Đánh giá nghệ thuật bài bếp lửa năm 2024

Bếp lửa

1. Tác giả, tác phẩm

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng. Ông thuộc thế hệ những

nhà thơ trưởng thành và hoạt động tích cực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước. Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ông là

một cây bút vô cùng tài hoa, có đóng góp lớn cho nền thơ ca nước nhà. Thơ

Bằng Việt tha thiết, trong trẻo, mượt mà “như tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu

lắng khi viết về những kỉ niệm về gia đình, quê hương, đất nước.... Nội dung

thơ của Bằng Việt đầy cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh.

Ông đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng

ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị và gần gũi với người đọc. Nhiều bài thơ của ông

đã tận dụng tối đa những kỷ niệm tuổi thơ và những ước mơ của tuổi trẻ. Có thể

kể đến nhiều tác phẩm như: Hương cây bếp lửa [1968]; ]; Những gương mặt,

những khoảng trời [1973...ài thơ “Bếp lửa” là một trong những bài thơ tiêu

biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm

ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên luật tại Liên Xô, là tập thơ đầu

tay của Bằng Việt, sau này đưa vào tuyển tập Hương thơm – Ngọn lửa chung

với nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo

học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi

sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây,

gợi nhớ cảnh mùa đôngở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến

khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu

nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Bài thơ khai tác về tình cảm bà cháu

vừa sâu sắc, vừa thấm thía trong những năm đầu đất nước đói kém, loạn lạc,

cuộc đời gian khổ khó khăn. Hình ảnh bếp lửa trong bài đã gợi lại những kỉ

niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính

yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình,

quê hương, đất nước. Cảm xúc tinh tế, đượm buồn của ông đã trở thành một

dấu ấn riêng trong “Bếp lửa” còn lưu lại trong ký ức người đọc.

2. Đánh giá nội dung nghệ thuật

Về bài thơ “Bếp lửa” Trần Quang Qúy cho rằng “Chất thơ hào hoa mà đằm

thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi mới mà gợi cảm, ấm áp

và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ “Bếp lửa” đến với những trang

thơ ngày nay của Bằng Việt”. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm

với miêu tả, tự sự và bình luận. Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình giàu cảm xúc, giọng

điệu thơ chuyển đổi tự nhiên, nhẹ nhàng. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ khơi

gợi liên tưởng, những hình ảnh gần gũi, giản dị và thân thuộc. Mạch cảm xúc từ

quá khứ đến hiện tại mang lại nhiều suy ngẫm sâu sắc trong tâm trí người đọc.

Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình

ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi một kỷ niệm, suy nghĩ về bà và tình bà

cháu. Bằng Việt đã kể cho ta kí ức đẹp về người bà mà ông yêu quý, kính trọng

với giọng điệu tâm tình sâu lắng. “Bếp lửa” chính là món quà quý giá mà Bằng

Việt gửi đến cho độc giả chúng ta. Nó nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta về tình cảm

thủy chung với gia đình, quê hương, với những gì đã nhen nhóm, nuôi dưỡng

tâm hồn ta trong suốt cuộc đời. Từ những tình cảm thiết tha và cảm động của

người cháu khi nghĩ về nỗi vất vả, gian lao của người bà, bài thơ biểu hiện một

triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa

sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình

yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và

bình dị nhất.

3. Nhận Định:

  • Nhận định về thơ:

+ Thơ ca mang đến cho con người những điều kỳ diệu.

+ Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm.

[Voltaire]

+ Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. [Sóng Hồng]

+ Thơ là thần hứng. [Platon]

+ Thơ là ngọn lửa thần. [Đecgiavin]

+ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt

ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới thấy của mình tìm được do

phong cách riêng của mình mà có. [Tô Hoài]

  • Nhận định về ngôn ngữ thơ:

- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

- Nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Luyện tập

Câu hỏi liên quan

  • d/ Câu “Nói ngọt lọt đến xương” thuộc kiểu loại nào sau đây?
  • Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
  • Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
  • Từ nào sau đây không phải từ láy?
  • Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”?
  • Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật?
  • Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
  • b/ Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học trung đại?
  • Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

Trong câu thơ: Gươm mài đá, đá núi cũng món/ Voi uống nước, nước sông phải cạn, Nguyễn Trãi sử dụng biện pháp tu từ nào?

Chủ Đề