Đáo tụng đình nghĩa là gì

Thói quen "Vô phúc đáo tụng đình"

Khởi kiện ra Tòa án để đòi lại công lý lẽ phải cho mình không phải cách lựa chọn hàng đầu của người Việt Nam. Nhiều người vẫn còn có tâm lý rất e dè khi đối diện với cơ quan Nhà nước bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. Bài viết sau đây, xin chia sẻ một vài quan điểm về thói quen “vô phúc đáo tụng đình” của người Việt Nam.

Thói quen ứng xử nặng tình nhẹ lý của người Việt đã đem lại những hệ quả tiêu cực trong văn hóa ứng xử với pháp luật xưa và nay. Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật là những điểm yếu lớn nhất trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay. Điển hình như là đối với người dân, số đông vẫn e dè khi nói đến việc kiện tụng, giải quyết tranh chấp bằng luật pháp. Đối với doanh nghiệp, việc giải quyết các tranh chấp không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Những thế lực lớn ngầm dần thâu tóm các doanh nghiệp nhỏ và khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này trái ngược hẳn với giới doanh nhân quốc tế. Rất ít doanh nghiệp có luật sư, chuyên viên pháp chế chuyên trách làm công tác pháp lý để dự báo và giải quyết các vấn đề pháp lý nảy sinh.

Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, cái truyền thống trọng tình hơn lý đã khiến cho pháp luật không phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng. Một mặt, họ cho rằng quan liêu, cửa quyền sẽ không mang lại cho họ kết quả như mong muốn nhờ pháp luật. Từ nhận thức đó dẫn đến hành vi sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình không trở thành một thói quen ứng xử phổ biến của người dân. Mặt khác, câu thành ngữ “vô phúc đáo tụng đình” thể hiện thái độ của người dân coi chuyện ra toà là một cái gì đó ghê gớm, làm tổn hại thanh danh và sứt mẻ tình cảm, vì “một đời kiện, chín đời thù”. Thực tế ấy cho thấy, trong một xã hội mà nếu cái tình được đặt ở vị trí được ưu tiên hơn, thậm chí lấn át cái lý thì pháp luật tất yếu sẽ không được coi là một công cụ quan trọng để điều tiết các quan hệ xã hội.

Tiếng ViệtSửa đổi

Từ nguyênSửa đổi

  1. Từ tiếng cũ):'

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
tṵʔŋ˨˩ ɗï̤ŋ˨˩tṵŋ˨˨ ɗïn˧˧tuŋ˨˩˨ ɗɨn˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
tuŋ˨˨ ɗïŋ˧˧tṵŋ˨˨ ɗïŋ˧˧

Từ tương tựSửa đổi

  • [[]]

Danh từSửa đổi

tụng đình

  1. Chỗ xử kiện.
  2. (Xem từ nguyên 1). Vô phúc đáo tụng đình.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Ý nghĩa của từ tụng đình là gì:

tụng đình nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 5 ý nghĩa của từ tụng đình. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa tụng đình mình



10

Đáo tụng đình nghĩa là gì
  7
Đáo tụng đình nghĩa là gì


Chỗ xử kiện. | (Xem từ nguyên 1). | : ''Vô phúc đáo '''tụng đình'''.''


Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

vô phúc đáo tụng đình có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu vô phúc đáo tụng đình trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ vô phúc đáo tụng đình trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ vô phúc đáo tụng đình nghĩa là gì.

Chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình
  • chức trọng quyền cao là gì?
  • sung ngái một lòng, bưởi bòng một dạ là gì?
  • không kèn không trống là gì?
  • thắm lắm phai nhiều là gì?
  • gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm là gì?
  • thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến là gì?
  • đứt đâu thì nối, tốt đâu thì nắm là gì?
  • em thuận, anh hoà là nhà có phúc là gì?
  • nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "vô phúc đáo tụng đình" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

vô phúc đáo tụng đình có nghĩa là: Chỉ những kẻ vô phúc, ngu dại mới đi kiện cáo, kêu xin nơi cửa quan, triều đình

Đây là cách dùng câu vô phúc đáo tụng đình. Thực chất, "vô phúc đáo tụng đình" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ vô phúc đáo tụng đình là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Thứ Sáu, 22/01/2021 | 15:36

Câu thành ngữ “Vô phúc đáo tụng đình” của ông cha ta ngày xưa, thời kỳ mà pháp luật chủ yếu vẫn nằm trong tay của những thế lực quan quyền phong kiến, thì việc phải ra trước công đường gần như nắm chắc những việc phiền toái, thậm chí là mất mát tài sản, tính mạng…

Đáo tụng đình nghĩa là gì

Phiên tòa luôn là nơi công lý được thực thi. Ảnh minh họa: K.K

Ở thời đại của chúng ta hiện nay, câu thành ngữ trên không đúng như nghĩa đen ban đầu của nó. Việc các tòa án được hình thành, xét xử là để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người dân, với nhiều quyền mà pháp luật trao tay, có thể đến tòa để khởi kiện, nhờ cơ quan công quyền bảo vệ mình khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trong các vụ kiện dân sự, hành chính. Người dân, cũng có thể nộp đơn ra tòa để yêu cầu được chấm dứt một mối quan hệ mà mình không mong muốn, yêu cầu được quyền nuôi con trong những vụ án hôn nhân và gia đình. Người dân, cũng có thể phải hầu tòa với tư cách là bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, hay ở vai trò bị hại, trong các vụ án hình sự mà cơ quan nhà nước giữ quyền công tố. Do đó, cũng không còn câu chuyện “Vô phúc đáo tụng đình”, bởi rất nhiều người, sau khi rời khỏi tòa án, là sự hân hoan vui sướng khi đã được tòa trao trả quyền lợi chính đáng, bảo vệ được những giá trị mà họ theo đuổi.

Như câu chuyện của chị H. ở huyện Hồng Dân, nguyên đơn trong vụ kiện ly hôn gần một năm trước. Chị kể, nếu không nhờ bản án của tòa giải thoát chị khỏi cuộc sống địa ngục, với ông chồng thích rượu chè và đánh đập vợ con, thì chắc chắn chị chỉ có con đường u tối. Giờ mẹ con chị có cuộc sống mới, hạnh phúc, bản án ly hôn với chị H., là một cứu cánh. Hoặc như trường hợp của anh M. ở TP. Bạc Liêu, căn nhà và mảnh đất của anh mãi vẫn không thể hợp thức hóa do hàng xóm cứ nhất quyết không chịu ký giáp ranh, nại lý do còn tranh chấp ranh đất. Khởi kiện ra tòa, anh được tuyên quyền sử dụng hợp pháp với mảnh đất mình đang sử dụng. Đó cũng là cơ sở để anh đi làm giấy chủ quyền, ngày có bản án có giá trị pháp lý, cả nhà anh như trút được gánh nặng đeo bám bấy lâu.

Nhưng câu chuyện “Vô phúc đáo tụng đình”, theo một ý nghĩa hẹp hơn, vẫn có giá trị hiện hữu. Nhất là khi có không ít người, mãi loay hoay với những vụ kiện thưa, tranh chấp không có lối thoát. Như trường hợp của bà T., tính sơ sơ ở các cấp tòa án, bà còn trên dưới 10 vụ kiện đòi đất. Chưa tính đến tiền bạc phải bỏ ra khá nhiều cho các hoạt động tố tụng theo quy định pháp luật, chỉ tính công sức, thời gian phải bỏ ra để theo đuổi các vụ kiện, cũng đã trở nên rất mệt mỏi.

Và cũng có những câu chuyện, mà ở một góc khuất nào đó, là hành trình đi đòi công lý không mệt mỏi của đương sự, bị can, bị cáo. Như trường hợp của gia đình ông H., chỉ chờ một phiên tòa để giải quyết lại bản án đã bị hủy, sửa cũng ngót nghét gần chục năm. Trong hành trình đằng đẳng đó, ông đã mòn gót chân ở các phiên tòa họp hòa giải, thông báo tạm đình chỉ, thông báo thụ lý lại vụ án. Rồi lại thông báo đo đạc đất lại, thông báo hòa giải. Vòng tròn luẩn quẩn đó khiến gia đình ông H. thật sự ngán ngẩm, và cảm thấy trát mời hầu tòa trở thành áp lực, như một gánh nặng. Cũng “may” ông không có tiền thuê luật sư, chứ nếu không, chắc chưa đòi được đất thì của nả, tài sản trong nhà cũng “đội nón ra đi hết”.

KIM PHƯỢNG