Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì

Cách mạng xã hội là một phạm trù triết học.

Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội cũ sang hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.

Nghĩa hẹp

Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Nguyên nhân này còn được gọi là nguyên nhân sâu xa. Nội dung của nguyên nhân này đó là mâu thuẫn gay gắt giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự hạn chế của quan hệ sản xuất lỗi thời mà lực lương sản xuất này tham gia.

Chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội là sự trưởng thành về mặt tổ chức và mặt nhận thức của giai cấp cách mạng.

Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, để có thể xây dựng một hình thái kinh tế-xã hội mới, giai cấp cách mạng cần phải giành chính quyền từ tay của giai cấp phản cách mạng và sử dụng chính quyền đó. Như vậy, ta có thể thấy vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Cách mạng xã hội trải qua 2 giai đoạn chính:

  • Giành chính quyền.
  • Xây dựng chính quyền mới.

Cách mạng xã hội là động lực của sự phát triển của xã hội. Karl Marx cho rằng cách mạng xã hội là "đầu tàu của lịch sử ".

  • Cách mạng xã hội là cách để thay thế hình thái kinh tế-xã hội, tiến đến hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.
  • Cách mạng xã hội là cách giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản, từ đó tiến tới một xã hội phát triển.

  1. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 166, 167
  2. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167, 168
  3. ^ a b Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167
  4. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 168, 169

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_xã_hội&oldid=67954398”

a]  Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo đó là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị: văn hóa, tư tưởng, v.v. xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

b] Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. C.Mác nhận định: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên".

Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự canh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản xuất dưới chế độ tư bản chủ nghĩa dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong xã hội này, giai cấp công nhân sống bằng việc bán sức lao động cho nhà tư bản, do vậy khi sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng trên, giai cấp tư sản đã tổ chức ra các cácten, xanhđica, tơrớt côngxoócxiom; nhà nước tư sản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi gặp khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi... Tuy nhiên, mọi biện pháp đó đều không thể giải quyết được căn bản vấn để khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà phải là kết quả giác ngộ của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Giai cấp công nhân trên cơ sở tiếp nhận lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, tự mình tổ chức ra chính đảng cách mạng, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân đứng lên thực hiện lật đổ chế độ xã hội cũ, chế độ áp bức bóc lột để xây dựng xã hội mới. Khi nói về điều kiện nổ ra của cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin đã viết: "Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó [giai cấp công nhân - TG] đã thấm nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, thì lúc đó NGƯỜI CÔNG NHÂN NGA, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa GIAI CẤP VÔ SẢN NGA sát cánh với giai cấp vô sản trong TẤT CẢ CÁC NƯỚC, thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai, tiến tới CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA THẮNG LỢI".

Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra, nhưng có giành được thắng lợi hay không phải có thời cơ cách mạng. Thời cơ cách mạng là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Bên trong mỗi quốc gia, cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi khi giai cấp thống trị đã suy yếu tới tột độ, chúng xâu xé lẫn nhau, khi mà giai cấp lãnh đạo cách mạng đã trưởng thành và đã đủ sức lãnh đạo cách mạng, đưa cách mạng đi đến thắng lợi, khi mà tầng lớp trung gian đã giác ngộ cách mạng, đã sẵn sàng hy sinh cho cách mạng. Điều kiện bên ngoài là phong trào cách mạng được sự đồng tình của giai cấp công nhân và những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Họ kiên quvết đấu tranh chống lại những âm mưu xâm lược, can thiệp của những lực lượng phản động quốc tế.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Giai đoạn hiện nay phong trào công nhân đang gặp những khó khăn rất lớn, do vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa có điều kiện nổ ra.

Loigiaihay.com

-      Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

-     Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Phương pháp luận chung để phân tích:

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.

+ Vận dụng lý luận chung để phân tích nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất.,  nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất [nói trên] biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm thuê [đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất] với giai cấp tư sản [đại biểu cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất].

Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay không, khi nào và ở đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động....

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề