Đất có lề, quê có thói có nói về giá trị đạo đức không

Đọc khoảng: 3 phút

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của từng nơi, từng chốn là một yêu cầu ứng xử văn hóa của mỗi người trong quan hệ xã hội. Người Việt Nam ta nhắc nhở nhau “đất có lề, quê có thói” cũng vì lẽ đó.

Ở câu tục ngữ này, theo nguyên tắc kết hợp để tạo tính cân đối trong thành ngữ, tục ngữ thì đất tương ứng với quê, lề tương ứng với thói. Lề chính là lề lối, thói phép, quy tắc, thông lệ. Chúng ta thường gặp trong các tổ hợp từ như lề lối, lề luật. Nó cũng hòa nhập với nghĩa của từ lệ trong các tổ hợp như lệ thường, luật lệ, thường lệ. Thói là cách thức quen thuộc, là tục lệ, tập quán, phong tục.

Từ sắc thái trung hòa trong thói phép, thói tục… dần dà nó đẫm sắc thái tiêu tực để chỉ tính nết, lối sống như thói đời, quen thói, thói hư tật xấu… “Thúc Sinh quen thói bốc giời/Trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Dẫu vậy ý nghĩa của câu tục ngữ “Đất có lề, quê có thói” vẫn mang ý nghĩa về một vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Câu tục ngữ dạy chúng ta biết tôn trọng quy tắc ứng xử của làng xã Việt Nam, giúp chúng ta biết được sức mạnh của lề luật bởi “phép vua còn thua lệ làng”.

Xem thêm: Ăn "mày" là gì? "mày" có phải là đồ ăn?

Câu tục ngữ cũng không chỉ giúp chúng ta biết học hỏi các phép ứng xử phù hợp mà còn biết hướng về nguồn cội. Bởi tạo ra lề, thói chính là quần thể dân cư nơi ấy. Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến tạo dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng với điều kiện sống vùng miền và phương thức sản xuất sinh hoạt ngày xưa nên trong tương đồng vẫn có những dị biệt. Thế nên, dẫu đi đâu về đâu, cũng đừng bao giờ quên mảnh đất chôn rau cắt rốn, đừng quên những phong tục, thói quen, lề lối đã nuôi ta lớn lên về cả tâm hồn và thể xác. Dẫu có địa vị cao sang, dẫu có xa cách bao nhiêu năm thì khi về đến cổng làng vẫn phải giữ được giọng nói và lề thói quê hương.

Bởi cáo chết ba năm còn quay đầu về núi huống chi là con người. Như người Việt ta có một phong tục đẹp “Hàng năm ăn đâu làm đâu/Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ” [Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm]. Dĩ nhiên tôn trọng lề thói quê mình thì cũng phải biết quý trọng tục lệ quê người, bởi dù chưa hợp với mình nhưng là bản sắc vùng miền của họ. Ví như phong tục ăn giỗ, cúng giỗ của người dân ba miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác nhau nhất định hay là những lề thói như ma chay, cưới hỏi… đều mỗi nơi có những cách thức khác nhau. Chính vì thế mà thế hệ đi trước luôn dặn dò và trao truyền cho thế hệ sau biết giữ gìn những nét bản sắc văn hóa quê hương như nhà thơ người dân tộc Tày là Y Phương từng nói với con:

Xem thêm: Lê Văn Duyệt và bản án oan tàn khốc thời Nguyễn

“Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi! Tuy thô sơ da thịt Lên đường không bao giờ được nhỏ bé

Nghe con !”

Các câu tương tự: Nhập gia tùy tục, Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá…

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bác Hồ có bài thơ nào nói về kỷ luật ?

Giải thích câu tục ngữ : Đất có lề quê có thói Nước có vua nhà có bụt.

Bỏ túi ngay tục ngữ ‘Đất có lề, quê có thói’, để không gặp rắc rối khi đi đến một vùng đất mới

[VOH] - Bạn đã nghe qua tục ngữ ‘Đất có lề, quê có thói’ chưa? Tại sao người ta hay nhắc nhở nhau trước lúc du lịch hay sinh sống ở một quốc gia khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Bạn là người lần đầu tiên hay người thường xuyên đi du lịch, ngoài việc chuẩn bị hành lý, vật dụng cá nhân cần thiết phục vụ cho chuyến đi. Chắc chắn bạn sẽ cần tìm hiểu thêm thông tin về quy định, phong tục tại địa điểm ấy.  

Mọi người cũng thường truyền tai nhau về câu “Đất có lề, quê có thói” để có cách ứng xứng phù hợp, hòa nhập cùng với vùng đất và người dân nơi đó. 

1. Đất có lề, quê có thói là gì? 

Tục ngữ “Đất có lề, quê có thói” được phân chia thành hai vế rõ ràng, không quá khó để ta hiểu. Theo đó, từ “lề” tương đồng với “lệ” thường đi kèm với các cụm từ như: luật lệ, thông lệ, tục lệ, … 

Cụm “đất có lề” mang ý nghĩa là mỗi đất nước, vùng đất đều có những quy định, phép tắc riêng đòi hỏi ta phải tuân thủ theo, nếu muốn di chuyển đến đó. 

Lấy ví dụ bạn muốn du lịch hay sinh sống tại Singapore thì nhất định không thể bỏ qua những quy định như: không được hút thuốc lá ở hầu hết mọi nơi trừ ở nhà mình, không tụ tập tổ chức tiệc tùng hay vui chơi gây tiếng ồn sau 22h. Thậm chí, bạn cũng có thể bị xử phạt nếu sử dụng mạng wifi miễn phí của người khác.

Cuối cùng là cụm từ “quê có thói”, chữ "thói" trong câu tục ngữ bạn hiểu là thói quen, phong tục, tập quán của từng lãnh thổ, địa phương. “Nhập gia tùy tục” là việc bạn không thể tránh khỏi khi đến chơi hay sinh sống ở một nơi khác. 

Như vậy, cả câu tục ngữ “Đất có lề, quê có thói” mang ý nghĩa là bất cứ nơi nào cũng đều có lề lối, phong tục tập quán của nơi đó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có những cách ứng xử hợp, tránh trường hợp bị cho là kém duyên. Thậm chí tệ hơn là bị xử phạt, hay ngồi tù!. 

Xem thêm: Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ 'Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống'

2. Đất có lề, quê có thói nói về đức tính gì? 

Tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống cũng như đạo lý của dân tộc. Qua đó, dạy ta biết tôn trọng các quy tắc ứng xử, phong tục tập quán của mỗi vùng miền, địa phương. Mở rộng là tuân thủ luật pháp, quy tắc tại Việt Nam nói riêng cũng như quốc gia khác trên thế giới nói chung. 

“Đất có lề, quê có thói” cũng như lời nhắc nhớ về quê hương cho những đứa con xa nhà. Dẫu có đi đến đâu, cách xa bao nhiêu năm tháng chăng nữa, vẫn không bao giờ quên thói quen, tập quán nơi chôn rau cắt rốn. 

Hơn thế nữa, “Đất có lề, quê có thói” là bài học về tính kỷ luật. Thế hệ trẻ cần giữ nguyên các những giá trị truyền thống đã được ông cha ta gầy dựng. Thuận theo lối sống nề nếp để tạo nên bản sắc văn hóa cho dân tộc bao đời nay. 

Tính kỷ luật giúp ta hoàn thiện bản thân, để mọi việc được thực hiện theo đúng trật tự, khuôn khổ đã đề ra. Đồng thời, chúng ta trở thành con người sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Xem thêm: Tuyển tập 34 câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ về kỷ luật được đúc kết theo thời gian

3. Những câu nói hay, danh ngôn về kỷ luật và pháp luật 

Cùng theo dõi những câu nói hay về đức tính kỷ luật, mong rằng như một kim chỉ nam để bạn tránh vấp phải những điều không hay, hoàn thiện bản thân, và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

  1. Kỷ luật là điều bạn phải có để kháng cự lại sự cám dỗ của lý lẽ ngụy biện. – Brian Tracy
  2. Kỷ luật tự thân là sức mạnh. Suy nghĩ đúng là ưu thế. Sự bình tĩnh là quyền lực. - James Allen
  3. Ít người sinh ra đã can đảm; rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỷ luật. – Flavius Vegetius Renatus
  4. Khi bạn nghiêm khắc với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ dễ dàng. Khi bạn dễ dàng với bản thân, cuộc sống tự nhiên sẽ khó khăn. – Zig Ziglar
  5. Chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai thứ: sự đau đớn của kỷ luật hay sự đau đớn của hối tiếc hoặc thất vọng. – Jim Rohn
  6. Kỷ luật tự thân bắt đầu bằng việc làm chủ những suy nghĩ của mình. Nếu bạn không kiểm soát điều mình nghĩ, bạn sẽ không thể kiểm soát điều mình làm. – Napoleon Hill
  7. Kỷ luật tách biệt khỏi trí tuệ không phải là kỷ luật thực sự, mà chỉ là sự theo đuổi tục lệ một cách vô nghĩa, cũng chính là ngụy trang cho sự ngu dốt. – Rabindranath Tagore
  8. Kỷ luật là cầu nối giữ tư duy và thành tựu. Kỷ luật đến với những người nhận thức rằng một con diều muốn bay phải nâng mình lên gió; rằng tất cả những điều tốt đẹp đều đạt được bởi những người sẵn lòng bơi ngược dòng; rằng trôi vô định qua cuộc đời chỉ dẫn tới sự cay đắng và thất vọng. Kỷ luật là nền tảng để dựng xây tất cả thành công. Thiếu kỷ luật chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại. - Jim Rohn
  9. Thành công không gì hơn là một vài kỷ luật nho nhỏ, được thực hiện hàng ngày; trong khi thất bại chỉ đơn giản là vài lỗi sai trong phán đoán, được lập lại hàng ngày. Chính tổng sức nặng của những kỷ luật ta tuân theo và phán đoán của ta sẽ dẫn ta tới hoặc sự thịnh vượng hoặc thất bại. - Jim Rohn
  10. Tình yêu không phải là một thứ tự nhiên. Đúng hơn, nó đòi hỏi kỷ luật, sự tập trung, lòng kiên nhẫn, niềm tin, và việc vượt qua được sự ái kỷ. Nó không phải là một cảm xúc. Nó là hành động thực hành. – Erich Fromm
  11. Một phần quan trọng của công thức hạnh phúc là kỷ luật tự thân. Bất cứ ai chinh phục được chính mình sẽ có được hạnh phúc sâu sắc đem lại niềm vui sướng tràn ngập trái tim. – Norman Vincent Peale
  12. Chính nghị lực kéo ta dậy khỏi giường, sự tận tụy thôi thúc ta hành động, và kỷ luật khiến ta bền bỉ đi hết đường. – Zig Ziglar 
  13. Luật lệ được tạo ra cho những người không sẵn lòng xây dựng luật lệ cho bản thân mình. – Chuck Yeager 

Qua bài viết hy vọng rằng, bạn phần nào hiểu được ý nghĩa của tục ngữ “Đất có lề, quê có thói”. Đồng thời, góp phần chung sức giữ gìn và phát huy những quy tắc, thói quen được xem là bản sắc, nét đặc trưng của dân tộc ta. Cũng như, tôn trọng và yêu quý những phong tục, tập quán của “nước bạn” khi du lịch hay sinh sống tại đó. 

Sưu tầm 
Nguồn ảnh: Internet 

Video liên quan

Chủ Đề