Đăng ký học cử tuyển là gì

Cử tuyển là hình thức tuyển sinh không qua thi tuyển vào các hệ đào tạo như Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp.

Mục đích của cử tuyển nhằm đào tạo công chức, cán bộ và viên chức cho những vùng dân tộc thiểu số có rất ít hoặc không có cán bộ trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc những vùng điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn.

Đăng ký học cử tuyển là gì

Nhiều người học bằng hình thức cử tuyển

Đối tượng cử tuyển là công dân Việt Nam thuộc tất cả các dân tộc, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh, ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Điều kiện cử tuyển đó là bạn dưới 25 tuổi và không thuộc biên chế của Nhà nước.

Để có thể tham gia cử tuyển vào Đại học và Cao đẳng, bạn cần có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nếu tham gia cử tuyển vào hệ Trung cấp, điều kiện tối thiểu đó là bạn đã tốt nghiệp Trung học cơ sở. Ở cả ba hệ, bạn đều cần đạt hạnh kiểm hoặc xếp loại rèn luyện loại khá trở nên năm học cuối khóa.

Nếu bạn là người dân tộc Kinh, điều kiện cử tuyển đó là bạn cần có học lực năm cuối cấp loại khá trở lên. Nếu bạn là người dân tộc thiểu số, bạn cũng cần có học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên.

Bạn cần có đủ sức khỏe để hoàn thành chương trình học. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sơ tuyển của ngành nghề mà bạn đăng kí.

Những ai có thể tham gia cử tuyển?

Đối tượng được tham gia cử tuyển bao gồm:

- Công dân Việt Nam thường trú trên 5 năm liên tục tại vùng điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn (tính đến năm tuyển sinh).

- Công dân Việt Nam thuộc nhóm dân tộc thiểu số với số cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chiếm rất ít trong tổng số người của dân tộc đó và thường trú trên 5 năm liên tục (tính đến năm tuyển sinh) trong khu vực II và khu vực III (có thể xét với cả khu vực I nếu ở khu vực II, III chưa đủ chỉ tiêu đã giao)

- Ưu tiên với thí sinh là người dân tộc thiểu số.

Vùng điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn là những khu vực:

- Các xã thuộc vùng bãi ngang ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn;

- Các xã vùng đồng bào dân tộc thuộc miền núi, biên giới hay vùng sâu, vùng xa;

- Các xã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của chương trình phát triển kinh tế và xã hội giai đoạn 2006 – 2010;

- Các xã thuộc diện đầu tư trong giai đoạn II, chương trình 135

- Các vùng bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc diện đầu tư trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (2006-2010)

Khu vực I, II, II được xác định theo quy định chung hiện hành.

Ngoài ra, đào tạo cử tuyển phải gắn liền với quy hoạch nguồn nhân lực, nguồn cán bộ của địa phương, của vùng.

Hồ sơ cử tuyển ra sao?

Bạn cần có những giấy tờ sau để làm hồ sơ đăng ký học chế độ cử tuyển:

Đăng ký học cử tuyển là gì

Hồ sơ cử tuyển gồm những gì?

- Đơn đăng ký học cử tuyển đúng theo quy định

- Giấy khai sinh bảo sao

- Bảo sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bổ túc Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề (nếu bạn đăng ký cử tuyển hệ Đại học, Cao đẳng hoặc Cao đẳng nghề); bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, bằng Bổ túc Trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc Bổ túc Trung học cơ sở (nếu bạn đăng ký cử tuyển hệ Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề). Nếu bạn chưa có bằng tốt nghiệp, bạn có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bổ sung bằng tốt nghiệp bản chính sau đó.

- Bản sao học bạ hoặc kết quả học tập, rèn luyện năm cuối cấp hoặc cuối khóa.

- Bản sao hộ khẩu thường trú và giấy xác nhận về tình trạng thường trú (trên 5 năm liên tục) do cơ quan công an cung cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp.

- Giấy chứng nhận đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp (nếu có)

- Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)

- Hai ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng dưới 6 tháng.

- Phong bì có dán sẵn tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc của bạn.

Bài viết đã chia sẻ về học cử tuyển và những thông tin bạn cần biết về phương thức tuyển sinh này. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn và chuẩn bị tốt nhất để tham gia cử tuyển.

Cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số rất ít người, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Trước đây, thí sinh thuộc chế độ cử tuyển sẽ được đặc cách tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp không qua thi tuyển (hoặc thi tuyển với điểm đầu vào thấp hơn) để vào đại học, cao đẳng, trung cấp nhằm đào tạo cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế…

Tuy nhiên, từ ngày 23/1/2021, điều này sẽ bị xóa bỏ - thí sinh diện cử tuyển sẽ vẫn xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp như các đối tượng khác và sẽ chỉ nhận được một số “ưu tiên” nhất định.

Đăng ký học cử tuyển là gì
Cử tuyển là chế độ tuyển sinh, đào tạo dành riêng cho người dân tộc thiểu số

Chế độ cử tuyển là chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên người dân tộc thiểu số. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

Không chỉ vậy, trong quá trình học tập, các cơ sở giáo dục cũng có trách nhiệm hỗ trợ người học cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra. Sau đó, những người này sẽ được xét tuyển và bố trí việc làm tại địa phương nơi cử đi học (Điều 87 Luật Giáo dục 2019).

>>> Hồ sơ xét tuyển, cách đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, dùng kết quả thi xét tuyển vào các học viện, trường trong quân đội

Đối tượng áp dụng chế độ cử tuyển

Theo Điều 2, Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2020, chế độ cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học thuộc đối tượng sau:

- Người dân tộc thiểu số rất ít người.

- Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành.

Độ tuổi tuyển sinh theo chế độ cử tuyển

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 141/2020/NĐ-CP, tiêu chuẩn chung để tuyển sinh theo chế độ cử tuyển là:

- Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này.

- Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển.

- Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

Ngoài tiêu chuẩn chung nêu trên, người học được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định này. Cụ thể:

  • Người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: a) Tốt nghiệp trung học phổ thông; b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên; d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
  • Người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: a) Tốt nghiệp trung học phổ thông; b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
  • Người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: a) Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông; b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; Có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Ngoài ra, người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định này nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:

1. Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;

2. Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;

3. Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;

4. Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;

5. Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.

>>> Chuẩn bị hồ sơ xét học bạ trong kì tuyển sinh 2021 và những điều lưu ý để chắc chắn đậu đại học

Học theo chế độ cử tuyển có được miễn học phí hay không?

Theo khoảng 1, điều 10 của Nghị định 141, kinh phí đào tạo người học theo chế độ cử tuyển được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước của lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trong đó, Học bổng chính sách của người học theo chế độ cử tuyển được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Trường hợp người học cử tuyển học các ngành đào tạo giáo viên thì chính sách hỗ trợ tiền chi phí sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.

>>> Nghề giáo viên giáo dục đặc biệt là gì? Tại sao nên chọn nghề này?

Chế độ việc làm đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được tổ chức xét tuyển vào các vị trí việc làm.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển.

>>> Quy định mới về thi tuyển công chức

Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.

Quy trình cử tuyển

1. Thông báo kế hoạch cử tuyển

Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển được giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch cử tuyển và phải đăng thông báo công khai ít nhất 02 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của cấp tỉnh, huyện và xã là báo in hoặc báo điện tử hoặc báo nói hoặc báo hình; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Nội dung thông báo kế hoạch cử tuyển gồm:

a) Đối tượng, tiêu chuẩn, chỉ tiêu cử tuyển;

b) Vị trí việc làm cho từng chỉ tiêu;

c) Thời hạn, địa điểm, phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển, số điện thoại của bộ phận được phân công trực tiếp nhận hồ sơ.

3. Người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc qua cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc Hệ thống thông tin một cứa điện tử cấp tỉnh.

4. Hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển gồm:

a) Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh;

c) Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này);

d) Giấy chứng nhận con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh; người được hưởng chính sách như thương binh (nếu có);

đ) Hai ảnh chân dung (cỡ 4x6 cm) chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

e) Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển.

5. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo kế hoạch cử tuyển công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày xét tuyển, hội đồng cử tuyển phải lập danh sách người có đủ tiêu chuẩn dự tuyển học theo chế độ cử tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

7. Thành lập hội đồng cử tuyển

a) Hội đồng cử tuyển (sau đây gọi tắt là hội đồng) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển sinh cử tuyển;

b) Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch thường trực hội đồng là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó Chủ tịch hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng ban Dân tộc tỉnh; các thành viên khác gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực dự kiến xét tuyển, Mặt trận Tổ quốc tỉnh;

c) Nhiệm vụ của hội đồng: thẩm định hồ sơ, xét chọn và đề xuất danh sách người đủ tiêu chuẩn đi học theo chế độ cử tuyển theo chỉ tiêu được giao. Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người được cứ đi học theo chế độ cử tuyển;

d) Nguyên tắc làm việc của hội đồng: hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch hội đồng;

đ) Thông báo kết quả xét duyệt: chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày xét tuyển, hội đồng cử tuyển phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người trúng tuyển đi học theo chế độ cử tuyển. Hội đồng thông báo công khai kết quả xét duyệt cử tuyển ngay sau khi được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sinh viên hệ cử tuyển là gì?

Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

Đào tạo theo địa chỉ sử dụng là gì?

Đào tạo theo địa chỉ (Gắn kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp) hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa địa phương, doanh nghiệp… và nhà trường, có sự chấp thuận từ phía Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB&XH. Sau khi học xong bạn được bố trí việc làm ngay tại các địa phương, doanh nghiệp tuyển dụng.

Tại sao lại cứ tuyến?

Mục đích của cử tuyển chính là đào tạo nên những cán bộ, công – viên chức sẽ phục vụ cho những khu vực, vùng miền đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội, điển hình như vùng cao, vùng sâu vùng xa, các địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống mà điều kiện kinh tế khó khăn.