Đại học Kinh tế Ngoại thương Hà Nội

Đại học ngoại thương là trường đại học nổi tiếng nhất trong số các trường đại học về khối ngành kinh tế. Trường có lợi thế về mọi mặt như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, môi trường học tập,… Vậy cụ thể những lợi thế đó như thế nào? Đây là điều mà nhiều học sinh có ý định thi tuyển vào trường quan tâm hiện nay. Tham khảo thêm chi tiết cùng với toppy nhé!

ĐH ngoại thương là trường dẫn đầu khối ngành kinh tế

Thông tin chung về trường Đại học ngoại thương

  • Tên trường: Trường Đại học ngoại thương [hay Foreign Trade University]
  • Thành lập: 20/8/1960 [trường công lập]
  • Tên viết tắt: FTU
  • Mã trường: NTH
  • Số điện thoại: [024] 32 595158
  • Email:
  • Website: //www.ftu.edu.vn/
  • Địa chỉ:

Trụ sở chính: Số 91 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 1: 15 đường D5, phương 25, Q. Bình Thạnh, TP HCM

Cơ sở 2: Số 260 Bạch Đằng, Nam Khê, tỉnh Quảng Ninh

Giới thiệu trường

Tiền thân của đại học ngoại thương chính là ngành ngoại thương tại trường đại học kinh tế – Tài chính [NEU hiện nay] được mở vào năm 1960. Tức là cho đến nay, trường đã có lịch sử hình thành 62 năm. 

Năm 1962, ngành học ngoại thương tách riêng khỏi đại học kinh tế – Tài chính trở thành trường Cán bộ Ngoại giao [trực thuộc bộ ngoại giao]. Cho đến năm 1967,  trường Cán bộ Ngoại giao tách làm trường ngoại giao và trường ngoại thương. 

Sau một thời gian dài phát triển, trường ngoại thương đổi mới, mở rộng dần dần thêm các ngành học. Trường mở ra những phương hướng phát triển tối ưu và trở thành ĐH ngoại thương như hiện nay.  

Đại học ngoại thương điểm chuẩn 

Đại học ngoại thương nổi tiếng là trường có điểm chuẩn cao nhất trong các trường đào tạo khối ngành kinh tế. Nhiều học sinh mơ ước thi tuyển vào ngôi trường này, chính vì thế nên tỷ lệ chọi khá cao. Cụ thể, ngành kinh doanh quốc tế là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là 28,5 điểm đối với khối A. Thấp nhất là ngành luật với điểm khối A là 28,05 điểm. 

Còn riêng các ngành về ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Pháp,… thì điểm môn số 3 sẽ nhân đôi. Mức điểm đầu vào ngôn ngữ Trung là cao nhất với 39,35 điểm cho khối D1. 

Điểm chuẩn các ngành tại ĐH ngoại thương

Các ngành đào tạo

Như đã nói đến ở trên thì đại học ngoại thương chủ yếu đào tạo về khối ngành kinh tế [kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn, kế toán, tài chính – ngân hàng]. Ngoài ra trường còn có thêm các ngành nghề về luật, ngôn ngữ như: Luật, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Nhật. Về tổ hợp môn xét tuyển thì chủ yếu là A, A1, D1, D7, D2, D3, D6, D4 [các ngành có liên quan đến tiếng anh]. 

Chỉ tiêu dự kiến của trường đông nhất là ở ngành kinh tế với gần 800 người. Còn thấp nhất là ở ngành ngôn ngữ Pháp với 90 người. Chỉ tiêu sẽ bao gồm theo kết quả thi THPT và theo phương thức khác [tuyển thẳng,…]. Cụ thể thông tin bạn có thể tham khảo ở bảng dưới đây:   

Các ngành xét tuyển tại ĐH ngoại thương

Những lý do nên học trường ĐH ngoại thương

Về giảng viên: Trường hiện nay có tổng cộng 380 giảng viên với: 43 phó giáo sư, 107 tiến sĩ, 237 thạc sĩ. Ngoài ra còn có thêm khoảng 147 giảng viên thỉnh giảng được mời về để dạy cho sinh viên. Các giảng viên đều đảm bảo năng lực tốt, thái độ giảng dạy tích cực cùng với tác phong chuyên nghiệp. Hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt cho sinh viên. 

Về cơ sở vật chất: Trường trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ mục đích học tập của sinh viên. Cơ sở ở Hà Nội có khuôn viên rộng rãi, có sân thể thao cũng như là nhà đa năng cho sinh viên tham gia các bộ môn thể chất và hoạt động ngoại khóa. Còn cơ sở ở TP HCM nhỏ hơn, không có khuôn viên. 

– Về môi trường học tập: Môi trường học tập tại ĐH ngoại thương được đánh giá cao hàng đầu hiện nay. Chất lượng giảng dạy tốt, sinh viên nhiệt tình năng nổ. 

– Các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa tại trường cũng vô cùng phát triển với sự dẫn dắt của nhiều CLB đội nhóm. Bao gồm các CLB học thuật, nghiên cứu, tình nguyện, văn nghệ,… Mang đến cho sinh viên nhiều sân chơi giải trí ngoài giờ học. 

– Cơ hội việc làm: Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại thương có thể nói là vô cùng tốt. Danh tiếng của trường nổi bật, chất lượng đào tạo hàng đầu – Đây chính là những nguyên nhân khiến nhiều nhà tuyển dụng ưa chuộng SV ngoại thương. 

Một số thắc mắc về Đại học ngoại thương

 – Học phí của đại học ngoại thương áp dụng cho chương trình đại trà, chất lượng cao và tiên tiến là khác nhau. Với chương trình đại trà, mức học phí là 20 triệu đồng mỗi năm. Còn chương trình chất lượng cao sẽ là 40 triệu đồng và chương trình tiên tiến là 60 triệu đồng. 

 – Hiện nay, trường có chương trình chất lượng cao và tiên tiến. Sinh viên của các chương trình này được tạo điều kiện tối đa với môi trường học tập tối tân nhất. Giảng viên giỏi, chương trình học tập được thiết kế riêng và dạy bằng tiếng Anh. 

Tham khảo thêm: Học viện ngoại giao các ngành – Thông tin bạn cần nắm rõ nhất. 

Trên đây là thông tin về đại học ngoại thương – Trường đại học nổi tiếng hiện nay trên cả nước. Mong rằng thông tin toppy cung cấp sẽ giúp giải quyết được vấn đề bạn đọc quan tâm. 

Là một ngành nghề nghiên cứu các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế đòi hỏi khối lượng kiến thức lớn, mang tính học thuật. Bài viết sau sẽ giúp các em hiểu thêm về chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương, từ đó có những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.

Kinh tế quốc tế là gì?

1. Giới thiệu

Kinh tế quốc tế là chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế quốc tế – một khoa có lịch sử lâu đời tại trường Đại học Ngoại thương. Sinh viên của chuyên ngành được đào tạo các kiến thức liên quan đến việc phân tích, đánh giá, dự báo các khía cạnh của kinh tế như: Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…

2. Điểm chuẩn

3. Kiến thức bao la, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt

Sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế được trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

  • Về kiến thức:
    • – Tư duy logic, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật Việt Nam,…
    • – Áp dụng các kiến thức kinh tế như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng,… vào thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình, phân tích các vấn đề kinh tế, tài chính, phân tích các chủ thể của nền kinh tế dưới góc độ kinh tế.
    • – Áp dụng kiến thức ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành để phân tích các tình huống, vấn đề thực tiễn trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, bộ ban ngành,…
    • – Khả năng phân tích các vấn đề của kinh tế quốc tế như đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…
  • Về kỹ năng: 
    • – Kỹ năng tự học, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đàm phán,…
    • – Kỹ năng thích nghi, xử lý trong môi trường làm việc toàn cầu.
    • – Kỹ năng tin học văn phòng, một số phần mềm xử lý số liệu như Eview, STATA, R, SPSS…
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh thuộc lĩnh vực Kinh tế quốc tế bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Kinh tế quốc tế [Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương]

Ngoài ra với chương trình Chất lượng cao, sinh viên được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo được tham khảo từ các chương trình của một số trường đại học hàng đầu từ Hoa Kỳ, Anh, Nhật,…

Một số môn học Chương trình CLC Kinh tế quốc tế [Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương]

4. Nghề nghiệp xịn sò nhưng yêu cầu khắt khe

  • Định hướng học tập, nghiên cứu sau tốt nghiệp:
    • – Khoa Kinh tế quốc tế hợp tác với khoa Kinh tế trường Đại học Tohoku [Nhật Bản], sinh viên có thể tham gia chương trình đặc biệt này và có cơ hội học tập tại xứ sở hoa anh đào trong một khoảng thời gian nhất định, và nhận về 2 bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp.
    • – Sinh viên học ngôn ngữ Pháp cũng có cơ hội tham gia khóa học hè ở thành phố Nice do trường Đại học Nice Sophia Antipolis tổ chức; hay săn học bổng tới các trường đại học danh tiếng thế giới.
  • Cơ hội nghề nghiệp:
    • – Đảm nhận công tác tại có bộ ban ngành, cơ quan, viện nghiên cứu, tại các trường đại học về lĩnh vực Kinh tế quốc tế.
    • – Công việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá tại ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế,…
    • – Đảm nhận các vị trí công việc khác thuộc lĩnh vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu trình độ tiếng Anh tốt.

Bài viết “Review chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương [FTU]: Hướng đi nào cho các chuyên gia kinh tế?” cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về Chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương giúp các em có lựa chọn phù hợp nếu đam mê nghiên cứu những mối quan hệ kinh tế của nền kinh tế và giữa các quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề