Cốt xiên có tác dụng gì

Khi xây dựng bất kì một công trình nào, bản thân người chủ thầu phải đặc biệt chú trọng đến độ bền chắc của công trình đó. Muốn công trình được chắc chắn và bền vững thì cột là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình khi sử dụng. Trong khi đó, cốt đai lại là bộ phận đóng vai trò quyết định đến chất lượng của cột. Vậy bố trí cốt đai trong cột như thế nào cho hợp lý và đem lại được hiệu quả tốt nhất, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc đó. Hãy cùng tham khảo nhé.

Cốt xiên có tác dụng gì
Cốt đai được cấu tạo như thế nào và tác dụng của cốt đai là gì?

  • Tác dụng của cốt đai
  • Cốt đai được cấu tạo như thế nào?
    • Cốt thép dọc chịu lực
    • Cốt thép dọc cấu tạo
    • Cốt đai
    • Cốt thép xiên
  • Vì sao cốt đai lại có móc?
  • Một số lưu ý khi sử dụng cốt đai

Tác dụng của cốt đai

Đối với mỗi công trình xây dựng, để quá trình thi công diễn ra một cách thuận tiện và công trình được bền chắc thì cấu tạo của cốt đai là điều đáng được lưu tâm. Đây được xem là bộ phận không thể thiếu, nếu cốt đai không đạt tiêu chuẩn đề ra thì công trình sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Cốt đai có rất nhiều tác dụng như đảm bảo độ cố định về vị trí cốt thép dọc khi thực hiện đổ bê tông; giữ ổn định cho cốt thép dọc chịu nén; chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệt độ; tăng khả năng chịu nén cho bê tông, hạn chế nở ngang; chịu lực cắt.

Ngoài ra cốt đai còn có tác dụng chịu lực cắt, trong cấu kiện chịu nén có tác dụng giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén. Thông thường người ta bố trí theo cấu tạo chỉ khi cấu kiện chịu lực lớn người ta mới tính tới cốt đai.

Cốt đai được cấu tạo như thế nào?

Chúng ta có thể thấy, cốt đai là một bộ phận của cốt thép cùng với cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Từng bộ phận của cốt thép được cấu tạo cụ thể như sau:

Cốt thép dọc chịu lực

Cốt thép dọc chịu lực đặt theo tính toán để chịu lực, thường có đường kính dao động từ 10mm đến 32mm. Trong dầm, đối với b>=150 (mm) trở lên thì đảm bảo tối thiểu có 2 thanh, khi b < 150 (mm) thì có thể chỉ cần 1 thanh là đủ (dầm cốn thang).

Cốt thép dọc cấu tạo

Cốt thép dọc được cấu tạo dùng để làm giá đỡ cho cốt đai không bị dịch chuyển trong khi thi công, gánh chịu mọi tác động từ co ngót và ảnh hưởng về nhiệt độ. Khi h>700 (mm) thì yêu cầu phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào bên trong mặt bên. Đường kính cốt thép cấu tạo thường từ 10 đến 12 (mm).

Cốt đai

Cốt thép đai nhóm là bộ phận chịu lực cắt, có đường kính từ 6mm – 8mm và được buộc với cột dọc, giữ vai trò cố định và đảm bảo vị trí cột khi tiến hành thi công. Chính vì vậy, trong quá trình thi công xây dựng công trình thì việc tính toán cốt đai vô cùng quan trọng. Chú ý đến vấn đề này để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

Cốt thép xiên

Khi lực cắt lớn thì cốt thép xiên có tác dụng dùng để tăng cường khả năng chịu cắt của dầm. Khi dầm có chiều cao nhỏ hơn 800mm so với góc uốn cốt xiên, khi dầm có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 800mm so với góc uốn cốt xiên và đối với dầm thấp và bản có góc uốn cốt xiên.

Cốt xiên có tác dụng gì
Cốt đai là bộ phận đóng vai trò quyết định đến chất lượng cột.

Vì sao cốt đai lại có móc?

Tùy theo nhu cầu sử dụng trong từng công trình chúng ta có thể dễ dàng thấy được cốt đai có những cái móc theo nhiều kiểu khác nhau. Những cái móc ở cốt đai được dùng có rất nhiều tác dụng. Cụ thể là:

  • Những chiếc móc sẽ đem lại hiệu quả thi công cao hơn nhờ tác dụng giữ vững và không làm cho vị trí của cột bị xô lệch.
  • Để hạn chế những tác động từ bên ngoài trong quá trình thi công, người ta sử dụng những chiếc móc để chống lại các chuyển động.
  • Để đảm bảo chất lượng của cột trong quá trình đổ bê tông, người ta dùng móc để ngăn chặn bê tông tách ra ngoài, giữ vững vị trí được đổ.
  • Móc cốt đai còn được dùng để tạo an toàn liên kết, đáp ứng tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài từ đó sẽ nâng cao khả năng chịu lực.
  • Mặt khác, móc ở cốt đai còn có chức năng chống trượt thép từ bê tông và giữ chúng ở vị trí cố định rất hiệu quả.

Như vậy, muốn cốt đai chắc chắn và quá trình thi công được an toàn thì bạn cần chú ý đến các móc ở cốt đai.

Một số lưu ý khi sử dụng cốt đai

Trong quá trình thi công, thông thường người ta không tính toán cốt đai trong sàn vì lực cắt trong sàn nhỏ, bê tông có đủ khả năng chịu cắt. Tuy nhiên cần phải kiểm tra cường độ chịu cắt nếu bảng tổ hợp có tải trọng lớn.

Trong quá trình thi công người ta thường bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương, chịu được cả hai tải trọng. Ngoài ra ở đầu cọc phải đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng tải trọng cục bộ, tránh làm vỡ đầu cọc.

Cốt xiên có tác dụng gì
Khi thi công khoảng cách giữa các cốt đai đóng vai trò rất quan trọng.

Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những tác dụng của cốt đai, bố trí cốt đai trong cột và những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng các bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho công trình xây dựng của mình. Chúc các bạn thành công.