Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non

Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non
65
Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non
1 MB
Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non
0
Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non
48

Đề cương lý luận và phương pháp giáo dục the chất cho trẻ mầm non

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 65 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO KHOA MẦM NON ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LL VÀ PP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON LỚP DẠY: ĐHMNK1 (CQ) Họ và tên giảng viên:VŨ THỊ LAN Chức danh khoa học: Thạc sĩ GDHMN Bộ môn: Mầm non Năm học: 2016-2017 1 Chƣơng I LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT ( 6 tiết LT) A/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp sinh viên nắm đƣợc một số khái niệm cơ bản; đối tƣợng nghiên cứu; mối quan hệ của giáo dục thể chất với các môn học khác; nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của lí luận giáo dục thể chất; cơ sở khoa học và lịch sử phát triển của GDTC cho trẻ em. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu và vận dụng kiến thức vào những chƣơng tiếp theo. 3. Thái độ: Sinh viên học tập nghiêm túc, tích cực. B/ CHUẨN BỊ: 1. Giảng viên: - Giáo trình chính: - Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, TS Đặng Hồng Phƣơng, NXB đại học sƣ phạm, 2011 - Tài liệu tham khảo: - “Giáo dục học mầm non”. Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên). NXB ĐHSPHN năm 2008 -“Tâm lý học trẻ em trước tuổi học”. Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết ( chủ biên). NXBĐHSP năm 2010 - Phƣơng pháp giáo dục thể chất trẻ em – Hoàng Thị Bƣởi – Trƣờng CĐSP nhà trẻ - mẫu giáo TƢ, 2011 - Phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – TS Đặng Hồng Phƣơng – NXBGD, 2001 - Tuyển tập trò chơi, thơ truyện... các độ tuổi, NXBGD năm 2011 2. Ngƣời học: - Giáo trình chính: - Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, TS Đặng Hồng Phƣơng, NXB đại học sƣ phạm, 2011 C/ NỘI DUNG: I/ Một số khái niệm cơ bản trong lý luận giáo dục thể chất 1. Phát triển thể chất Phát triển thể chất là một quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục. Tiền đề của sự phát triển thể chất của con ngƣời là sức sống tự nhiên và tổ chức cơ thể con ngƣời do bẩm sinh tạo nên. Song xu hƣớng, tính chất, trình độ phát triển thể chất, khả năng do con ngƣời rèn luyện đƣợc lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. 2 Điều kiện sinh hoạt xã hội của con ngƣời có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển thể chất mà trong đó: lao động và giáo dục, giáo dục thể chất có tác dụng hàng đầu. Phát triển thể chất đƣợc hiểu theo hai nghĩa: - Nghĩa rộng: phát triển thể chất là chất lƣợng phát triển thể chất hay là tố chất thể lực phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân. - Nghĩa hẹp: phát triển thể chất là mức độ phát triển của cơ thể, đƣợc biểu hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu… Mà sự phát triển thể chất lại phụ thuộc vào bẩm sinh di truyền và những quy luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trƣờng; quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ thể; quy luật lƣợng đổi, chất đổi trong cơ thể. Hay nói một cách khác là sự phát triển thể chất của con ngƣời là do xã hội điều khiển. 2.Giáo dục thể chất Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ đƣợc tăng cƣờng, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. 3.Chuẩn bị thể chất: Chuẩn bị thể chất là mức độ phát triển kĩ năng kĩ xảo vận động, tố chất thể lực phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động lao động và bảo vệ tổ quốc. Chuẩn bị thể chất cho trẻ mầm non là đảm bảo những yêu cầu về các chỉ số phát triển thể chất và các kĩ năng thực hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi. 4.Hoàn thiện thể chất Nếu nhƣ chuẩn bị thể chất là giai đoạn đầu, thì hoàn thiện thể chất là giai đoạn cuối của giai đoạn phát triển thể chất ở một độ tuổi nhất định. Hoàn thiện thể chất là phát triển thể chất tới trình độ cao nhằm đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu của hoạt động lao động, xã hội và kéo dài tuổi thọ sáng tạo của con người. 5. Thể thao: TT là một bộ phận của văn hoá thể chất, là một hoạt động chuyên biệt hƣớng tới sự thành đạt trong một dạng, loại bài tập thể chất nào đó ở mức độ cao, đƣợc thể hiện trong quá trình thi đấu và hoạt động vui chơi, giải trí. 6. Văn hoá thể chất: Văn hoá thể chất là một bộ phận của nền văn hoá chung của nhân loại, là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, đƣợc sáng tạo nên và sử dụng hợp lí nhằm hoàn thiện thể chất cho con ngƣời. II/ Đối tƣợng nghiên cứu của lí luận giáo dục thể chất. Lí luận GDTC là một khoa học rèn luyện cơ thể. Nó nghiên cứu những quy luật chung điều khiển quá trình hoàn thiện thể chất của con ngƣời. 3 Phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là tổ hợp các cách thức tổ chức quá trình giáo dục thể chất của giáo viên, trong đó giáo viên giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm tiếp thu những tri thức, hình thành năng lực vận động, thói quen sinh hoạt hợp lí, phát triển thể chất tâm lí cho trẻ. Phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nghiên cứu những quy luật riêng về hoạt động giáo dục thể chất, cụ thể hóa quá trình giáo dục thể chất cho trẻ với những phƣơng hƣớng cụ thể. Ngoài ra, phƣơng pháp GDTC cho trẻ mầm non còn nghiên cứu mối quan hệ của nó với các khoa học khác Dựa trên những kinh nghiệm giáo dục và nền khoa học kĩ thuật tiên tiến, phƣơng pháp GDTC cho trẻ em không ngừng thay đổi phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Lí luận GDTC cho trẻ em là một khoa học, nghiên cứu những quy luật chung điều khiển quá trình hoàn thiện thể chất cho các em. III/ Mối quan hệ giữa phƣơng pháp giáo dục thể chất với các môn khoa học khác. 1. Khoa học xã hội: Các môn khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật xã hội của sự phát triển giáo dục thể chất, lịch sử và tổ chức giáo dục thể chất, bao gồm: lịch sử, tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phƣơng pháp giáo dục của các môn thể dục thể thao - Lịch sử thể dục thể thao nghiên cứu sự phát sinh, quá trình phát triển thể dục thể thao. - Tâm lý học thể dục thể thao nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, những biến đổi về tâm lý con ngƣời do ảnh hƣởng của hoạt động thể dục thể thao. - Giáo dục học thể dục thể thao nghiên cứu quá trình giáo dục trong hoạt động thể dục thể thao và mối quan hệ của hoạt động này với các mặt giáo dục toàn diện. - Lý luận và phƣơng pháp giáo dục các môn thể thao nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiển và quá trình giáo dục các bộ môn đó với các lứa tuổi. 2. Khoa học tự nhiên: Các môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các quá trình phát triển sinh học của con ngƣời, quy luật về sự thay đổi trong cơ thể do ảnh hƣởng của luyện tập thể dục thể thao, quy luật về sự thay đổi cơ chế sinh lý theo giới tính và theo lứa tuổi dƣới ảnh hƣởng của lƣợng vận động…. bao gồm: sinh lý học thể dục thể thao, sinh cơ học, vệ sinh học, y học thể dục thể thao, thể dục chữa bệnh… - Sinh lý học thể dục thể thao nghiên cứu những quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và quá trình phát triển các tố chất thể lực của con ngƣời, cấu tạo của cơ thể, chức năng hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan, đặc điểm phát triển vận động của trẻ theo giới tính. - Sinh cơ học thể dục thể thao giúp cho việc nghiên cứu kỹ thuật của bài tập thể chất, đánh giá chất lƣợng việc thực hiện chúng, đề ra phƣơng pháp sửa chữa các động tác sai… 4 - Sinh hóa học thể dục thể thao nghiên cứu các quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể, khi thực hiện bài tập thể chất cho phép hoàn thiện phƣơng pháp tiến hành chúng. - Vệ sinh học thể dục thể thao nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chế độ vận động hợp lý, các phƣơng tiện thể dục thể thao. - Y học thể dục thể thao nghiên cứu những vấn đề đảm bảo về mặt sức khoẻ cho mọi ngƣời trong quá trình luyện tập thể dục thể thao. - Thể dục chữa bệnh nghiên cứu và xây dung hệ thống bài tập thể chất nhằm hoàn thiện những khuyết tật của con ngƣời về mặt thể chất. Tóm lại : Mỗi môn khoa học trên nghiên cứu những mặt riêng lẻ, các quy luật hay các điều kiện giáo dục thể chất có liên quan đến bản chất của giáo dục thể chất, cho phép lựa chọn các phƣơng tiện, nội dung, phƣơng pháp sƣ phạm phù hợp trong quá trình giáo dục thể chất cho con ngƣời. IV/ Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của LL GDTC: 1.Nhiệm vụ: - Nghiên cứu theo hƣớng điều tra cơ bản: tìm hiểu thực trạng thể chất của trẻ ở mọi lứa tuổi, thực trạng GDTC ở trƣờng, quy luật phát triển thể chất… - Nghiên cứu ứng dụng các nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện, đánh giá trong lĩnh vực GDTC cho các lứa tuổi… - Nghiên cứu theo hƣớng triển khai nhằm phát triển kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào đại trà. 2.Phƣơng pháp nghiên cứu của Lí luận GDTC: - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lí luận - Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm - PP điều tra giáo dục: + Điều tra bằng phiếu + Điều tra bằng trò chuyện + Điều tra bằng ý kiến của chuyên gia + Điều tra bằng trắc nghiệm -Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp thống kê toán học - Phƣơng pháp nhân trắc học - Phƣơng pháp sử dụng bài tập vận động để kiểm tra - Phƣơng pháp kiểm tra y học V. Sự phát triển của lí luận GDTC: D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luận: 1. Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong lí luận GDTC? 2. Phân tích đối tƣợng nghiên cứu của lí luận GDTC? 3.Phân tích mối quan hệ giữa lí luận GDTC với các khoa học khác? 5 VI. Sơ lƣợc lịch sử GDTC ở Việt nam: VII/ Cơ sở khoa học của lí luận giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 1. Cơ sở triết học: Các Mác coi GDTC là bộ phận hữu cơ của hiện tƣợng giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con ngƣời một cách toàn diện. Giáo dục thể chất là phƣơng tiện quan trọng để phát triển thể lực con ngƣời và nó đƣợc bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thành những thói quen vận động cần thiết của con ngƣời. Nhƣ vậy, luận điểm về tính tất yếu của sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần, về sự phát triển toàn diện giữa các mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ và lao động trong học thuyết của Mác và sau này ngƣời kế tục là V.I. LêNin đã trang bị cho lý luận GDTC phƣơng pháp nhận thức và cho phép nghiên cứu sâu sắc những quy luật sƣ phạm trong quá trình GDTC cho con ngƣời nói chung và trẻ MN nói riêng. 2. Cơ sở sinh lý học: Cơ sở sinh lý học của phƣơng pháp GDTC là 3 học thuyết của các nhà sinh học vĩ đại: Học thuyết về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trƣờng, học thuyết về mối liên hệ tạm thời của các phản xạ có điều kiện và sự hình thành điịn hình động lực, học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao. 3. Cơ sở tâm lý học: Căn cứ vào những kiến thức về tâm lý học trẻ em nhƣ: Lý thuyết hoạt động, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của trẻ em, các nhà giáo dục học thiét kế hệ thống phƣơng pháp GDTC phù hợp với trẻ em. 4. Cơ sở giáo dục học: Giáo dục học MN cung cấp những kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ, những quan điểm cơ bản, các nguyên tắc xây dựng chƣơng trình chăm sóc và giáo dục trẻ, trong đó GDTC là một bộ phận của giáo dục phát triển toàn diện. Tóm lại : Mỗi môn khoa học trên nghiên cứu những mặt riêng lẻ, các quy luật hay các điều kiện giáo dục thể chất có liên quan đến bản chất của giáo dục thể chất, cho phép lựa chọn các phƣơng tiện, nội dung, phƣơng pháp sƣ phạm phù hợp trong quá trình giáo dục thể chất cho con ngƣời. D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luận: 1. Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong lí luận GDTC? 2. Phân tích đối tƣợng nghiên cứu của lí luận GDTC? 3.Phân tích mối quan hệ giữa lí luận GDTC với các khoa học khác? 4. Sơ lƣợc lịch sử GDTC ở Việt nam? 5. Cơ sở khoa học của lí luận giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ? 6.HDTH: Xem lại những kiến thức đã học trên lớp của chƣơng 1 và đọc các phần lý thuyết của chƣơng 2 trƣớc khi nghe giảng bài mới? Chƣơng II: NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC 6 GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON ( 5 tiết LT) A/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Giúp sinh viên nắm đƣợc đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ. - Sinh viên hiểu và biết cách thực hiện đƣợc những yêu cầu của chƣơng. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng nghiên cứu tài liệu vận dụng triệt để các nguyên tắc vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Thái độ: Sinh viên học tập tích cực, tự giác. B/ CHUẨN BỊ: 1. Giảng viên: - Giáo trình chính: - Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, TS Đặng Hồng Phƣơng, NXB đại học sƣ phạm, 2011 - Tài liệu tham khảo: - “Giáo dục học mầm non”. Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên). NXB ĐHSPHN năm 2008 -“Tâm lý học trẻ em trước tuổi học”. Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết ( chủ biên). NXBĐHSP năm 2010 - Phƣơng pháp giáo dục thể chất trẻ em – Hoàng Thị Bƣởi – Trƣờng CĐSP nhà trẻ - mẫu giáo TƢ, 2011 - Phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – TS Đặng Hồng Phƣơng – NXBGD, 2001 - Tuyển tập trò chơi, thơ truyện... các độ tuổi, NXBGD năm 2011 2. Ngƣời học: - Giáo trình chính: - Lý luận và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, TS Đặng Hồng Phƣơng, NXB đại học sƣ phạm, 2011 C/ NỘI DUNG: I/ Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non. 1. Đặc điểm phát triển cơ thể trẻ mầm non: Thể chất là chất lƣợng cơ thể con ngƣời có thể sử dụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, thể thao. Mà phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con ngƣời, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể, đặc trƣng cho quá trình trƣởng thành của nó ở mọi giai đoạn phat triển. Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra đƣợc thừa hƣởng các đặc điểm sinh vật. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý ở giai đoạn sau, 7 và những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trƣờng xung quanh và sự giáo dục. * Tuổi nhà trẻ ( trẻ từ 0 – 3 tuổi): Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển thể chất là sự tăng cân bình thƣờng. Ngoài ra cần chú ý đến chỉ số chiều cao, kích thƣớc vòng đầu, mọc răng…tình trạng của các hệ cơ, hệ xƣơng, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng nhƣ sự phát triển tâm lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ. * Tuổi mẫu giáo ( trẻ từ 3 – 6 tuổi): Là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết. Trẻ ở lứa tuổi này lớn nhanh, cảm thấy nhƣ gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đối với hệ thần kinh: Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chƣa chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật đƣợc phát triển hơn. Tuy nhiên ở trẻ em quá trình hƣng phấn và ức chế chƣa cân bằng, sự hƣng phấn mạnh hơn ức chế. Do đó, phải đối xử thận trọng với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lƣợng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận động vì sẽ làm trẻ mệt mỏi. Trẻ từ 4 – 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt đƣợc các hiện tƣợng xung quanh.. Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh. Đối với hệ vận động: Bất cứ hoạt động nào của cơ thể đƣợc hoàn thành đều thông qua hệ vận động. Hệ xƣơng của trẻ chƣa hoàn toàn cốt hoá, thành phần hoá học xƣơng của trẻ chứa nhiều nƣớc và chất hữu cơ nhiều hơn chất vô cơ, nên xƣơng nhiều sụn, xƣơng mềm, dễ bị cong, gãy. Vận động cơ thể hợp lý có thể làm cho hình thái cấu trúc xƣơng của trẻ có chuyển biến tốt nhƣ thành xƣơng dày thêm, đƣờng kính to ra, tăng đƣợc công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xƣơng. Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nƣớc trong cơ tƣơng đối nhiều, nên sức mạnh cơ còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Khi trẻ đƣợc thƣờng xuyên tham gia vận động thể lực sẽ làm tăng sức mạnh và sức bền của cơ bắp. và trong sinh hoạt hàng ngày, cô giáo cần chú ý đến tƣ thế thân ngƣời của trẻ, không nên cho trẻ ngồi, đứng quá sớm sẽ ảnh hƣởng không tốt đến độ cong sinh lý cột sống, dễ bị gù hoặc cong vẹo cột sống. Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng còn lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tƣơng đối kém. Hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp khớp đƣợc rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp. Đối với hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn là một hệ thống đƣờng ống khép kín do tim và mạch cấu tạo thành, còn đƣợc gọi là hệ tim mạch. Sức co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi đƣợc một lƣợng máu rất ít, nhƣng tần số 8 mạch đập nhanh hơn so với ngƣời lớn. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càng nhanh. Điều hoà thần kinh tim ở trẻ chƣa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim để hƣng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài. Nhƣng khi thay đổi vận động, tim của trẻ nhanh hồi phục. Để tăng cƣờng công năng của tim, khi cho trẻ tập luyện cần đa dạng hoá các dạng bài tập, nâng dần lƣợng vận động cũng nhƣ cƣờng độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng. Đối với hệ hô hấp: Hệ hô hấp đƣợc cấu thành bởi đƣờng hô hấp gồm mũi, miệng, họng, khí quản, nhánh phế quản và phổi. Đƣờng hô hấp của trẻ tƣơng đối hẹp, niêm mạc đƣờng hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ nhỏ, không khí đƣa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém. Và khi vận động, cơ thể đòi hỏi lƣợng trao đổi khí tăng lên rõ rệt, bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu đựng đƣợc những vận động quá sức kéo dài liên tục, sẽ làm cho cơ thể đang vận động bị thiếu ôxi. Việc tăng lƣợng vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lƣợng ôxi cần thiết và ngăn ngừa đƣợc sự xuất hiện lƣợng ôxi quá lớn của cơ thể. Ngoài ra, việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyên cũng rất quan trọng. Đối với hệ trao đổi chất: Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ xung liên tục năng lƣợng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình hấp thụ các chất ở trẻ vƣợt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn ra càng mạnh. Khác với ngƣời lớn, ở trẻ năng lƣợng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Vì vậy, khi trẻ vận động quá sức, ngay cả khi dinh dƣỡng đầy đủ, vẫn dẫn đến sự tiêu hao năng lƣợng dự trữ trong các cơ bắp, điều này gây lên cảm giác mệt mỏi cho trẻ. Cần thƣờng xuyên thay đổi vận động của các nhóm cơ, chọn hình thực vận động phù hợp với trẻ. Tóm lại: Các hệ cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau và có các chức năng khác nhau, nhƣng chúng có ảnh hƣởng lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất để tồn tại. 2. Đặc điểm phát triển vận động ở trẻ mầm non. Dƣới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con ngƣời, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xƣơng và sự điều khiển của hệ thần kinh. Đặc điểm đặc trƣng của trẻ từ khi sinh ra đến 6 tuổi là sự hoạt động vận động tích cực của chúng. Nếu trẻ không vận động, vung vẩy tay chân thì cơ, gân, khớp sẽ kém phát triển và khó phối hợp động tác. Hơn nữa, trẻ ít hoạt động thì quá trình trao đổi chất chậm, dạ dày và ruột làm việc yếu hơn, tim và phổi kém phát triển. Và vận động là một trong những nguồn cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xunh quanh. Trẻ càng nắm đƣợc nhiều động tác và hành vi phong phú thì tiếp xúc của nó với thế giới càng rộng hơn. a. Phát triển vận động của trẻ trong năm đầu. 9 Trẻ sơ sinh chƣa có vận động, chỉ có những phản xạ đơn giản thực hiện một số vận động có liên quan đến sự nuôi dƣỡng, thích ứng với môi trƣờng xung quanh. Các vận động riêng lẻ của tay và chân xuất hiện hỗn loạn và ngắt quãng. Trẻ hầu nhƣ ngủ suốt ngày, nên ở thời kỳ này ta không tập cho trẻ. * Giai đoạn trẻ từ 1,5 đến 3 tháng: Ở giai đoạn này trẻ đã có thời gian thức sau khi ăn, cho nên ta có thể áp dụng một số bài tập thụ động cho trẻ. Điều kiện cơ bản để phát triển đầy đủ thể lực và thần kinh tâm lý ở giai doạn này là tạo cho trẻ có trạng thái xúc cảm tốt. Có thể áp dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ ở các ngón tay và ngón chân để giảm trƣơng lực cơ gấp, tăng khả năng duỗi của cơ. * Giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tháng: ở giai đoạn này đã có sự cân bằng trƣơng lực cơ co và cơ duỗi của tay, trẻ có thể co, duỗi tay dễ dàng. Ta có thể áp dụng các bài tập thụ động cho tay. Và trong tháng 3, hệ cơ sau cổ của trẻ đã đƣợc củng cố, xuất hiện những phản xạ về tƣ thế. Chân của trẻ vẫn chƣa có sự cân bằng trƣơng lực giữa cơ co và cơ duỗi. Do đó cần tập các bài tập xoa vuốt nhẹ, bài tập phản xạ cho chân và bàn chân. * Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng: ở trẻ đã có sự cân bằng trƣơng lực cơ co và cơ duỗi của chân, bắt đầu đã xuất hiện động tác trƣờn. Các nhóm cơ tay, cơ chân và cơ bụng đƣợc củng cố. Cơ tay của trẻ phát triển, vận động của tay phong phú hơn. Trẻ có thể dang tay, với, lấy, cầm, nắm đồ chơi ở phía trƣớc mặt. Cần tiếp tục cho trẻ tập các bài thụ động của tay và chân. Khoảng cuối tháng 4 đến tháng 5 ở trẻ đã hình thành đƣờng dẫn truyền thính giác nên trẻ thích hóng chuyện. Khi cho trẻ tập, cô nên phối hợp đếm để tăng mức độ nhịp nhàng của động tác để rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh. Đến cuối tháng 6 trẻ có thể lẫy từ ngửa sang nghiêng rồi sấp và ngƣợc lại sang cả hai phía một cách thành thạo.Trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu đƣợc đỡ lƣng và bắt đầu tập bò. * Giai đoạn trẻ từ 6 đến 9 tháng: Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh các vận động và các loại hoạt động tƣơng đối nhịp nhàng. Từ tháng 6, hoạt động của các cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay phối hợp tốt, trẻ có thể cầm, giữ đồ chơi trong tay đƣợc lâu. Trẻ tự lật thành thạo từ bụng sang lƣng, từ nằm sấp sang nằm ngửa. Tháng thứ 7 trẻ biết nâng ngƣời bằng 2 tay, 2 chân và bò. Bò là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển. Tháng thứ 8 trẻ biết tự ngồi và đứng vịn. Trong giai đoạn này, cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân, nhằm phát triển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men của trẻ. * Giai đoạn trẻ từ 9 đến 12 tháng: ở giai đoạn này trẻ có thể thay đổi tƣ thế trong không gian một cách dễ dàng, đang nằm chuyển thành ngồi và ngƣợc lại, đang đứng vịn tay chuyển sang buông tay để đi rồi chuyển sang ngồi xổm… Trong quá trình tập luyện, nên cho trẻ tập với các đồ chơi khác nhau, tập bắt chƣớc các vận động của ngƣời hƣớng dẫn, kết hợp với việc sử dụng lời nói để hƣớng sự chú ý của trẻ đến việc thực hiện bài tập. b. Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.