ cứng mà không tạo ra kết tủa như canxi và magie trao đổi bởi natri. Sau phản ứng, chúng ta thu được muối NaCl hoàn toàn không đóng cặn.
  • Các nguyên tắc sử dụng nhựa trao đổi như vận hành tái sinh liên tục và trao đổi ion với nhựa đứng yên, vận hành và tái sinh gián đoạn.
  • Giải pháp này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình xử lý với ưu điểm như khử muối, khử cứng, khử khoáng, khử nitrat, khử màu, khử kim loại trong nước với ưu điểm chi phí thấp, ít tốn năng lượng, thân thiện với môi trường.

Trên đây là một số phương pháp xử lý nước cấp cho lò hơi nhận được nhiều kết quả khả quan nhất. Nếu Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp lò hơi thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Chủ Đề