Đánh giá đề thi vật lý 8 giữa học kì 1

Đề thi Lý 8 giữa học kì 1 năm 2022 - 2023 gồm 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 8 được biên soạn theo hình thức đề thi trắc nghiệm + tự luận [theo điểm số] với thời gian làm bài 45 phút.

Thông qua 6 Đề thi giữa kì 1 Vật lí 8 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Vật lí 8 năm 2022 - 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề kiểm tra giữa kì 1 môn tiếng Anh 8, đề thi giữa kì 1 môn Toán 8, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8, đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 8.

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022 - 2023

  • Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 năm 2022 - Đề 1
    • Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 1
    • Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1
    • Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lí 8
  • Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 năm 2022 - Đề 2
    • Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 1
    • Đáp án đề thi giữa kì 1 Lý 8

Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 năm 2022 - Đề 1

Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM [5 điểm] Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa.
B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.
C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.
D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào ?

A. đơn vị chiều dài
B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
D. các yếu tố khác.

Câu 4. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. 3 km.
B. 5,4 km.
C. 10,8 km.
D. 21,6 km.

Câu 5: Chuyển động của một vật càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động càng dài.
B. Thời gian chuyển động càng ngắn.
C. Vận tốc chuyển động càng lớn.
D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ.

Câu 6: Lực là nguyên nhân làm:

A. Tăng vận tốc của chuyển động.
B. Giảm vận tốc của chuyển động.
C. Không đổi vận tốc của chuyển động.
D. Thay đổi vận tốc của chuyển động.

Câu 7: Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.
B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng
D. Chỉ A, B sai.

Câu 8. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. 
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. 
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật:

A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Bị biến dạng.

Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc  36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:

A. 2/3 h
B. 1,5 h
C. 75 phút
D. 120 phút

II. TỰ LUẬN [5đ]

Câu 11[1đ]: Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ

Câu 12 [1đ]: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

Câu 13 [1đ]: Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng.

Câu 14 [2 đ]: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất.

Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM [5 điểm] Mỗi câu đúng được 0,5 đ.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

B

C

D

D

B

C

B

II. TỰ LUẬN[5 điểm]

Câu 11:[ 1đ] Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.

VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 12 [ 1đ]:

Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h

Vận tốc của ôtô là:

Đổi ra m/s là:

Câu 13 [ 1đ]: Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.

Câu 14 [2đ]:

Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg,

S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2

p = ? N/m2

Bài giải

- Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là:

P= 10m= 10 [60+4] = 640N = F [ vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực]

- Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 [N/m2 ]

Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 [N/m2]

Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lí 8

NỘI DUNG

KIẾN THỨC

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG ĐIỂM

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chuyển động cơ học

1 câu

0,5 điểm

1 câu

0,5 điểm

1 câu

0,5 điểm

Số câu:3

Điểm:1,5

Vận tốc

1 câu

0,5 điểm

1 câu

1 điểm

1 câu

0,5 điểm

Số câu:3

Điểm:2

Chuyển động đều, chuyển động không đều

1 câu

0,5 điểm

1 câu

1 điểm

Số câu: 2

Điểm:1,5

Biểu diễn lực

1 câu

0,5 điểm

1 câu

0,5 điểm

Số câu:2

Điểm:1

Sự cân bằng lực- Quán tính

1 câu

0,5 điểm

Số câu:1

Điểm:0. 5

Lực ma sát

1 câu

0,5 điểm

1 câu

1 điểm

Số câu:2

Điểm:1,5

Áp suất

1 câu

2 điểm

Số câu:1

Điểm:2

Tổng số câu: 14

Tổng số điểm10

Số câu: 6

Điểm: 3. 5

Số câu: 5

Điểm: 3. 5

Số câu: 5

Điểm: 2. 5

Số câu: 1

Điểm: 0. 5

Số câu: 14

Điểm: 10

Đề thi Vật lý lớp 8 giữa học kì 1 năm 2022 - Đề 2

Đề kiểm tra Vật lý 8 giữa học kì 1

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?

A.Người lái đò đứng yên so với dòng nước
B.Người lái đò đứng yên so với bờ sông
C.Người lái đò chuyển động so với dòng nước
D.Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 2. Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 36km.
B. Ô tô chuyển động trong một giờ
C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36km.
D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ.

Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.
C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.
D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 4. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?

A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động.
B. Căn cứ vào thời gian chuyển động.
C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động
D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 5: Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát

A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
B.Khi vật chuyển động nhanh dần lên, chứng tỏ lực ma sát biến mất
C.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia
D.Khi vật chuyển động chậm dần, chứng tỏ lực ma sát tăng dần

Câu 7: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần
B.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi
C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại
D. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa

Câu 8: 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng.

A. 15m/s
B. 20,16m/s
C. 25m/s
D.30m/s

Câu 9: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường

Câu 10: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. đột ngột giảm vận tốc.
B. Đột ngột tăng vận tốc.
C. Đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.

Câu 11: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây là đúng

A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N
B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N
C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N
D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N

Câu 12: Lực là đại lượng vectơ vì:

A.Lực làm vật biến dạng.
B. Lực có độ lớn , phương và chiều.
C. Lực làm vật thay đổi tốc độ.
D. Lực làm cho vật chuyển động.

Câu 13: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây phép đổi nào là sai?

A. 12,096 m/s = 43,2km/h
B. 48 km/h = 23,33m/s
C. 1,512m/s = 5,4km/h
D. 62 km/h = 17,36m/s

Câu 14: Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000 m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy.
B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy
C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả.
D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả.

Câu 15:Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0°C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn.
B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn.
C. Không có chuyển động nào nhanh hơn[ hai chuyển động như nhau]
D. Không có cơ sở để so sánh.

Câu 16: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

A.Vận tốc không thay đổi.
B.Vận tốc tăng dần
C.Vận tốc giảm dần.
D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần.

Câu 17: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A.Ô tô đang chuyển động
B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông
C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động
D. Chuyển động của một vật rơi xuống

Câu 18: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều..

.............

Đáp án đề thi giữa kì 1 Lý 8

1.A

2.C

3.B

4.D

5.C

6.C

7.B

8.B

9.C

10.D

11.D

12.B

13.B

14.B

15.A

16.D

17.C

18.D

19.B

20.B

21.D

22.A

23.B

24.B

25.A

26.C

27.A

28.C

29.B

30.D

31.B

32.B

33.A

34.B

35.A

36.C

37.B

38.C

39.C

40.A

..................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Vật lí 8

Chủ Đề