Đảng và Nhà nước ta có bảo nhiều quan điểm về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn cho 26 triệu trẻ em trong thời gian khá ngắn. Thành tựu kinh tế và phát triển con người nhanh chóng chỉ trong hơn hai thập kỷ cũng được phản ánh trong các chỉ số phúc lợi của trẻ em. Hầu hết trẻ em được đi học tiểu học và trung học cơ sở, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và có thể sống thọ hơn cha mẹ mình.

Việt Nam, quốc gia đầu tiên ở châu Á và trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em năm 1990, tiếp tục thể hiện khả năng lãnh đạo rõ ràng và luôn hướng tới đảm bảo mọi trẻ em đều khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và trao quyền để phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Ngày nay, nhiều trẻ em ở Việt Nam được hưởng cuộc sống chất lượng mà thế hệ đi trước không bao giờ có thể hình dung ra. Tuy nhiên, vẫn còn trẻ em và người chưa thành niên bị bỏ lại phía sau bởi tác động của sự phát triển kinh tế xã hội năng động này và tiếp tục sống trong điều kiện thiếu thốn và bị loại ra ngoài.

Những chênh lệch ngày càng tăng này bị ảnh hưởng bởi sắc tộc, giới tính, quê quán và khuyết tật. Nghĩa là một phần năm trẻ em [khoảng 5,5 triệu] bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội. Tính dễ ​​bị tổn thương do khi hậu tác động đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những người nghèo thiếu khả năng chống lại những cú sốc, trong khi tốc độ đô thị hóa càng làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của các gia đình đi cư, là những gia đình ít tiếp cận được với dịch vụ xã hội.

Có khoảng 5,5 triệu trẻ em bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội.

Như vậy có nghĩa là nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, với 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do nguyên nhân có thể ngăn ngừa được – con số này ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc cao gấp 3,5 lần. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm dân tộc này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn. Nước và vệ sinh không an toàn vẫn là nguyên nhân đáng kể gây các bệnh truyền nhiễm, với ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch.

Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn.

Trong tổng số 1,3 triệu trẻ khuyết tật, cứ 10 em thì chỉ có 1 em được học lên trung học, còn rất nhiều việc cần thực hiện để đảm bảo tất cả trẻ em đang chịu sự bất bình đẳng dai dẳng giữa thành thị và nông thôn, giới tính và dân tộc tiếp cận được với giáo dục.

Trong tổng số 1,3 triệu trẻ khuyết tật, cứ 10 em thì chỉ có 1 em được học lên trung học

Loại trừ khỏi xã ​​hội và không thể tiếp cận với dịch vụ và hỗ trợ khi cần thiết nhất chính là nguyên nhân cản trở em dễ bị tổn thương và thiệt thòi được sống an toàn không bị tổn hại và có sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Ngày nay, hơn 2/3 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vẫn chịu hình thức kỷ luật bạo lực và hơn 170.000 trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều em sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi.

Ngày nay, hơn 2/3 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi vẫn chịu hình thức kỷ luật bạo lực và hơn 170.000 trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều em sống bần cùng hoặc bị bỏ rơi.

Nhận thức được những thách thức này, Chính phủ Việt Nam hợp tác với UNICEF cam kết xây dựng các chính sách và luật nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết bất bình đẳng ở trẻ em tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quyền trẻ em để đảm bảo mọi trẻ em phát triển tối đa tiềm năng của mình và hưởng lợi từ sự thịnh vượng của đất nước.

Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển

[ĐCSVN] – Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”.

Một trong những quan điểm được xác định trong Nghị quyết đó là Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Cụ thể, Nghị quyết đề ra

- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt.

- Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.

- Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.

- Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.

- Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát là: Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 67 năm.

- Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%.

- Tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại vắc xin. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em: Dưới 5 tuổi còn 18,5‰; dưới 1 tuổi còn 12,5‰.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%. Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 167 cm, nữ 156 cm.

- Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý sức khoẻ; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%.

- Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 68 năm.

- Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 95% dân số. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.

- Bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95% với 14 loại vắc xin. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em: Dưới 5 tuổi còn 15‰; dưới 1 tuổi còn 10‰.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%; khống chế tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 10%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ 157,5 cm.

- Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khoẻ; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Đạt 32 giường bệnh viện, 11 bác sĩ, 3,0 dược sĩ đại học, 33 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%.

- Tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.

- Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét./.

PV

Video liên quan

Chủ Đề