Đại học Giao thông vận tải top máy

Tháng 01 năm 2022, Tổ chức nghiên cứu Cybermetrics Lab thuộc Bộ Giáo dục Tây Ban Nha công bố bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo trên thế giới. Các tiêu chí và trọng số đánh giá của bảng xếp hạng lần này được thay đổi, dựa trên ba thay vì bốn tiêu chí như trước đây. Cụ thể gồm:

  • Ảnh hưởng của Website [tỉ trọng 50%]: Đo bằng số lượng mạng bên ngoài [mạng con] liên kết đến các trang web của tổ chức.
  • Mức độ mở về công bố khoa học [tỉ trọng 10%]: đo bằng chỉ số ảnh hưởng khoa học IF [impact factor] của 210 hồ sơ các nhà khoa học của trường. Theo đó Webometrics sẽ thu thập hệ số ảnh hưởng của các nhà khoa học thuộc trường [thông qua việc sử dụng email chính thức của Nhà trường], không tính 20 nhà khoa học có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất để đảm bảo tính đại diện; tổng số trích dẫn đến các nhà khoa học trường được cộng gộp và xếp hạng của trường được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới.
  • Xuất sắc học thuật [tỉ trọng 40%]  Số lượng bài báo trong top 10% được trích dẫn nhiều nhất cho 27 lĩnh vực khoa học của SCImago [lấy database giai đoạn 2016-2020]

Theo cách đánh giá trên, Trường Đại học Giao thông vận tải xếp hạng 21 trong các cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học [bao gồm các Đại học Quốc gia và Đại học vùng] của Việt Nam và có tên trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. Trong top 100 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, Nhà trường đứng đầu các trường đại học trong lĩnh vực Giao thông vận tải, xếp trên các trường: Đại học Thuỷ lợi [hạng 28], Đại học Xây dựng Hà Nội [hạng 39], Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh [hạng 64], Đại học Hàng hải [hạng 71], Đại học công nghệ Giao thông vận tải [hạng 97].

Để Webometrics đánh giá đúng các chỉ số của Nhà trường, từ năm 2021 Trường ĐH GTVT đã tổ chức xây dựng lại website tiếng Anh và tiếng Việt theo hướng tiếp cận tốt hơn đến người sử dụng. Nhà trường đã ra văn bản hướng dẫn các giảng viên, nhà khoa học của Trường đăng kí hồ sơ và công bố thông tin về công bố khoa học của mình trên cơ sở dữ liệu Google Scholar. Tính đến thời điểm này, 150 nhà khoa học của Trường đã công bố hồ sơ của mình trên Google Scholar, với khoảng 130 hồ sơ có trích dẫn và 30 hồ sơ có có số trích dẫn hơn 100 lần. Với sự cố gắng này, so với lần xếp hạng tháng 01/2021, ở trên bình diện quốc tế, thứ hạng của Trường về hai tiêu chí Ảnh hưởng của Website và Mức độ mở về công bố khoa học đều tăng đáng kể, góp phần đưa Trường Đại học Giao thông vận tải trở thành một trong những cơ sở giáo dục đào tạo kĩ thuật có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng này.

TTO - Theo xếp hạng vừa công bố của nhóm chuyên gia độc lập đối với 49 trường đại học, các trường khối kinh tế bị rớt xuống hạng trung bình.

  • 20 đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của tạp chí Anh
  • Singapore dẫn đầu xếp hạng giáo dục, Việt Nam vượt Mỹ, Đức
  • ĐHQG TP.HCM tăng 54 bậc trong xếp hạng ĐH châu Á

Toàn cảnh buổi họp báo công bố kết quả xếp hạng các trường ĐH - Ảnh: VIỆT DŨNG

Một nhóm chuyên gia độc lập đã thực hiện một đề án xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cách đây ba năm với nhiều bước, từ xây dựng tiêu chí, thử nghiệm mẫu nhỏ, thu thập, xử lý dữ liệu. Ngày 6-9, nhóm này đã họp báo công bố kết quả xếp hạng đối với 49 trường đại học.

Theo kết quả này, các đại học quốc gia và đại học vùng đều có thứ hạng cao. Ba trong số năm trường top đầu là các đại học quốc gia và đại học vùng ở trung tâm kinh tế chính trị phát triển gồm Đại học quốc gia Hà Nội [số 1], ĐH Đà Nẵng [số 4] và ĐH Quốc gia TP.HCM [số 5]. 

Trong top 10 trường ĐH hàng đầu có sự góp mặt của các trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam [số 3], ĐH Cần Thơ [số 6], ĐH Bách khoa Hà Nội [số 7] và ĐH sư phạm Hà Nội [số 10].

Theo công bố của nhóm chuyên gia, một số trường ĐH "trẻ" lại có thứ hạng cao, ví dụ trường ĐH Tôn Đức Thắng [số 2], trường ĐH Duy Tân [số 9].

Căn cứ chủ yếu để xếp thứ hạng là thành tích của công bố quốc tế, phản ánh thành quả của chính sách đầu tư và khuyến khích xuất bản của các cơ sở đào tạo này. Số sinh viên được đào tạo và tỷ lệ có việc làm cũng là tiêu chí được nhóm đánh giá là quan trọng. 

Ngoài ra các yếu tố liên quan tới điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó có chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng là yếu tố được coi trọng.

Một ngạc nhiên nữa là các trường ĐH khối kinh tế thường được dư luận xã hội cho rằng là trường tốp đầu thì lại có thứ hạng trung bình trong kết quả của nhóm chuyên gia này. 

Cụ thể trường ĐH Ngoại thương xếp thứ 23; Trường ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30; trường ĐH Thương mại thứ 29; Học viện Tài chính thứ 40. 

Nguyên nhân của việc bị xếp thứ hạng "bậc trung" là do ấn phẩm khoa học quốc tế mờ nhạt, quy mô đào tạo quá lớn so với năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên.

TS Lưu Quang Hưng, thành viên nhóm chuyên gia, trình bày tại buổi họp báo - Ảnh: VIỆT DŨNG

TS Lưu Quang Hưng, thành viên của nhóm chuyên gia, cho biết nhóm tiến hành nghiên cứu này là do họ nhận thấy các trường ĐH Việt Nam yếu về tính cạnh tranh, thiếu động lực trong việc minh bạch thông tin, hội nhập quốc tế.

 Đại diện nhóm cũng giải thích nhu cầu và sự thôi thúc cần xếp hạng trường đại học là cần thiết nhưng họ chờ đợi đã lâu chưa có một tổ chức nào làm việc này mà chỉ có phân tầng chung chung. 

Các chuyên gia cũng lường trước các phản ứng trái chiều sau khi công bố kết quả này nhưng vẫn quyết tâm làm với mong muốn góp phần tạo nên động lực cho các trường ĐH Việt Nam nhìn nhận lại mình và chuyển động.

TS Lưu Quang Hưng cho biết quá trình nghiên cứu, đánh giá để xếp hạng đã gặp nhiều khó khăn như mô hình đại học không thống nhất, thiếu số liệu, số liệu không đồng nhất do sai số nhiều khi tra cứu ở các kênh khác nhau, nhiều số liệu không đáng tin cậy. 

Do đó, công việc của nhóm bị kéo dài nhiều nhất ở việc tìm kiếm, sàng lọc số liệu để có được những thông tin khách quan, đáng tin cậy nhất.

Năm nguyên tắc được đề ra khi nhóm tiến hành đánh giá là phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, định lượng, khả tín, khách quan, hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Việc đánh giá của nhóm hoàn toàn độc lập, không dựa vào đánh giá của một cơ quan nào và cũng không phục vụ lợi ích  của nhóm.

Chủ Đề