Đại học Quốc gia Hà Nội có bao nhiêu trường?

Quyết định thành lập hai trường được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân - ký ngày 1/12. Tên tiếng Anh của Trường Quốc tế sẽ là VNU - International School [VNU - IS] và của Trường Quản trị và Kinh doanh là VNU - Hanoi School of Business and Management [VNU - HSB].

Theo quyết định, hai trường là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch; được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật, quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành; và quy chế về tổ chức và hoạt động của trường do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành.

Tòa nhà Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU

Như vậy, hiện Đại học Quốc gia Hà Nội có tám trường đại học thành viên do Thủ tướng ký quyết định thành lập, hai trường do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định thành lập; 2 khoa trực thuộc, 7 viện nghiên cứu, 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 16 đơn vị phục vụ.

Tám trường đại học thành viên gồm: Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Giáo dục, Ngoại ngữ, Kinh tế, Việt Nhật và Y Dược. Trong đó, trường Đại học Y Dược mới được thành lập vào tháng 10/2020.

Hai trường do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định thành lập chính là Trường Quốc tế và Trường Quản trị và Kinh doanh. Còn hai khoa là Luật và Các khoa học liên ngành. Các trường, khoa, đại học thành viên này có tuyển sinh bậc đại học.

Khoa Quốc tế, nay là Trường Quốc tế - VNU - International School.

Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết việc thành lập hai trường mới trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp phát triển các khoa trực thuộc giúp sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn lực từ lợi thế của mô hình đại học cũng như tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực về nhân sự, tài chính từ bên ngoài.

Các trường được thành lập cũng góp phần hoàn thiện mô hình đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trên nền tảng phát triển các hạt nhân có năng lực thực hiện tốt các chính sách thí điểm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, liên kết và hội nhập quốc tế, đặc biệt là có khả năng tự chủ về tài chính.

Khoa Quốc tế, tiền thân của Trường Quốc tế, được thành lập ngày 24/7/2002. Khoa Quản trị và Kinh doanh, tiền thân của Trường Quản trị và Kinh doanh, được thành lập ngày 13/7/1995.

Tổng chỉ tiêu năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 13.150, trong đó 7.414 [56%] tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT, 2.659 dành cho phương thức căn cứ kết quả thi đánh giá năng lực [20%], còn lại tuyển từ các phương thức khác.

Năm nay, điểm chuẩn vào ngành giáo dục tiểu học cao nhất trong lịch sử của trường với 28,55 điểm, tương đương 9,5 điểm/môn [tăng gần 1 điểm so với năm học trước]. Tiếp đến là các ngành sư phạm ngữ văn, lịch sử, địa lý lấy 28 điểm tăng 1,5 điểm so với năm 2021.

Trường Đại học Giáo dục tuyển 16 ngành đào tạo với 1.000 chỉ tiêu bằng 3 nhóm phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy định của ĐHQG Hà Nội, kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT [dự kiến 50 chỉ tiêu]; dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT [750], xét theo kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐHQG Hà Nội [200].

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành giáo dục mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển khi đạt điểm chuẩn theo quy định và đạt ở phần đánh giá năng khiếu này.

Hôm nay 15.9, tất cả các đơn vị đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội, gồm 8 trường ĐH và 4 khoa trực thuộc, đã công bố điểm chuẩn phương thức xét dựa vào kết quả thi THTP 2022.

Điểm trúng tuyển là tổng điểm [không nhân hệ số] của 3 môn thi/bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tương ứng với tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng [nếu có].

Trường đại học Quốc gia Hà Nội rộng bao nhiêu?

Đại học quốc gia Hà Nội nằm trên đất của huyện Thạch Thất cách trung tâm Hà Nội 30km về phí Tây. Quy mô sử dụng đất khoảng 1.113,7 ha trong đó khu dự án Đai học quốc gia Hà Nội là 887,9 ha, các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha, khu tái định cư là 113,7 ha.

Đại học Quốc gia có bao nhiêu khoa?

Ngày 05/7/2010, đổi tên Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục trực thuộc ĐHQGHN thành Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đến nay ĐHQGHN có 6 trường đại học, 5 khoa trực thuộc, 4 viện nghiên cứu, 10 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 10 đơn vị phục vụ đào tạo.

Đại học Quốc gia có những trường gì?

Các đơn vị thành viên.
Trường Đại học Bách Khoa..
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên..
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn..
Trường Đại học Quốc tế.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin..
Trường Đại học Kinh tế - Luật..
Viện Môi trường - Tài nguyên..
Trường Đại học An Giang..

Trường đại học Quốc gia Hà Nội lấy bao nhiêu chỉ tiêu?

[ĐCSVN] - Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] năm nay khoảng 15.600, tăng hơn 10% so với năm trước [chỉ tiêu năm 2022 là 14.000].

Chủ Đề