Copd 2023 bộ y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1765/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

Căn Cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Công văn số 1907/BYT-DP ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2985/TTr-SYT ngày 27/6/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025.

Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ [báo cáo];
- Bộ Y tế [báo cáo];
- Thường trực Thành ủy [báo cáo];
- Thường trực HĐND TP [báo cáo];
- Ủy ban MTTQVN TP [p/hợp];
- Ban Tuyên giáo Thành ủy [p/hợp];
- CT, các PCT UBND TP [báo cáo];
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể [t/hiện];
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, KGVX, SYT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
[Ban hành kèm theo Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày 30/6/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng]

Phần 1

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chung về dân số, đặc điểm kinh tế, xã hội

Dân số của Đà Nẵng năm 2010 là 937.217 người, đến năm 2020 là 1.169.480 người, trung bình giai đoạn 5 năm từ 2015-2020 đạt tốc độ tăng dân số chung bình quân [BQ] là 20,0‰/năm, cao hơn mức tăng của cả nước [11,4‰/năm], trong đó, tốc độ tăng tự nhiên bình quân 11,7‰, tăng cơ học 8,3‰. Tuổi thọ trung bình đến nay đạt 76,3 tuổi, đứng thứ 4 so với cả nước xếp sau Bà Rịa - Vũng Tàu [76,4 tuổi], Đồng Nai [76,7 tuổi], thành phố Hồ Chí Minh [76,7], cao hơn so với tuổi thọ trung bình chung của cả nước [73,6 tuổi].

Tính trên phạm vi toàn quốc, Đà Nẵng là một nơi thu hút dân cư từ nơi khác đến để học tập, làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, so với một số tỉnh, thành phố lớn khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì mức tăng trưởng dân số của Đà Nẵng vẫn thấp hơn. Trong 10 năm qua [giai đoạn 2010-2020], tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm tập trung tăng cao tại thành thị, còn vùng nông thôn thì tăng không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng cao liên tục qua các năm, riêng năm 2020 có tăng trưởng âm do tác động của tình hình dịch bệnh COVID-19.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, giảm ngành nông nghiệp. Năm 2020, ngành dịch vụ 66,53%, ngành công nghiệp-xây dựng 21,06%, ngành nông nghiệp 2,19%.

Thu nhập bình quân đầu người của nhân dân thành phố liên tục tăng trưởng qua các năm, từ gần 28 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 88 triệu đồng/năm [tương đương 7,4 triệu đồng/tháng], gấp 3 lần.

2. Hệ thống y tế

- Tính đến 31/12/2021, tổng số cơ sở hành nghề y tế đã được cấp giấy phép trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 2.006 cơ sở. Trong đó:

+ Cơ sở hành nghề y tế công lập: 86 cơ sở gồm 18 bệnh viện [bệnh viện Phụ sản - Nhi cơ sở 2 trực thuộc Bệnh viện Phụ sản - Nhi], 01 cơ sở giám định y khoa, 03 phòng khám đa khoa, 01 bệnh xá; 56 trạm Y tế xã, phường, 07 dịch vụ cấp cứu, vận chuyển người bệnh.

+ Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: 834 cơ sở gồm 06 bệnh viện, 18 phòng khám đa khoa, 600 phòng khám chuyên khoa, 02 phòng tư vấn sức khỏe, 159 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 07 trạm y tế cơ quan, 42 cơ sở dịch vụ y tế.

+ Cơ sở hành nghề dược: gồm 1.086 cơ sở gồm 03 doanh nghiệp sản xuất thuốc, 120 doanh nghiệp bán buôn thuốc; 886 nhà thuốc, 38 quầy thuốc; 4 tủ thuốc trạm y tế xã, 35 cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền.

Trong tổng số 920 cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn thành phố, hiện có 98 cơ sở tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và 89 cơ sở tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 97,7%. Bên cạnh các cơ sở khám chữa bệnh, ngành Y tế còn có 06 đơn vị y tế thuộc khối không giường bệnh. Về nhân lực: Tổng số nhân lực ngành y tế, bao gồm cả bệnh viện tư là 9.439 người [trong đó có 7.049 nhân lực công lập, chiếm tỷ lệ 74,68%]. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân năm 2020 đạt 18,09; cao hơn gấp 02 lần so với tỷ lệ trung bình toàn quốc [8,6 bác sĩ/vạn dân].

Ngoài ra, thành phố duy trì đội ngũ 1.089 cộng tác viên dân số - y tế tại 56 xã, phường và 119 nhân viên y tế thôn tại huyện Hòa Vang. Về quy mô giường bệnh trên địa bàn thành phố: Tính đến năm 2020, toàn thành phố quản lý 7.288 giường bệnh kế hoạch [ước đạt 62,75 giường bệnh/vạn dân] và 8.497 giường bệnh thực kê [ước đạt 73,16 giường bệnh/vạn dân]; cao hơn gấp 03 lần so với tỷ lệ trung bình toàn quốc [28 GB/vạn dân].

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Hoạt động phòng, chống tăng huyết áp [THA]

- Tổng số người được khám điều tra, sàng lọc THA: 36.400 người, phát hiện [đạt 100% kế hoạch giai đoạn]: 9.514 người THA [chiếm tỷ lệ: 26,0%]; số người THA được phát hiện sớm qua sàng lọc được quản lý: 6.812 người, số lượng người THA được quản lý, điều trị tại 7 Trung tâm Y tế các quận, huyện [TTYT]: 7.185 người [chiếm tỷ lệ: 75,5%]; số xã/phường đang triển khai 56/56 [đạt: 100%]. Các chỉ tiêu về phát hiện sớm và quản lý điều trị tăng huyết áp đều đạt chỉ tiêu đề ra.

- Hiện tại duy trì mô hình quản lý THA tại 56/56 xã, phường đều có khám, điều trị, quản lý bệnh nhân tăng huyết áp đạt 100%.

- Năm 2021 được sự hỗ trợ của tổ chức Y tế thế giới [WHO] triển khai quản lý, điều trị tăng huyết áp tại 23 phường thuộc quận Thanh Khê và quận Hải Châu.

2. Hoạt động phòng, chống đái tháo đường [ĐTĐ] và các rối loạn do thiếu I-ốt [CRLTI]

- Tổng số người được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [TTKSBT] khám sàng lọc ĐTĐ: 13.600 người, phát hiện: 1.671 người đái tháo đường [chiếm tỷ lệ: 12,2%], TTYT phát hiện được: 7.200 người bệnh ĐTĐ; hiện đang quản lý, điều trị: 3.681 [Trạm Y tế: 2.115; TTYT: 1.566]. Các chỉ tiêu về phát hiện sớm và quản lý điều trị đái tháo đường đều đạt chỉ tiêu đề ra.

- 56/56 Trạm Y tế xã, phường [TYT] duy trì mô hình quản lý ĐTĐ có khám, điều trị, quản lý bệnh nhân ĐTĐ.

- Duy trì thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng muối I-ốt tại hộ gia đình, khám đánh giá tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đều có tỷ lệ < 8%, tỷ lệ hộ sử dụng muối I-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh [20 ppm] ≥ 90%.

- Kết quả đánh giá yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm phổ biến [ĐTĐ, THA, Ung thư, COPD, Hen phế quản, Tâm thần] trên 121.000 người ≥ 40 tuổi tại các xã, phường trên địa bàn thành phố [thực hiện năm 2020 tại 56/56 xã, phường]:

+ Tỷ lệ phát hiện người có yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm qua phiếu sàng lọc đánh giá nguy cơ là 32.445 người [Cẩm Lệ 5.298 [16,3%]; Hải Châu: 6.370 [19,6%]; Hòa Vang: 5.516 [17,0%]; Liên Chiểu: 8.117 [25,0%]; Ngũ Hành Sơn: 1.384 [4,3%]; Sơn Trà: 2.193 [6,8%]; Thanh Khê: 3.567 [11,0%].

+ Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm: Hút thuốc lá 7.613 [27,4%], Uống nhiều rượu bia: 6.843 [21,1%], Ăn nhiều muối 9.970 [35,3%], Ăn ít rau, trái cây 12.390 [42,8%], Hoạt động thể lực 1.500

2. Hoạt động phòng, chống đái tháo đường [ĐTĐ] và các rối loạn do thiếu I-ốt [CRLTI]

STT

Nội dung

Thời gian

Đối tượng

Số buổi/Số lớp

Số người

1

Cập nhật chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, Dinh dưỡng và luyện tập

Tháng 7/2016

TYT/TTYT

1

100 [lồng ghép với CT PC THA]

3

Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng, luyện tập trong quản lý người bệnh đái tháo đường cho cán bộ y tế cơ sở

Tháng 12/2018

TYT/TTYT

2

70

4

Chẩn đoán, điều trị, cập nhật bệnh đái tháo đường cho cán bộ quản lý điều trị bệnh đái tháo đường tuyến Y tế cơ sở

Tháng 12/2018

TYT/TTYT

2

80

5

Tập huấn về quản lý bệnh nhân Tăng huyết áp, Đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình

Tháng 7- 8/2019

TYT

2

120

6

Đánh giá yếu tố nguy cơ một số bệnh Không lây nhiễm phổ biến cho cán bộ chuyên trách Tại tuyến y tế cơ sở

Tháng 5/2020

TYT/TTYT

03 ngày/03 lớp

195 người

3. Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản [COPD&HPQ]

STT

Nội dung

Thời gian

Đối tượng

Số buổi/Số lớp

Số người

1

Tập huấn cho CBYT tuyến xã, phường

2019

TYT

4 ngày/2 lớp

112

2

Tập huấn cho điều dưỡng tuyến thành phố về Hen và COPD

2019

Điều dưỡng tuyến thành phố

2 ngày/1 lớp

30

3

Cập nhật chẩn đoán và điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - hen Phế quản theo GOLD và GINA 2019 cho Bác sĩ tuyến thành phố

2019

Bác sĩ tuyến thành phố

2 ngày/1 lớp

36

4

Tập huấn cho bác sĩ tuyến thành phố về cập nhật hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị Hen và COPD

2020

Bác sĩ tuyến thành phố

2 ngày/1 lớp

36

5

Tập huấn cho CBYT tuyến xã, phường về tình hình BPTNMT và HPQ, công tác phát hiện, dự phòng, quản lý bệnh nhân tại cộng đồng.

2020

TYT

4 ngày/2 lớp

112

4. Hoạt động phòng chống bệnh ung thư

STT

Nội dung

Thời gian

Đối tượng

Số ngày/Số lớp

Số người

01

Lớp đào tạo kỹ thuật soi cổ tử cung và áp lạnh điều trị tổn thương tiền ung thư CTC [hợp tác chuyên gia nước ngoài]

2018

Cho cán bộ y tế tuyến thành phố và quận, huyện

01 lớp

17

02

Lớp tập huấn sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp V.I.A

2018

Cho cán bộ y tế tuyến quận, huyện và xã phường

05 lớp

125

03

Lớp đào tạo kỹ thuật soi cổ tử cung và áp lạnh điều trị tổn thương tiền ung thư CTC [Hợp tác chuyên gia nước ngoài và Bệnh viện Ung bướu]

2019

Cho cán bộ y tế tuyến thành phố và quận, huyện

02 lớp [Lớp cho 03 giảng viên nòng cốt và lớp cho 12 CBYT]

15

5. Hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá

STT

Nội dung

Thời gian

Đối tượng

Số buổi/Số lớp

Số người

1

Tập huấn kiến thức về Luật PCTHTL

2016

Cán bộ các Sở, ban, ngành, UBND quận/ huyện

8

480

2

Tập huấn về thực hiện môi trường không khói thuốc, Luật PCTHTL và các văn bản liên quan.

2016

Thanh tra, công an, phụ nữ, đoàn thanh niên..

02

120

3

Tập huấn kiến thức PCTHTL cho các cán bộ tham gia vào hoạt động PCTHTL trên địa bàn từng địa phương

2016

Đại diện các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện...

21

804

4

Tập huấn cho cán bộ thanh tra, công an về tác hại thuốc lá các quy định của Luật PCTHTL và các văn bản hướng dẫn

2018

Công an, Thanh tra các Sở

2

100

5

Tập huấn về thực hiện môi trường không khói thuốc, Luật PCTHTL và các văn bản liên quan.

2018

Đại diện các khách sạn, nhà hàng, cơ sở du lịch

4

160

6

Tập huấn về thực hiện môi trường không khói thuốc, Luật PCTHTL và các văn bản liên quan.

2019

Nhân viên các khách sạn, nhà hàng, cơ sở du lịch

10

500

6. Hoạt động truyền thông phòng chống các bệnh không lây nhiễm

STT

Nội dung

Thời gian

Đối tượng

Số buổi/Số lớp

Số người

1

Tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe [lồng ghép truyền thông phòng chống các bệnh không lây nhiễm]

2016, 2018, 2019

Cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe các đơn vị y tế

06

330

2

Tập huấn về truyền thông nguy cơ, truyền thông nâng cao sức khỏe

2017, 2021

Cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe các đơn vị y tế

03

150

7. Hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm, rối loạn tâm thần

TT

Nội dung

Kết quả thực hiện

2016

2017

2018

2019

2020

Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch

1

Số lượng người được khám sàng lọc/tỷ lệ người được phát hiện sớm tăng huyết áp: TTKSBT thực hiện

6.000/ 24,6%

6000/ 32%

9.000/ 23,0%

8.400/ 23,2%

7.000/ 35,1%

2

Số lượng người THA phát hiện sớm qua sàng lọc được quản lý, điều trị

1.033

1.382

1.482

1.403

1.512

3

Số lượng người THA phát hiện sớm được quản lý, điều trị [theo báo cáo của 7 TTYT quận/huyện]

4.891 [51,4%]

5.520 [58,0%]

5.500 [57,8%]

5.143 [54,0%]

7.185 [75,5%]

4

Duy trì mô hình quản lý bệnh nhân THA tại cơ sở [TYT xã/phường]

56

56

56

56

56

Hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường

1

Số lượng người được khám sàng lọc/tỷ lệ người được phát hiện sớm đái tháo đường: TTKSBT thực hiện

1.000/ 13,1%

1.000/ 11,2%

1.800/ 14,2%

2.800/ 11,9%

7.000/ 12,1%

2

Số lượng người ĐTĐ phát hiện sớm qua sàng lọc được quản lý, điều trị

66

58

133

173

428

3

Số lượng/tỷ lệ người được phát hiện sớm tiền đái tháo đường theo khám sàng lọc

498/ 49,8%

436/ 43,6%

968/ 53,8%

997/ 35,6%

2.387/ 41%

4

Số lượng/tỷ lệ người ĐTĐ phát hiện sớm được quản lý, điều trị [theo báo cáo của TTYT quận/huyện]

-

-

-

600 [8,27%]

3.681 [50,7%]

5

Hỗ trợ mô hình quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại cơ sở [TYT xã/phường]

-

-

-

14/ 25%

56/ 100%

Hoạt động phòng, chống các rối loạn do thiếu I ốt

1

Tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-10 tuổi

< 5%

6,6%

6,6%

7,8%

7,8%

2

Số hộ giám sát/Tỉ lệ bao phủ muối Iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh

600/ 92%

600/ 88%

1120/ 90%

1120/ 87%

600/ 93%

Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản [COPD&HPQ]

1

Số người được khám sàng lọc/tỷ lệ đo CNHH

-

-

-

1547/ 91,6%

1447/ 100%

2

Số người được đo CNHH

-

-

-

1417

1447

3

Số người được khám sàng lọc/tỷ lệ phát hiện bệnh COPD

-

-

-

1547/ 10,2%

1447/ 16,1%

4

Số người được khám sàng lọc/tỷ lệ phát hiện bệnh HPQ

-

-

-

1547/ 4,1%

1447/ 2%

Hoạt động phòng chống bệnh ung thư

1

Số lượng phụ nữ từ 30 - 54 tuổi được khám sàng lọc UTCTC/tỷ lệ phát hiện

-

-

1000/ 0,5% [05 ca nghi ngờ ung thư CTC]

500/ 0,2% [01 ca K CTC]

204/ 1,9% [04 ca loạn sản]

2

Số lượng phụ nữ từ 40 tuổi được khám sàng lọc UT

-

-

1000/ Ko có ca

500/ 4,6%

Không sàng lọc

Chủ Đề