Công nghệ xuất hiện trước thuật cưỡi ngựa

Dân gian cho rằng ngựa là biểu tượng của trinh tiết và trung thành, vốn rất được coi trọng trong các mối quan hệ xã hội. Ngựa cũng là hiện thân của sự nhanh chóng và thành đạt. Chính vì vậy, ngựa xuất hiện khá nhiều trong các kiệt tác nghệ thuật, từ cổ chí kim. Có những họa sỹ vĩ đại nhất thế giới đã dành trọn cuộc đời để vẽ ngựa.

Ngựa trắng trên đồi Uffington

Chú ngựa này có chiều dài 114m, cao gần 34m, được vẽ bằng bột phấn, nằm trên ngọn đồi Ngựa Trắng ở Uffington, Oxfordshire, Anh. Con ngựa được tạo thành bởi những rãnh sâu, sau đó rắc đầy bột phấn trắng lên. Khu vực này được chăm sóc định kỳ trong suốt lịch sử để không bị mọc trùm lên. Không ai biết chính xác vì sao bức họa 3.000 tuổi này xuất hiện ở đây hay vì sao người ta dùng phấn trắng để tạo hình nó. Tuy nhiên, chắc chắn đây là hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh, vì ngựa trắng cũng thấy trên đồng tiền xu Celtic, lưu hành trước khi La Mã chiếm đóng Anh.

Cũng có một số người cho rằng đây không phải ngựa mà là rồng. Theo truyền thuyết, Thánh George đã giúp dân trừ diệt con rồng hung ác, sau khi con rồng chết, máu của nó chảy ra thành hình con rồng, khiến cỏ không thể nào mọc lên được.

Ngựa khảm lửa ở thành Pompeii

Pompeii bị phá hủy, chôn vùi hoàn toàn trong vụ phun trào của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên. Năm 1748, Pompeii bất ngờ được khám phá, việc khai quật Pompeii đã đem đến những chi tiết quý giá về cuộc sống của một thành phố ở thời cực thịnh của đế chế La Mã. Trong số những di vật tìm thấy tại Pompeii, có bức tranh khảm lửa về Alexander Đại đế trong tư thế cưỡi ngựa, niên đại khoảng 100 năm trước Công nguyên. Những chú ngựa được vẽ sống động, với đôi mắt hoang dã. Không phải ngẫu nhiên mà ngựa được coi là biểu tượng của quyền lực và sức mạnh. Với các nhà nghiên cứu, bức tranh là một minh chứng ngựa được sử dụng như phương tiện di chuyển thượng lưu của vua chúa cách đây khoảng 2.000 năm. Bức tranh cũng cho thấy cách đóng yên cương và cưỡi ngựa thời xưa. Bức tranh đang được bảo quản cẩn thận tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Naples, Italy.

Chợ ngựa của Rosa Bonheur

Khi tổ chức triển lãm đầu tiên mang tên Chợ ngựa [The Horse Fair] tại Paris Salon năm 1853, Rosa Bonheur đã là một họa sỹ tên tuổi và uy tín không chỉ của Pháp mà còn của thế giới. Tuy nhiên, không tác phẩm nào trước đó của bà được ca tụng nhưng bức sơn dầu khổ lớn tại triển lãm ở Paris năm đó. Bức tranh miêu tả sống động và đặc sắc những chú ngựa tại một chợ ngựa ở Pháp, sau đó lần lượt được triển lãm tại in Paris, Ghent và Bordeaux, Anh và Mỹ, trở thành một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Bảo tàng Metropolitan. Để có được tác phẩm đó, trong một năm rưỡi, tuần 2 lần Rosa Bonheur đóng giả nam [để tránh bị chú ý] đến chợ ngựa vẽ phác thảo. Giai đoạn cuối, bà lấy cảm hứng từ George Stubbs, Théodore Gericault, Eugène Delacroix và bức điêu khắc Hy Lạp cổ đại để hoàn thành tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình.

Ngựa phi nước đại trong hang Lascaux

Vì sao hình ảnh của ngựa nói riêng và hình ảnh các con vật nói chung luôn xuất hiện trong các bức họa trên đá của người cổ đại? Theo Ts Lorblanchet, người cổ đại nghĩ vách đá là nơi chứa đựng quyền lực siêu nhiên, họ vẽ lên đó những con vật truyền sức mạnh cho họ. Cũng có ý kiến cho rằng đây là cách làm phép thuật để cầu một mùa săn bắn bội thu.

Hang Lascaux ở Dordogne, Pháp được phát hiện lại lần đầu tiên vào năm 1940, không lâu sau đó đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch. Điểm hấp dẫn của Lascaux là rất nhiều bức tranh trên đá có niên đại khoảng 17.300 năm, đặc biệt là bức tranh ngựa phi nước đại, thể hiện rõ năng lực sáng tạo của con người bấy giờ. Họa sỹ cổ đại thường vẽ những gì nhìn thấy hơn là những gì họ tưởng tượng. Hình ảnh đôi chân trước giang rộng trên thềm đá của chú ngựa [rất giống với hình ảnh ngựa ta thấy bây giờ] trên vách đá hang Lascaux là một minh chứng cho việc sử dụng luật phối cảnh tạo cảm giác thật của họa sỹ cách đây hàng nghìn năm.

Hiện hang Lascaux đóng cửa, không cho khách tham quan, nhằm bảo vệ các bức tranh tường không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mạnh cũng như ẩm và mốc.

Bức điêu khắc dang dở của Da Vinci

Năm 1482, Ludovico Il Moro, Công tước xứ Milan đã giao nhiệm vụ cho danh họa Leonardo da Vinci thực hiện bức điêu khắc ngựa lớn nhất thế giới với mục đích tôn vinh cha của mình, Francesco. Leonardo đã vẽ nhiều bản phác thảo, thiết kế để chuẩn bị thực hiện tác phẩm này nhưng tất cả phải dừng lại vào năm 1499 khi lính Pháp đánh chiếm Milan. Mô hình đất sét cho tác phẩm của Leonardo bị phá hủy. Khoảng 5 thế kỷ sau, người ta đã dựa trên những chi tiết còn sót lại bản phác thảo của Leonardo để thực hiện các tác phẩm điêu khắc. Đã có 2 tác phẩm theo thiết kế này được hoàn thành, một đang đặt ở San Siro Hippodrome, Milan, một đặt ở Grand Rapids, Michigan.

Phương Minh

Xu hướng thích vận động

Là môn thể thao ngoài trời khá nổi bật trong thời gian gần đây, cưỡi ngựa đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ và cả những gia đình có con em nhỏ ở các địa phương có tổ chức bộ môn này. Ngay ở TPHCM cũng có một địa điểm dạy cưỡi ngựa, phục vụ các dịch vụ trải nghiệm để mọi người thỏa sức tìm hiểu và chinh phục môn chơi thể thao tưởng như chỉ xuất hiện trong phim ảnh hoặc chỉ dành cho các dân chơi chuyên nghiệp.

Anh Nguyễn Minh Hiếu có kinh nghiệm làm huấn luyện viên từ trường đua Đại Nam . Ảnh: An Phú

Cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía quận 9 cũ, nay là TP Thủ Đức, xung quanh vẫn còn dáng vẻ thôn quê, câu lạc bộ Vietgangz Horse Club sở hữu hai sân cưỡi ngựa dành cho trẻ em và người lớn, trại chăm sóc ngựa, khu tiệc nướng ngoài trời với diện tích 3.500 mét vuông.

Vietgangz Horse Club ở 58 Tam Đa, phường Long Trường, TP Thủ Đức. Ảnh: An Phú

Chị Phạm Hồng Thùy Trinh, hiện là quản lý tại câu lạc bộ, cho biết nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là người trẻ và gia đình có con con nhỏ thường xuyên đến đây để trải nghiệm dịch vụ cưỡi ngựa.

“Nhiều vị khách đến đều tâm sự muốn con em mình tránh tiếp xúc với công nghệ và thử một môn chơi mới khá mới lạ ở thành phố, những bạn trẻ thì muốn hòa mình vào thiên nhiên, vận động ngoài trời hơn là ở trong nhà hay tham gia nhiều cuộc hẹn quá quen thuộc. Hiểu được nhu cầu đó cộng với niềm say mê yêu thích ngựa từ các thành viên ở đây, câu lạc bộ đã ra đời và nhận được tình yêu từ khách hàng”, chị nhấn mạnh.

Bảng giá dịch vụ tại đây. Ảnh: An Phú

Để nuôi và chăm sóc ngựa một cách bài bản ở Sài Gòn – nơi có khí hậu, thời tiết nóng nực, chị Trinh cho biết trại ngựa phải đảm bảo đội ngũ huấn luyện viên, người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc ngựa túc trực 24/24 để kịp phản ứng với các tình trạng khác nhau của ngựa.

Hiện câu lạc bộ có khoảng 10 con ngựa, trong đó có sáu con ngựa lai và một ngựa nhập Hà Lan, ngựa pony, ngựa thuần chủng được chăm sóc ở từng chuồng riêng… Mỗi người chơi sẽ được lựa chọn con ngựa phù hợp với chiều cao, cân nặng của mình để đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe của ngựa.

Các huấn luyện viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng các giống ngựa ở đây. Ảnh: An Phú

“Hiện tại ngựa ở đây chủ yếu ăn cỏ lấy từ khu vực xung quanh, sau khi chọn lựa, đội chăm sóc sẽ cho ăn và tắm rửa mỗi ngày. Vì thời tiết ở đây hanh nóng khi vào mùa nên khi ngựa có dấu hiệu mệt mỏi sẽ thường xuyên được tiêm canxi, vitamin C, ngựa cũng chỉ phục vụ khách khi thấy sẵn sàng và dừng lại nghỉ ngơi liên tục”, anh Nguyễn Minh Hiếu là huấn luyện viên tại câu lạc bộ chia sẻ.

Môn thể thao mạo hiểm

Được nhiều người chơi nhận định là môn thể thao có tính mạo hiểm, câu lạc bộ có những quy chuẩn an toàn yêu cầu học viên hoặc người đến trải nghiệm phải tuân theo trong suốt quá trình tham gia ở đây.

Ngựa được tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Ảnh: An Phú

Theo chị Trinh, bất kỳ ai đến đây trải nghiệm đều phải mang đồ bảo hộ như giày, áo giáp, mũ bảo hiểm và luôn có huấn luyện viên đi theo để giám sát và kèm cặp. “Nhiều khách đến đây vì quá hứng thú nên đòi lên ngựa cưỡi hoặc bỏ qua những lời hướng dẫn của người có chuyên môn thì chúng tôi cũng mời ra sân ngay vì tính an toàn cũng sự kỷ luật trong môn chơi này”, chị chia sẻ.

Mỗi con ngựa đều được đặt tên và nuôi tại một chuồng riêng. Ảnh: An Phú

Các động tác, kỹ thuật cưỡi ngựa phải được đi từ cơ bản đến nâng cao tương tự cấp bậc các khóa học diễn ra ở câu lạc bộ. Người chơi phải làm quen ngựa để hiểu tập tính ngựa vì nó cũng là động vật có cảm xúc, hiểu được cách lên ngựa, bắt ngựa ra khỏi chuồng, kỹ thuật nắm, chỉnh dây cương điều khiển hướng đi…

Nhân viên chăm sóc ngựa hằng ngày. Ảnh: An Phú

Ngoài ra, người chơi phải nắm rõ cách té ngã trên sân để tránh bị thương vì ngồi trên lưng ngựa với độ cao trên một mét rất chông chênh, bạn sẽ bị té chấn thương hoặc ngựa giẫm, đạp lên người nếu không nắm rõ thao tác, bài giảng từ người huấn luyện.

Hiện tại, mỗi ngày Vietgangz Horse Club đón khoảng 2-3 lượt khách trong tuần và cuối tuần tăng đến 5-6 lượt khách theo nhóm, gia đình. Để tránh tình trạng quá tải vì diện tích sân không cho phép cũng như sức khỏe của ngựa, các lượt chơi ở câu lạc bộ nên được người tham quan đặt trước qua sự tư vấn các khóa học trải nghiệm được niêm yết giá sẵn.

Học viên tham gia cưỡi ngựa tại câu lạc bộ: NVCC

Cụ thể khóa trải nghiệm cưỡi ngựa có giá 490.000 đồng/ 45 phút gồm hoạt động làm quen với ngựa, học cưỡi ngựa với hướng dẫn viên chuyên nghiệp, khóa cơ bản giá 6.900.000 đồng/ 8 buổi trong ba tháng để tìm hiểu thêm đời sống của ngựa, học kèm với giáo viên, cuối khóa sẽ hoàn thiện các kỹ năng cơ bản cưỡi ngựa thuần thục, ngoài ra còn có khóa nâng cao giá 9.900.000 đồng học trong sáu tháng và 12.900.000 đồng cho một năm…

Trải nghiệm cưỡi ngựa ngay giữa lòng thành phố. Ảnh: NVCC

Tại đây còn có nhiều dịch vụ liên quan đến ngựa như mua bán, chăm sóc ngựa, cho thuê ngựa… chuyên nghiệp. Trong tương lai, câu lạc bộ sẽ mở rộng thêm chi nhánh ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Phan Thiết, Đà lạt… để đưa cưỡi ngựa trở thành môn chơi phổ biến với người trẻ và những ai yêu thích thể thao mạo hiểm.

Các bé được bố mẹ đến cho trải nghiệm môn chơi mới. Ảnh: NVCC

Được biết trong khoảng hai tháng tới, câu lạc bộ sẽ chuyển đến địa điểm có diện tích gấp ba lần để phục vụ thêm nhu cầu của khách hàng vì sự quan tâm đông đảo sau vài tháng chính thức khai trương.

Địa điểm: Vietgangz Horse Club ở 58 Tam Đa, phường Long Trường, TP Thủ Đức

An Phú

Video liên quan

Chủ Đề