Đạp xe vòng quanh hồ Tây bao nhiêu phút?

Những khu vực được nhiều người ưa chuộng nhất là bờ đông, nơi có đường Thanh Niên nổi tiếng lãng mạn với nhiều thế hệ người Hà Nội. Ngay bên đường còn có chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh - những di tích nổi tiếng của Hà thành. Khu vực thu hút nhiều người tiếp theo là bờ nam hồ. Đoạn đầu con đường lãng mạn này được mang tên nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đoạn tiếp theo là phố Trích Sài.

Tận dụng “view” nhìn ra hồ Tây, nhiều hộ gia đình ở khu vực này mở cửa hàng kinh doanh các dịch vụ ăn uống. Những ngày cuối tuần, đạp xe ở đây, một bên là hồ Tây lộng gió, một bên là những quán cà-phê nhộn nhịp. Dừng chân bất cứ nơi nào, mọi người đều được thưởng ngoạn cảnh đẹp hồ Tây. Nhiều người thường chọn tầng 2, tầng 3 của quán xá để có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh, phóng tầm mắt ra xa. Ở bờ bắc đối diện, không gian yên tĩnh hơn, nơi có nhiều khu biệt thự với nhiều phong cách kiến trúc đẹp mắt, được nhiều người nước ngoài thuê nhà cư trú dài hạn.

Bờ bắc là nơi dành cho những người thích khám phá. Khu vực này có hai bán đảo nhô ra hồ, là bán đảo Nghi Tàm và bán đảo Yên Phụ. Đạp xe hít thở không khí trong lành trên những con đường vòng cung của bán đảo là một trải nghiệm rất hiếm có ở trong lòng đô thị. Bờ bắc còn có một địa chỉ rất được khách du lịch ưa chuộng là phủ Tây Hồ, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Không cần phải có một chiếc xe đạp, cũng không cần phải ở gần hồ Tây mới có thể trải nghiệm đạp xe. Khách du lịch có thể di chuyển đến hồ Tây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đoạn phố Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, cứ cách vài trăm mét là có một cửa hàng cho thuê xe đạp. Phía bên bờ bắc các cửa hàng cho thuê xe đạp cũng rất dễ tìm. Các cửa hàng có đủ loại xe khác nhau cho khách lựa chọn, phổ biến nhất là các loại xe dáng thể thao và địa hình. Mức giá chung cho thuê xe đạp là từ 40 nghìn đồng trở lên trong ba giờ, tùy thuộc vào loại xe. Quá mỗi giờ, khách sẽ phải trả thêm 15 nghìn đồng. Mức giá này được cho là hợp lý cho một chuyến đi ngắm cảnh ven hồ.

Đạp xe quanh hồ Tây là trải nghiệm mà nhiều người cho rằng, đã thử rồi sẽ thích... thử tiếp. Bởi ngoài đạp xe, khách du lịch có quá nhiều điểm dừng chân để khám phá, hay nếm thử các món ăn. Quanh hồ Tây còn có những đầm sen, mùa hè sen nở tạo nên những khung cảnh thơ mộng. Hoạt động đạp xe quanh hồ Tây chỉ thưa vắng vào những ngày đông giá rét. Thời tiết ấm dần cũng là lúc phong trào đạp xe đông vui trở lại.

Từ ngày 11/8, dịch vụ xe đạp công cộng đã xuất hiện tại Thủ đô Hà Nội. Với mức chi phí 5.000 đồng cho mỗ 30 phút đạp xe, người dân Hà Nội đã có thể đạp xe nâng cao sức khỏe và di chuyển "xanh" hơn trong nội thành.

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm đạp xe từ Hồ Tây đến Hồ Gươm xem hệ thống xe đạp công cộng này có gì đặc biệt!

Khởi hành từ trạm xe đạp đường Thanh Niên, chúng tôi chỉ mất 5 phút để đăng ký thành công một tài khoản trên app TNGo, thanh toán qua ví điện tử và bắt đầu lấy xe

Sau khi quét mã QR trên khóa xe, xe sẽ được mở khóa ngay lập tức để sử dụng

Người dùng lấy xe và trả xe tại trạm. Hiện có 79 trạm xe đạp khắp Hà Nội. Có bản đồ trên app để chỉ dẫn đến trạm xe gần nhất đồng thời hiển thị số lượng xe đang có ở mỗi trạm

Mỗi xe đạp cũng có hệ thống GPS tích hợp với app để ghi lại hành trình di chuyển của người dùng

Cảm quan chung là chiếc xe đạp rất chắc chắn, thiết kế thân thiện với người dùng cùng giỏ xe, giá để cốc, ghế nâng hạ theo chiều cao và lốp không hơi

Chị Ái Vân [du khách từ TP.HCM] sử dụng xe đạp công cộng để tham quan Hồ Tây. Đây một trải nghiệm thú vị trong những ngày chớm thu tại Hà Nội

Con đường Phan Đình Phùng nhiều bóng mát với những tia nắng xiên xuống lòng đường

Một khung cảnh rất thư thái và lãng mạn khi đạp xe ngày thu

Các bạn trẻ tạo dáng chụp ảnh cùng cúc họa mi và xe đạp trên đường Phan Đình Phùng

Di chuyển bằng xe đạp, bạn có thể tham quan đặc sản "ngõ nhỏ phố nhỏ" của phố cổ Hà Nội, hoặc dừng chân ở các gian hàng để mua sắm

Người dùng được chủ động dừng lại và gạt khóa xe bất kỳ lúc nào. Khi muốn đi tiếp chỉ cần vào app và nhấn mở khóa xe

Cung đường đạp xe cho phép chúng tôi tham quan phố bích họa Phùng Hưng và dành thời gian nghỉ ngơi, uống nước tại đây

Điểm đến cuối cùng là Hồ Gươm xanh mát, nơi có nhiều người dân cũng đang đạp xe, tản bộ

Kết thúc chuyến hành trình, chúng tôi trả xe tại trạm xe đạp công cộng trên phố Lê Thạnh cách Hồ Gươm chỉ 300m

Quãng đường đạp xe hơn 5km giúp tiêu thụ 152 Calo và giảm thiểu 0,5kg Carbon cho thành phố Hà Nội

Chúng tôi đạp xe gần 2 tiếng, bao gồm cả thời gian di chuyển và dạo chơi, ngắm cảnh. Chi phí phải trả cho chuyến xe này là 21.000 đồng

Không chỉ là một trải nghiệm tham quan du lịch, người dân thành phố hoàn toàn có thể sử dụng xe đạp để luyện tập thể dục hoặc đi học, đi làm hàng ngày. Hiện nay có nhiều trạm xe đạp được đặt gần bến xe buýt và tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông để người dân kết hợp di chuyển

Chủ Đề