Đề cương kịch bản là gì

Kịch bản, một phần tất yếu của các nhà biên kịch, một kịch bản hay là tiền đề cho một bộ phim, vở kịch... hấp dẫn

Như ở Kỳ 1 và Kỳ 2 chúng ta đã tìm hiểu về biên kịch và phẩm chất cần có của biên kịch, thì ở kỳ 3 này Sam Global sẽ đưa các bạn tới với thứ quan trọng nhất mà khi không có nó chắc chắn bạn sẽ không thể là biên kịch.

Vậy thứ quan trọng nhất phải kể đến là kịch bản, dù tay mơ hay chuyên nghiệp chắc chắn kịch bản là thứ bạn sẽ bắt đầu đầu tiên trên con đường trở thành một biên kịch. Cùng Sam tìm hiểu về kịch bản nhé!

Kịch bản là gì?


Trước hết hãy cùng tìm hiểu khái niệm về kịch bản, Kịch bản trong tiếng Anh được dịch là Scripting. Trước khi đi vào sản xuất một sản phẩm quảng cáo, TVC, phim truyền hình, điện ảnh cho tới các vở kịch, múa … thì kịch bản được xem là khâu đầu tiên cần thực hiện. Thông thường, các biên kịch sẽ dựa vào các tác phẩm truyện ngắn, văn học hay tiểu thuyết để lên một kịch bản có thể phác thảo đầy đủ về âm thanh, ngôn ngữ, hình ảnh dựng lên thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực điện ảnh hiện nay thì không thể thiếu kịch bản và nhà biên kịch chính là người viết lên các kịch bản. 

Có nhiều cách để viết một kịch bản, theo một cách truyền thống là viết bằng tay, cách này cũng có nhiều cái hay cái dở của nó. Vì khi viết tay lên giấy bạn luôn phải kè kè cuốn kịch bản của mình trong tay, đi bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Một cách tiện lợi hơn trong thời đại 4.0 này thay vì ngồi viết kịch bản lên giấy như trước kia thì chúng ta có thể dùng công cụ hỗ trợ đánh máy chữ như điện thoại di động, máy tính bảng, macbook, rất tiện lợi và nhiều tính năng thú vị giúp tiết kiệm thời gian. Phần nội dung cốt truyện cũng vì thế mà được các biên kịch chăm chút câu từ, lời thoại cho nhân vật hơn.

Nguyên tắc khi viết kịch bản


Khi hiểu kịch bản là gì, bạn chắc chắn sẽ thích thú, nhưng không vội hãy bước từng bước. Dù là viết kịch bản phim ngắn hay phim dài tập thì đều đòi hỏi người biên kịch nắm bắt được đúng quy trình viết.

- Bước đầu tiên?
Là bước đầu, bạn chỉ nên viết kịch bản phim ngắn. Cách này sẽ giúp bạn tiếp cận và chọn cho mình lối đi dễ nhất. Một câu chuyện ngắn, xúc tích có ý tứ, câu chuyện rõ ràng sẽ giúp nâng cao khả năng xâu chuỗi các sự kiện trước sau, sắp xếp các tình tiết một cách hợp lý nhất.

Với các bộ phim ngắn thì thời gian thường sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 15 giây tới 45 phút. Để đáp ứng thời lượng đó thì nội dung phim cũng không cần quá dài, mà đi sâu vào nội dung từng cảnh đắt giá để đạt hiệu quả trong việc đem lại cảm xúc cho người xem. Bởi lẽ, nội dung càng kéo dài thì chi phí sản xuất sẽ càng bị lên cao, trong khi thực tế chi phí chi trả cho phim ngắn thường rất thấp.

- Trình tự khi viết kịch bản

Cấu trúc 3 hồi trong viết kịch bản
Trong một kịch bản bạn cần phải từ tốn, viết bằng cả con tim, tâm huyết giúp kịch bản của bạn có hồn. Phải chăm chút từ ý tưởng [idea], logline, bản tóm tắt [synopsis], đề cương [treatment], kịch bản [screenplay]... bạn phải sắp xếp theo một trình tự, cấu trúc nhất định để có một kịch bản trọn vẹn.

- Sáng tác đi kèm thực tế

Phim "Tiệc trăng máu"
Tại thị trường Việt Nam, yếu tố thực tế luôn là điều mà khán giả mong đợi nhất. Ngoài những sáng tạo của bản thân trong lối dẫn, cách kể thì bạn nên bám sát thực tế. Có những phân cảnh bạn hình dung trong đầu rất đẹp rất lung linh, nhưng thực tế khó có thể thực hiện, hoặc chi phí chi trả cho dựng bối cảnh hay kỹ thuật kỹ xảo là rất cao.

- Cách kể chuyện
Khác với một bài văn, thì kịch bản phim từ ngữ phải có tính tượng hình cao giúp người đọc, nhà sản xuất khi đọc kịch bản của bạn hình dung được những gì bạn viết và mong muốn, có thể gọi là cách kể câu chuyện bằng hình ảnh trên giấy. Bạn cũng đừng chú tâm vào thời lượng của nó vì khi xem phim khán giả chỉ quan tâm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mà bạn truyền tải, vì vậy hãy tập trung vào những tình tiết mới lạ, phá cách và cụ thể.

- Chọn lọc những chi tiết cũ trong sáng tác
Trong rất nhiều bộ phim thường xuất hiện rất nhiều chi tiết cũ được sử dụng lại nhiều lần và hầu hết các nhà biên kịch mới thường nghĩ đó sẽ là cách giúp kịch bản của họ được chú ý hơn. Nhưng thực tế nó lại khác, bởi lẽ nó sẽ mất đi dấu ấn riêng nếu bạn chưa có tư duy kết nối logic cho các tình tiết trong phim. Gây cho kịch bản của bạn bị rời rạc, kém hấp dẫn.

Trên đây là Kỳ 3 về kịch bản, tuy nhiên bạn khoan vội đặt bút viết nhé hãy tiếp tục theo dõi để Sam Global chia sẻ cho bạn nhiều thứ nữa về kịch bản ở các kỳ sau.

Chúc các bạn thành công!

Theo Gip - Sammedia.vn

Hiện nay, thế giới điện ảnh đang ngày càng phát triển, chính vì vậy nghề biên kịch trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra rất nhiều nhiều sự cạnh tranh, đòi hỏi những cây viết phải biết cách viết kịch bản sao cho hay và hấp dẫn nhất. Nếu bạn là người mới bước chập chững vào nghề biên kịch, thì hãy tham khảo những bí quyết viết kịch bản mà UNICA chia sẻ dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị

Nắm được kịch bản là gì?

Đối với nghề viết kịch bản nói riêng và các nghề khác nói chung luôn đòi hỏi bạn phải thực sự có cái nhìn chung về nó, có như vậy thì bạn mới có thể thực hành một cách tốt nhất. Riêng đối với nghề biên kịch, bạn phải nắm được định nghĩa kịch bản là gì trước khi học cách viết kịch bản.

Cụ thể, kịch bản là một bản thảo phác thảo toàn bộ các yếu tố liên quan đến một câu chuyện, sự việc cụ thể như: âm thanh, hình ảnh, lời thoại, cử chỉ, hành động, biểu cảm... Về độ dài thì sẽ tùy theo nội dung câu chuyện mà người biên kịch sẽ tiến hành phân cảnh.

>>> Xem ngay: Làm sao để học Animation hiệu quả? Học Animation ở đâu


Kịch bản là một bản phác thảo về một câu chuyện, sự việc

Đối với những kịch bản của những bộ phim lớn thì đó không chỉ là thành quả của một người mà là cả đoàn sản xuất. Đặc biệt, thể loại kịch bản phim truyền hình hoặc phim giải trí thường chú trọng cả phần nghe và phần nhìn, chính vì vậy đòi hỏi nhà biên kịch phải có sự tư duy sáng tạo trong ngôn ngữ.

Tham khảo các kịch bản mẫu

Nếu lĩnh vực bạn đam mê là làm phim thì bạn nên tham khảo các kịch bản phim mẫu, đặc biệt là kịch bản của những bộ phim nổi tiếng. Bởi, thông qua những kịch bản này, bạn có thể học hỏi được cách trình bày cũng như cách viết kịch bản theo form chuẩn nhất. Khi tham khảo kịch bản mẫu, bạn nên chú ý đến những phần mô tả và lời thoại của nhân vật, bởi đây được xem là phần “hồn” của một kịch bản.

Lên ý tưởng

Khi thực hiện cách viết kịch bản, điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó chính là ý tưởng. Một ý tưởng hay đồng nghĩa với việc bạn sẽ xây dựng được một kịch bản hay. Đầu tiên, hãy lên sẵn bộ khung cho ý tưởng, hay còn được gọi là cốt truyện. Sau khi đã lên được ý tưởng chính thì bạn nên triển khai thêm những ý tưởng phụ liên kết với ý tưởng chính. Như vậy, sẽ giúp cho câu chuyện được mạch lạc và có nhiều đoạn cao trào hơn.


Ý tưởng được xem là phần quan trọng nhất của một kịch bản

Cụ thể, bạn có thể lên ý tưởng phụ thông qua việc trả lời các câu hỏi như: Tính cách các nhân vật như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò chủ chốt trong câu chuyện? Các nhân vật tương tác với nhau như thế nào? Kịch bản có lỗ hổng nào không? Những câu thoại nào giúp tạo nên tính hấp dẫn cho kịch bản? Như vậy, sau khi liên kết các ý tưởng mà bạn đã có, bạn sẽ tạo nên một ý tưởng chung hoàn chỉnh, thống nhất.

Bước 2: Thực hiện cách viết kịch bản ấn tượng

Sau khi chuẩn bị xong thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản đó chính là thực hiện viết kịch bản. Cụ thể, bạn nên tiến hành theo quy trình sau đây.

Lên đề cương cho câu chuyện

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa đề cương câu chuyện với ý tưởng câu chuyện và gộp nó là một. Tuy nhiên, thực tế hai yếu tố này hoàn toàn khác nhau. Theo đó, nếu ý tưởng là một ngôi sao sáng thì đề cương chính là bầu trời. Đề cương sẽ thực hiện nhiệm vụ miêu tả, diễn giải chi tiết ý tưởng mà bạn đã lên. Khi lên đề cương cho kịch bản, bạn cần chú ý đến những điểm sau:

-  Về độ dài: Độ dài của kịch bản sẽ tùy thuộc vào thể loại câu chuyện mà bạn muốn xây dựng. Thông thường, đối với những kịch bản phim mẫu sẽ chiếm độ dài lớn nhất [khoảng 120 trang].

-  Nội dung không rườm rà, lan man, chú ý cắt bỏ những phân đoạn không có sự liên quan đến cốt truyện, nếu không kịch bản của bạn sẽ trở thành một cuốn tiểu thuyết.

-  Chú ý tập trung vào những diễn biến chính, những mâu thuẫn và kịch tính để đẩy kịch bản lên cao trào.

>>> Xem ngay: Hướng dẫn bạn cách làm phim chuyên nghiệp, bài bản nhất


Bạn cần lên đề cương cho kịch bản dựa trên ý tưởng ban đầu

Phân cảnh cho kịch bản

Sau khi đã hoàn thành việc lên đề cương cho câu chuyện trong cách viết kịch bản, thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là phân cảnh. Tùy thuộc vào nội dung kịch bản mà bạn xây dựng sẽ có cách phân cảnh khác nhau. Mỗi phân cảnh tuy được diễn ra một cách độc lập nhưng cũng cần sự móc nối về nội dung với những phân cảnh trước. Thông thường, khi phân cảnh cho kịch bản, người ta sẽ chia thành 3 phần khác nhau, bao gồm:

-   Phần 1: Bối cảnh: Trong phần này, bạn sẽ giới thiệu chung về nhân vật cũng như bối cảnh chính [nông thôn, thành thị, gia đình, công sở hay một môi trường khác].

-   Phần 2: Đây là phần chính của câu chuyện. Cụ thể, bạn sẽ tập trung khai thác sự thay đổi của nhân vật để đẩy cao trào của câu chuyện.

-   Phần 3: Hạ màn: Tức là phần kết thúc. Trong phần này mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết và kết thúc câu chuyện [có thể là kết thúc có hậu hoặc không có hậu].

Bổ sung thêm các phân đoạn

Trong cách viết kịch bản, việc bổ sung thêm các phân đoạn sau khi đã phân cảnh được xem là bước không thể thiếu. Bởi, trong quá trình phân cảnh, bạn rất dễ gặp những lỗ hổng khiến cho câu chuyện thiếu đi sự mạch lạc và gây khó hiểu cho người xem. Vì vậy, sau khi phân cảnh xong, hãy chú ý rà soát lại và bổ sung thêm các phân đoạn [nếu có]. Khi bổ sung phân đoạn, bạn cần chú ý chỉ tập trung vào một nhân vật nhất định. Đồng thời, phân đoạn sẽ diễn ra với những đoạn cao trào độc lập và có sự ảnh hưởng đến diễn biến của phim.


Bổ sung phân đoạn giúp tránh được những lỗ hổng khi phân cảnh

Bắt đầu viết các bối cảnh

Mỗi một bối cảnh trong phim đều chứa đựng những tình tiết của bộ phim. Chúng được diễn ra ở những địa điểm nhất định và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Nếu có cảnh nào không giúp ích cho việc đẩy nhanh những tình tiết đó, hãy cắt bỏ chúng ra khỏi kịch bản. Những cảm phim vô nghĩa đó sẽ bị khán giả coi là "sạn" và nó sẽ kéo toàn bộ câu chuyện xuống theo một chiều hướng xấu hơn. 

Xây dựng lời thoại

Lời thoại được xem là một trong những bước khó nhất khi viết kịch bản. Một kịch bản hay và hấp dẫn đòi hỏi kịch bản phải có những lời thoại ấn tượng, làm sao cho các nhân vật có sự tương tác với nhau và làm nổi lên đặc trưng tính cách nổi bật. Để xây dựng được lời thoại hay thì bạn cần chú ý đến 2 điểm sau đây:

-  Lời thoại không nhất thiết phải quá dài: Nếu lời thoại dài sẽ khiến cho người xem khó nắm bắt được nội dung mà nhân vật muốn truyền tải. Theo đó, lời thoại chỉ nên ngắn gọn, súc tích, có điểm nhấn.

-  Lời thoại tập trung vào tính cách nhân vật: Tùy thuộc vào nhân vật mà bạn nên xây dựng lời thoại phù hợp. Ví dụ, đối với những nhân vật dịu dàng, hiền lành thì bạn nên dùng câu thoại mang tính chất nhỏ nhẹ. Còn đối với nhân vật có tính cách bặm trợn thì bạn nên dùng ngôn ngữ mang tính hằn học, gắt gỏng hơn.

Bước 3: Trình bày kịch bản

Cách đặt kích thước trang giấy, cỡ chữ

Thực tế, các kịch bản phim mẫu sẽ có cách trình bày kịch bản đúng chuẩn nhất, vì vậy bạn có thể tham khảo thêm. Cụ thể, kịch bản sẽ được trình bày trên khổ giấy A4, lề trên và lề dưới được căn ở mức 0.5 và 1cm. Còn lề trái được căn ở mức 1.2 – 1.6cm, lề phải là 0.5 – 1cm. Số trang sẽ được đánh ở góc trên cùng bên phải, riêng trang  ghi tiêu đề phim thì bạn không đánh số.


Việc nắm bắt quy chuẩn trình bày kịch bản giúp cho kịch bản của bạn được hoàn thiện hơn

Phông chữ sử dụng để viết kịch bản phim là Courier cỡ 12. Thông thường, một trang kịch bản với phông chữ Courier sẽ tương ứng với 1 thước phim.

Định dạng kịch bản

Để phù hợp với quy chuẩn của nghề biên kịch, đòi hỏi bạn phải tiến hành định dạng các yếu tố khi thực hiện cách viết kịch bản. Bao gồm những định dạng sau đây:

-   Mở cảnh: Mở cảnh hay còn được gọi là bối cảnh của câu chuyện. Đối với phần này thì bạn cần viết hoa toàn bộ, sau đó ghi chú đây là bối cảnh ngoại [ngoài trời] hay nội [trong nhà].

-   Độ dài đoạn văn: Độ dài lý tưởng của 1 đoạn văn trong kịch bản là 5 – 6 dòng.

-   Tên nhân vật: Tên nhân vật thì bạn nên viết hoa và cách lề trái 3.5cm. Nếu ngôn ngữ nhân vật là thuyết minh thì bạn viết chữ V.O bên cạnh, còn nếu là ngôn ngữ hình thể thì bạn viết chữ O.S.

-   Lời thoại: Lời thoại nằm ngay dưới tên của nhân vật, cách lề trái 2.5cm và cách lề phải từ 2 – 2.5cm.

Bước 4: Chỉnh sửa kịch bản

Loại bỏ chi tiết thừa

Sau quãng thời gian viết khá dài kịch bản được hoàn thành. Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn đầu óc từ 1 - 2 tuần. Sau đó quay lại đọc kịch bản, việc này sẽ giúp ích cho bạn có được một góc nhìn khác về kịch bản của mình viết đấy. Với các bước trên thì bạn nên rà soát lại một lần nữa, để loại bỏ các chi tiết thừa. Chi tiết thừa ở đây có thể bao gồm phân đoạn, cảnh hoặc lời thoại.

Việc loại bỏ các chi tiết thừa thãi sẽ giúp cho câu chuyện có mối liên kết hơn, tránh tình trạng bị lạc đề. Để có thể thực hiện bước này thành công thì bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. Thông qua những ý kiến đóng góp, bạn sẽ biết cách hoàn thiện kịch bản một cách tốt nhất.

Nhờ người quen đọc tác phẩm của mình

Bạn nên nhờ thêm 1-2 người quen đọc tác phẩm của mình để đưa ra được nhận xét và ý kiến tốt nhất. Hỏi xem đoạn nào chưa được và cần khắc phục nó như thế nào. Để bạn có thể hoàn thiện tác phẩm 1 cách tốt nhất.

Tiếp tục sửa cho đến khi hài lòng

Xem lại cốt truyện, nhân vật một cách kỹ lưỡng, để sửa lại những điểm chính. Chú ý đến các câu từ, lời thoại và hành động chưa nhất quán của các nhân vật tất cả các chi tiết nhỏ nhất.  

Với những chia sẻ ở trên các bạn đã cơ bản phần nào nắm được cách viết kịch bản ấn tượng cho người xem, cho khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều người nhận thấy tiềm năng của nghề này, muốn bước chân vào viết kịch bản nhưng không hiểu được kịch bản là gì?

>>> Tham khảo khóa học "BIÊN KỊCH BẠN LÀ AI" của giảng viên Thanh Bình Nguyên.

Giải mã khóa học "Biên kịch bạn là ai"

Biên kịch là ngành có cơ hội rất tốt, đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, để có một vị trí biên kịch trong hãng phim hay công ty truyền thông nào đó không phải chuyện đơn giản. Khóa học "Biên kịch bạn là ai"  bao gồm 9 bài giảng giúp bạn có thể tự tin viết được những thể loại kịch bản như phim ngắn, phim hài, sitcom, viral, sự kiện...

Khóa học "Biên kịch bạn là ai"

Khóa học được biên soạn và giảng dạy bởi Biên kịch - đạo diễn - giảng viên Nguyễn Thanh Bình. Anh được biết đến với vai trò là hội viên hội nhà văn TP. HCM, hội điện ảnh TP. HCM. Ngoài ra, anh còn là giảng viên bộ môn kịch bản tại học viên bưu chính viễn thông. 

Đây là khóa học Biên kịch online đầu tiên có thể tập hợp tất cả các thể loại kịch bản hiện nay. Do giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm viết và duyệt kịch bản ở các hãng phim, kênh truyền hình, và đang giảng dạy môn Kịch bản. 

Kết thúc khóa học, bạn sẽ tự tin sáng tạo được những thể loại kịch bản phim cho bản thân, có thêm những cách học trực quan, sinh động, dễ hiểu để nâng cao khả năng viết lách, cảm nhận nghệ thuật của bản thân.

Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây

Xem ngay: Biên kịch bạn là ai

Trên đây là cách viết kịch bản chuẩn nhất mà những tay biên kịch “gà mờ” nên tham khảo thêm. Hiện nay, nghề biên kịch và dựng phim đang rất phát triển, thực tế nếu bạn vừa có thể viết kịch bản vừa dựng được phim thì số tiền mà bạn kiếm được sẽ rất cao. Nếu bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách viết một kịch bản sao cho hay và hấp dẫn, thì khoá học dựng phim chuyên nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu trên UNICA sẽ giúp bạn có thể dựng nên những thước phim vô cùng chuyên nghiệp. 

Ngoài ra đừng bỏ lỡ các khóa học chụp ảnh và cơ hội học Photoshop cùng chuyên gia Huy Quần Hoa trong các khoá học siêu hấp dẫn khác ngay trên Unica để trang bị thêm cho mình kiến thức về tính năng chỉnh sửa ảnh trên photoshop để có thể tạo lên những thước phim đẹp đúng chuẩn nhé!

Chúc các bạn thành công!


Tags: Dựng phim

Video liên quan

Chủ Đề