Đất đai là gì tư liệu sản xuất đặc biệt

Quan hệ sở hữu đất đai ở tất cả các nước đều chứa đựng các phương diện trên [với mức độ khác nhau đối với từng loại đất], do đó quan hệ sở hữu đất đai là một loại quan hệ sở hữu đặc biệt, dù trong chế độ sở hữu nào cũng liên quan đến quyền, trách nhiệm. lợi ích của cả một dân tộc, quốc gia, Nhà nước, cộng đồng và các chủ thể sở hữu - sử dụng cụ thể đất đai.

Sở hữu đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường: đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất, mà đã được tiền tế hóa, trở thành một nguồn lực - yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, trở thành một hàng hóa đặc biệt với một thị trường đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội [tức là đất đai chuyển từ trạng thái quan hệ vật chất - giả trị sử dụng thuần túy, song gắn chặt với giá trị trao đổi].

Các hình thức sở hữu đất đai chủ yếu hiện nay trên thế giới

  • Sở hữu nhà nước.
  • Sở hữu cộng đồng.
  • Sở hữu tư nhân.

Do những điều kiện lịch sử cụ thể, ở một số nước có thể có một số hình thức sở hữu khác với những tên gọi như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể ở một số nước xã hội chủ nghĩa; cũng có cả các hình thức sở hữu hỗn hợp, cổ phần... trong điều kiện kinh tế thị trường.

2. Công năng của đất đai

Do những đặc thù của quan hệ đất đai, các chế độ sử dụng đất đại thường gắn liền với công năng đất đai. Tức là đất đai có thể được sử dụng vào các mục đích gì của con người công năng của đất đai được chế định bởi hai yếu tố:

- Yếu tố tự nhiên: Nói lên bản thân đất đó có thể được sử dụng vào mục đích gì.

- Yếu tố pháp lý: Nói lên về mặt pháp luật đất đó được quy định sử dụng cho mục đích gì? [ví dụ đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất chuyên dụng, đất giao thông, xây dựng các công trình công cộng, đất kinh doanh...]

Tổng hợp yếu tố tự nhiên và yếu tố pháp lý tạo nên công năng thực và giá trị của đất theo công năng thực. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công năng của đất đai cụ thể [ở một khu vực nào đó, địa điểm nào đó, loại đất nào đó] có thể thay đổi do quy định quy hoạch của Nhà nước, hoặc do thay đổi của điều kiện tự nhiên, hoặc do chủ sử dụng đất thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật cho phép [ví dụ từ đất nông nghiệp thành đất ở, đất chuyên dùng, đất xây dựng công trình công cộng, đất khu công nghiệp...]. Khi thay đổi công năng của đất đai sẽ kéo theo thay đổi giá trị của đất phù hợp với công năng mới. Vấn đề kinh tế đất gắn liền với xác định công năng của đất đai.

3. Quan hệ đất đai chứa đựng tổng hợp các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường...

Quan hệ đất đai liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể: quốc gia, nhà nước, cộng đồng, gia đình, người sở hữu - sử dụng cụ thể; cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, quan hệ sở hữu đất đai là một loại quan hệ sở hữu đặc biệt, các hình thức sở hữu về đất đai như sở hữu cộng đồng, sở hữu tập thể hay hình thức sở hữu tư nhân... trên thực chất đều là sở hữu hạn chế [với những mức độ hạn chế khác nhau tùy theo mỗi nước], khác với các quyền sở hữu đầy đủ - tuyệt đối như đối với các tài sản khác. Do những đặc điểm của quan hệ đất đai, với vai trò đặc biệt của mình, Nhà nước có quyền định đoạt tối cao [theo luật định] đối với mọi loại đất của một quốc gia, của mọi chủ sở hữu - sử dụng [trong đó có các quyền như quản lý nhà nước, quy hoạch sử dụng đất, quy định công năng đất, thu thuế, trưng thu, trưng mua...]; tuy nhiên có sự khác nhau về phạm vi, mức độ, nội dung cụ thể về quyền năng của Nhà nước đối với quan hệ đất đai giữa các nước.

4. Mỗi loại đất đòi hỏi một hình thức sở hữu - sử dụng và một phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp

Đối với đất ở khác đất xây dựng, đất khu công nghiệp, đất xây dựng các công trình sản xuất, kinh doanh, các công trình công cộng; Đặc biệt, đối với đất sản xuất nông nghiệp, lịch sử phát triển nông nghiệp của thế giới [cũng như những kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây] đã chỉ rõ: nói chung, sản xuất nông nghiệp không thích ứng với hình thức sở hữu và sản xuất phong kiến, hình thức sản xuất và kinh doanh với lao động làm thuê tư bản chủ nghĩa [trừ một số ít loại cây, con có thể phù hợp ở một quy mô thích hợp], mà hình thức sở hữu và sản xuất kinh doanh nông nghiệp phố biến nhất và hiệu quả nhất là hình thức nông trại - trang trại với quy mô khác nhau ở từng nước. Sản xuất nông nghiệp về cơ bản cũng không thích ứng với hình thức sở hữu tập thể hóa đất đai, tư liệu sản xuất và sản xuất tập thể tập trung, xóa bỏ cơ sở kinh tế hộ gia đình [dưới các hình thức nông trưởng, nông trang, công xã nhân dân, hợp tác xã tập thể] ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

Ở đây, đòi hỏi thái độ làm chủ trực tiếp của người chủ sở hữu - sử dụng, chủ sản xuất trong suốt quá trình sản xuất, ở mọi khâu cho đến sản phẩm cuối cùng; không thích hợp với thái độ, cách ứng xử của người làm thuê làm công ăn lương của chủ chung hoặc vô chủ.

Những đặc điểm trên nói lên quan hệ sở hữu đất đai là một quan hệ đặc biệt, dù ở chế độ sở hữu nào thì vẫn có vai trò tối cao của Nhà nước can thiệp trực tiếp vào quan hệ sở hữu đất đai của mọi chủ thể đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Do đó, các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng hay sở hữu tập thể... đều là sở hữu đặc biệt, sở hữu hạn chế, không phải là sở hữu đầy đủ, tuyệt đối như sở hữu các tài sản khác.

5. Mối quan hệ giữa chế độ sở hữu đất đai với quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế thị trường

Ở tất cả các nước trên thế giới nói chung, khi đi vào quá trình công nghiệp hóa đều phải xử lý mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, trong đó có vấn đề quan hệ sở hữu đất đai. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa đều phải dựa vào ba nguồn lực chủ yếu sau: đất đai [giá rẻ]; lao động [với giá rẻ], sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp [với giá rẻ].

Ở các nước có chế độ phong kiến phát triển mạnh mẽ, điền hình, lâu dài, với chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến - nông nô đã trói chặt người nông dân vào đó, không tạo được mạnh mẽ ba nguồn lực trên nên quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa - cũng là gắn với quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế thị trường bị chậm hơn các nước khác [như nước Nga so với các nước Tây Âu].

Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi [và buộc phải] xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi quan hệ đất đai để tạo thị trường đất đai, thị trường lao động cho công nghiệp; đồng thời chuyển nền nông nghiệp sang phát triển sản xuất hàng hóa nông sản để phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Đây là một quá trình tất yếu đối với các nước đi vào công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường.

Quan hệ đất đai [trước hết là ruộng đất] trong cách mạng dân tộc dân chủ khác với quan hệ đất đai trong cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường. Nếu như trong cách mạng dân tộc dân chủ, yêu cầu hàng đầu là người cày phải có ruộng, thì trong cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa lại đặt ra yêu cầu phải từng bước “giải phóng” một cách vững chắc, hiệu quả [cả về kinh tế và xã hội] người nông dân ra khỏi quan hệ đất dai để thúc đẩy quá trình công nhiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện để rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, diễn ra quá trình tích tụ - tập trung ruộng đất một cách hợp lý cho phát triển nông nghiệp hàng hóa [điều này phụ thuộc vào điều kiện đất đai, hình thức canh tác và truyền thống của mỗi nước]. Chính vì lẽ đó, ngày nay ở một số nước có quan hệ ruộng đất chênh lệch nhiều nhưng người ta cho rằng không nên tiến hành cải cách ruộng đất để chia đều ruộng đất lại, mà phát triển công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp - nông thôn, giữ và tạo quy mô ruộng đất của các nông trại phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả. Chính vì vậy, đối với các nước đi sau, đang phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì vai trò và mức độ chủ động của Nhà nước trong việc điều tiết quan hệ sở hữu đất đai ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhằm phát huy cao lợi thế sánh và huy động nguồn lực to lớn từ tài nguyên đất đai cho sự 80 phát triển nhanh - bền vững đất nước. Trong bối cảnh đó, những nhận thức, quan niệm cứng nhắc, máy móc về chế độ sở hữu đất đai sẽ không còn thích hợp.

Khái niệm đất đai là gì?

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Tại sao đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt?

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì các loại tư liệu sản xuất khác thì con người có thể tạo ra và thay thế được, còn đất đai con người không thể tạo ra và không thể thay thế được. + Chính trị - Xã hội: Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với gần 70% dân số Việt Nam còn sống chủ yếu dựa vào nghề nông.

Đất và đất đai khác nhau như thế nào?

Như vậy, khái niệm đất hẹp hơn đất đai, bởi đất ở đây là một dạng vật chất trong Trái Đất không có quy định pháp lý rõ ràng, còn đất đai hay thường được gọi là vùng đất, thửa đất, mảnh đất được pháp luật thừa nhận sự tồn tại và trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức.

Đất đai có gì đặc biệt?

Đất đai có những đặc điểm sau: - Đất đai có tính cố định, không thể di chuyển, tính cố định vị trí quyết định giới hạn theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Đặc biệt, đất đai không thể sinh sản chính vì vậy đây là tài sản có hạn. - Giá trị của đất đai phụ thuộc vào vị trí, khu vực.

Chủ Đề