Đậu tương thuốc ngành gì

GMO [sinh vật biến đổi gen – BĐG] vẫn tiếp tục là một chủ đề nóng trong ngành thực phẩm, và đậu nành là một phần quan trọng trong những thảo luận đó vì cây trồng này chiếm một lượng đáng kể trong số những loại cây BĐG được trồng tại Hoa Kỳ.

Khi mọi người muốn biết thêm về nguồn gốc thực phẩm của mình đến từ đâu, chúng chứa đựng những gì và cách chúng được gieo trồng như thế nào, thì điều cần thiết là phải hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm BĐG. Đậu nành là một ví dụ tuyệt vời để giải thích và minh họa về vấn đề BĐG – hay còn gọi là kỹ thuật di truyền sinh học, vì đây là loại cây trồng đa năng, thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến và là một thành tố quan trọng trong công cuộc đổi mới thực vật – một trong những chủ điểm quan tâm của người tiêu dùng trong năm mới.

Ảnh 1: Đậu nành – ngôi sao trong làng thực phẩm biến đổi gen [Nguồn: Foodinsight.org]

Công nghệ BĐG mang lại lợi ích cho nông dân và người tiêu dùng

Người tiêu dùng đôi khi quy kết rằng phẩm BĐG thiếu tính bền vững và không an toàn, nhưng những thực phẩm này lại hoàn toàn chứng minh điều ngược lại. Các sản phẩm BĐG đã được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về độ an toàn và chúng được xem là an toàn để sử dụng tại Hoa Kỳ. Bằng chứng khoa học cho thấy rằng chúng không hề có thêm bất kỳ tác dụng phụ nào khi ăn. Ngoài ra, cây trồng BĐG còn mang lại những lợi ích trong canh tác như tăng năng suất và làm giảm sử dụng thuốc trừ sâu. Người nông dân trồng cây trồng BDG có thể tiết kiệm thời gian và sức lao động; đồng thời có thêm các lợi ích về kinh tế và môi trường.

Kỹ thuật di truyền sinh học hoạt động như thế nào?

Kỹ thuật di truyền sinh học có thể được thực hiện theo một vài cách khác nhau, nhưng ý tưởng chung là tạo ra thay đổi nhỏ cho DNA [mã di truyền của sinh vật] trên cây trồng mục tiêu. Ở hầu hết các trường hợp, cây trồng BĐG được thiết kế để tạo thêm các gen mới nhằm cung cấp các tính trạng cụ thể, chẳng hạn như khả năng kháng thuốc trừ cỏ và/hoặc sâu bệnh. Đậu nành nói riêng, thường được sửa đổi gen bằng phương pháp này. Việc cấy thêm gen cụ thể vào cây đậu nành sẽ cải thiện được chất lượng cây trồng, làm cây khỏe hơn và có khả năng chống lại các thiệt hại tiềm ẩn. Điều quan trọng là quá trình này không cản trở tới hiệu suất của cây trồng. Do đó, mặc dù cấu trúc gen của cây bị thay đổi một chút nhưng đậu nành BĐG vẫn trông giống với đậu nành thường, có hương vị và cấu trúc dinh dưỡng tương tự.

Đậu nành GMO: Đem lại lợi ích cho nông dân

Hiện có mười loại cây trồng BĐG, và một loài một động vật [cá hồi] BĐG được phê duyệt sử dụng ở Hoa Kỳ. Những loại cây trồng và thực phẩm được tạo ra bằng phương pháp được mô tả trên đây. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng người nông dân vẫn đã luôn áp dụng phương pháp canh tác có chọn lọc qua nhiều thế hệ tạo ra những loại thực phẩm có chất lượng nhất, từ đó cũng tạo ra trên cây trồng những biến đổi gen nhất định qua hàng thiên niên kỷ của ngành nông nghiệp. Mặc dù BĐG là công nghệ mới hơn [mới có mặt trong khoảng hơn 20 năm]; nhưng mục tiêu tạo ra thực phẩm cải tiến thì không phải là ý tưởng mới – công nghệ này vẫn hướng tới việc làm cho thực phẩm trông hấp dẫn hơn, an toàn hơn và ít lãng phí hơn. Trên thực tế, phần lớn số lượng đậu nành [hơn 90%] được trồng ở Hoa Kỳ là đậu tương BĐG. Những loại đậu này thường được cấy thêm gen kháng thuốc trừ cỏ để cho phép người nông dân sử dụng thuốc để trừ cỏ mà không gây hại cho cây đậu tương. Những cây đậu tương này sau đó có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, ép thành dầu đậu nành hay được thêm vào để làm thành phần trong các loại thực phẩm như đậu phụ. Do ứng dụng công nghệ sinh học di truyền nên người nông dân nhận thấy năng suất cây trồng tăng lên; lượng đậu tương đậu tương bị hư hại giảm đi, đồng nghĩa với việc có thêm nguồn cung cho chuỗi giá trị và chuỗi thực phẩm tới nhiều người.

Tương lai của ứng dụng công nghệ sinh học trên các giống cây đậu

Đậu tương hiện là loại đậu BĐG duy nhất được bán trên thị trường ở Hoa Kỳ, nhưng công nghệ sinh học mới đang trong quá trình phát triển. Chẳng hạn Brazil đã thử nghiệm trên đậu pinto BĐG. Những cây đậu này được cấy thêm gen để bảo vệ cây trồng khỏi một loại virus phá hoại địa phương, từ đó giúp làm tăng năng suất đậu pinto và làm giảm lượng cây trồng bị mất đi do nhiễm bệnh.Ở Hoa Kỳ, khái niệm “chỉnh sửa gen” [gene editing] đang ngày một biết đến, và đậu nành BĐG đang có mặt vẫn cho thấy minh chứng cho triển vọng tăng tốc quá trình lai tạo giống đậu, thay đổi cấu trục di truyền để cải thiện khả năng phát triển và hồ sơ dinh dưỡng của loại cây trồng lương thực quan trọng này. Thông thường, đậu nành được biến đổi bằng phương pháp chuyển gen, là quá trình chuyển các gen [chẳng hạn như gen liên quan đến tính kháng thuốc trừ cỏ] từ sinh vật này sang sinh vật khác. Nhưng thuật ngữ “chỉnh sửa gen” thì lại khác. Thay vì cấy các gen mới vào cấu trúc gen, các nhà khoa học có thể sửa đổi cấu trúc gen vốn có của sinh vật và các điểm xác định sẵn. Một hệ thống đang được sử dụng theo kỹ thuật này gọi là CRISPR. Trong trường hợp này, protein CRISPR “tìm kiếm” gen thích hợp trong đậu tương và sắp xếp lại cấu trúc gen để cây đậu tương sau đó có được những đặc tính mong muốn, chẳng hạn như tính kháng thuốc trừ cỏ mà không cần thêm gen mới. Một số nhà khoa học cho rằng đây có thể là một phương pháp dễ dàng hơn, hiệu quả hơn để sửa đổi hệ gen đậu tương giúp cây có được các tính trạng mới có ích cho nông dân và cộng đồng.

Lời kết: Biến đổi gen mang lại nhiều lợi ích cho các giống đậu

Trong khi khái niệm “biến đổi gen” bằng phương pháp canh tác chọn lọc đã tồn tại qua nhiều thế hệ, công nghệ sinh học hiện đại đã khiến cho quá trình này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Cây trồng BĐG nói chung đem lại lợi ích đáng kể cho nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ, tạo thêm phúc lợi cho người nông dân và cải thiện môi trường. Đậu nành BĐG nói riêng là cây trồng phổ biến được canh tác rộng rãi bởi các tiện ích và tính linh hoạt của chúng trong việc cung cấp thực phẩm. Những công nghệ mới đang lên trong tương lai sẽ khiến cho quá trình biến đổi gen cây trồng ngày càng đáng mong đợi bởi vì những công nghệ mới đang được tạo ra từ lợi thế nền tảng công nghệ sẵn có nhưng với hiệu năng tốt hơn.

###

Chủ Đề