Đề bài - đề số 4 - đề kiểm tra học kì ii - hóa học 8

Sau đó xếp các phương trình đó vào 1 trong các loại phản ứng được học: phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế.

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM:[5 điểm]

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.[Mỗi câu đúng 0.5 điểm].

Câu 1 : Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. KMnO4, KClO3.

B. H2O, KClO3.

C. K2MnO4, KClO3

D. KMnO4, H2O.

Câu 2 Nhóm chất nào sau đây đều là oxit ?

A. CaCO3, CaO, NO.

B. ZnO, CO2, SO3.

C. HCl, BaO, P2O5.

D. Fe2O3, NO2, HNO3.

Câu 3 Nhóm kim loại đều tác dụng với nước là?

A. Ca , Na , Fe, K

B. Na , Ba, Ca , K.

C. K , Na , Ba , Al.

D. Li , Na , Cu , K.

Câu 4 Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ ?

A. NaOH, Al2O3, Ca[OH]2.

B. NaCl, Fe2O3, Mg[OH]2.

C. Al[OH]3, K2SO4, Zn[OH]2

D. KOH, Fe[OH]3, Ba[OH]2.

Câu 5 Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

A. C, Cl2, Na.

B. C, C2H2, Cu.

C. Na, C4H10, Au.

D. Au, N2, Mg.

Câu 6 Nhóm chất nào sau đây đều là axit?

A. H2SO4, HCl, HNO3.

B. Ca[OH]2, Cu[OH]2, Fe[OH]3.

C. NaOH, KOH, HCl.

C. KOH, Al[OH]3, FeSO4.

Câu 7 Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp?

A. CuO + H2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Cu + H2O.

B. CO2 + Ca[OH]2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\]CaCO3 + H2O

C. 2KMnO4 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] K2MnO4 + MnO2 + O2.

D. CaO + H2O \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Ca[OH]2 .

Câu 8 Dẫn 2,24 l khí H2 ở đktc qua ống sứ nung nóng đựng 4 gam CuO. Khối lượng Cu thu được là

A. 3,2 g. B. 0,32 g.

C. 1,6 g. D. 2,4 g.

Câu 9 Thành phần của không khí gồm những khí gì?

A. 20% khí oxi, 79% khí nitơ, 1% các khí khác.

B. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác.

C. 1% khí nitơ, 78% khí oxi, 21% các khí khác.

D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.

Câu 10 Dung dich Axit làm giấy quỳ tím chuyển thành màu gì?

A. Đỏ. B. Xanh

C. Vàng. D. Không đổi màu.

II. TỰ LUẬN:[5 điểm]

Câu 1 Cho các phương trình hóa học sau. Hãy cân bằng các phương trình phản ứng hóa học trên và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì ?.

1. CaCO3 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] CaO + CO2

2. P2O5 + H2O H3PO4

3. Al + H2SO4 Al2[SO4]3 + H2

4. Zn + HCl ZnCl2 + H2

Câu 2

a] Có 20 g KCl trong 600 g dung dịch.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl?

b] Hòa tan 1,5 mol CuSO4 vào nước thu được 750 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4

Câu 3 Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hiđro [H2] để khử 8 gam đồng [II] oxit [CuO]

a] Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ?

b] Tính khối lượng đồng [Cu] thu được?

c] Tính thể tích khí hiđro đã dùng [ở đktc]?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức điều chế oxi trong PTN được học trong sgk hóa 8 trang 92

Hướng dẫn giải:

Nguyên liệu để điều chế oxi trong PTN là các hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4; KClO3

PTHH: 2KMnO4\[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2KCl + 3O2

Đáp án A

Câu 2:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm oxit: Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố oxi.

Hướng dẫn giải:

A. Loại CaCO3 là muối.

B. Thỏa mãn

C. Loại HCl là axit.

D. Loại HNO3 là axit.

Đáp án B

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của nước trong sgk hóa 8 trang 121

Hướng dẫn giải:

A. Loại Fe không tác dụng.

B. Thỏa mãn

C. Loại Al không tác dụng.

D. Loại Cu không tác dụng

Đáp án B

Câu 4:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm baz ơ: phân tử baz ơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi đroxit [-OH]

Hướng dẫn giải:

A. Loại Al2O3 là oxit.

B. Loại NaCl là muối, Fe2O3 là oxit.

C. Loại K2SO4 là muối.

D. Thỏa mãn.

Đáp án D

Câu 5:

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của oxi trong sgk hóa 8 trang 81

Hướng dẫn giải:

A. Loại Cl2 không pư.

B. Thỏa mãn

PTHH minh họa: C + O2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] CO2

C2H2 + 5/2O2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2CO2 + H2O

2Cu + O2 \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] 2CuO

B, D. Loại Au không pư.

Đáp án B

Câu 6:

Phương pháp: Dựa vào kiến thức học về axit bazơ- muối trong sgk hóa 8 trang 126

Dựa vào dấu hiệu nhận biết công thức hóa học của axit:

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

Hướng dẫn giải:

A. Thỏa mãn

B. Loại vì tất cả đều là bazơ

C. Loại NaOH, KOH là bazơ

D. Loại KOH, Al[OH]3 là bazơ, còn FeSO4 là muối.

Đáp án A

Câu 7:

Phương pháp: Dựa vào khái niệm phản ứng hóa hợp:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học từ hai hay nhiều chất tham gia phản ứng tạo thành 1 sản phẩm.

Hướng dẫn giải:

CaO + H2O Ca[OH]2

Phản ứng trên từ 2 chất ban đầu sinh ra 1 chất sản phẩm nên là phản ứng hóa hợp.

Đáp án D

Câu 8:

Phương pháp: Cách làm bài toán lượng chất hết dư:

PTHH: aA + bB cC + dD

Theo PTHH [mol] a b

Theo Đề Bài [mol] x y

Lập tỉ lệ so sánh: \[\frac{x}{a}\] và \[\frac{y}{a}\]

+ Nếu \[\frac{x}{a}>\frac{y}{a}\]thì A dư, B phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất B.

+ Nếu \[\frac{x}{a}\frac{0,05}{1}\].

Do đó H2 dư, CuO phản ứng hết. Mọi tính toán theo số mol của CuO

Theo PTHH: nCu = nCuO = 0,05 [mol]

Khối lượng Cu thu được là:

mCu = nCu×MCu = 0,05×64 = 3,2 [g]

Đáp án A

Câu 9:

Phương pháp: Dựa vào kết luận thành phần về không khí trong sgk hóa 8 trang 96

Hướng dẫn giải: Thành phần của không khí gồm: 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác

Đáp án D

Câu 10:

Hướng dẫn giải: Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Đáp án A

II. TỰ LUẬN:[5 điểm]

Câu 1:

Phương pháp: Dựa vào 1 trong các phương pháp cân bằng PTHH đã được học để cân bằng:

Phương pháp cân bằng chẵn lẻ, phương pháp nguyên tử - nguyên tố, phương pháp hóa trị... để cân bằng PTHH.

Sau đó xếp các phương trình đó vào 1 trong các loại phản ứng được học: phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế.

Hướng dẫn giải:

1 . CaCO3\[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] CaO + CO2

[phản ứng phân hủy]

2 . P2O5 + 3H2O 2H3PO4

[phản ứng hóa hợp]

3 . 2Al + 3H2SO4 Al2[SO4]3 + 3H2

[phản ứng thế]

4. Zn + HCl ZnCl2 + H2

[phản ứng thế]

Câu 2:

Hướng dẫn giải:

a] Nồng độ phần trăm của dung dịch KCl là:

b] 750 ml = 0,75 [lít]

Nồng độ mol của dd CuSO4 là:

Câu 3:

Phương pháp: a] PTHH được học trong tính chất hóa học của H2

b] Tính số mol Cu theo số mol CuO dựa vào PTHH, sau đó áp dụng công thức:

mCu = nCu × MCu

c] Tính số mol Cu theo số mol CuO dựa vào PTHH, sau đó áp dụng công thức:

VH2 [đktc] = nH2 x22,4

Hướng dẫn giải:

a] Phương trình phản ứng:

H2 + CuO \[\xrightarrow{{{t}^{0}}}\] Cu + H2O

b] Theo bài ta có nCuO = = 0,1 mol

- Theo PTPƯ ta có: nCu = nCuO = 0,1 mol

Khối lượng Cu tạo thành là:

mCu = nCu × MCu = 0,1x64 = 6,4 gam

c] Theo PTPƯ ta có: : nH2 = nCuO = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:

VH2 [đktc] = nH2x22,4 = 0,1x22,4 = 2,24 lít

Nguồn: Sưu tầm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề