Dịch cúm A ở Việt Nam

“Dịch cúm A/H5N1 nguy hiểm đã quay trở lại”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định sau khi Việt Nam ghi nhận 2/2 ca mắc cúm A/H5N1 mới đều tử vong, chiếm gần 50% số trường hợp tử vong và mắc trên thế giới trong những ngày đầu năm này.

Dịch cúm A ở Việt Nam

Đánh giá 2 ca tử vong là do chủ quan trong điều trị, Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn lại cho cán bộ y tế

Chiều nay (7/2), tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại Bộ Y tế, TS Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục y tế dự phòng đánh giá: 2 ca tử vong do cúm A/H5N1 được ghi nhận đầu năm 2012 là do “phát hiện bệnh quá muộn” (3-6 ngày mới phát hiện bệnh) vì cán bộ y tế không nghĩ tới nguy cơ cúm H5N1 do không ghi nhận ca mắc cúm này trong gần 2 năm qua.

Theo thông báo của WHO, từ đầu năm 2012 đến nay, toàn thế giới ghi nhận 6 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trong đó có đến 5 trường hợp tử vong tại 5 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia và Việt Nam. Trong đó riêng Việt Nam có 2 trường hợp mắc và tử vong.

TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, Hà Nội, cho biết: Cả hai bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc Tamiflu sau 3 ngày khởi bệnh là quá muộn, lúc đó đáp ứng thuốc đã kém.

Cụ thể, bệnh nhân thứ nhất xác định nhiễm H5N1 sau khi đã tử vong và có biểu hiện bệnh 6 ngày. Còn trường hợp thứ 2 đi khám 2 lần tại bệnh viện và chỉ được kê Tamiful, thuốc đặc trị cúm A/H5N1 ở ngày thứ 5 phát bệnh. 

TS Kính khuyến cáo các đơn vị y tế: “Nếu nghi ngờ cúm thì nên sử dụng Tamiflu ngay, chúng ta không thiếu thuốc. Hơn nữa, việc điều trị không chỉ thở máy mà cần kết hợp cả lọc máu sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong rất nhiều”.

Đề xuất tổ chức tập huấn lại để nhắc nhở cán bộ y tế về việc chẩn đoán và điều trị sớm cúm H5N1 cũng nhận được sự đồng thuận từ Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, người dân không nên ăn tiết canh, thịt gia cầm chưa nấu chín, không giết mổ gia cầm bị bệnh hoặc chết. Ngoài ra đã có hiện tượng chủng vi-rút cúm trên gia cầm biến đổi, kháng vắc-xin (có sự phân nhánh vi-rút 2.3.2 thành 2 nhóm: nhóm a (cũ), vắc-xin chỉ đáp ứng 75%, nhóm 2.3.2.b (chủng mới) vắc-xin hiện không có tác dụng) nên có nguy cơ gây dịch bùng nổ trên đàn gia cầm. Chưa kể, vi-rút này còn tồn tại cả trên các đàn thuỷ cầm nhưng lại không biểu hiện bệnh. Điều  này làm cho việc kiểm soát bệnh gặp khó khăn.

Báo cáo của Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay đã có 03 đại phương ghi nhận dịch cúm gia cầm. Hiện nay cả nước còn 03 tỉnh là: Thanh Hóa, Quảng trị, Sóc Trăng có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày và có nguy cơ bùng phát ở nơi khác.

Khi các hoạt động trở lại bình thường sau đợt dịch COVID-19, dịch cúm có cơ hội lây lan mạnh; nhất là đang ở thời điểm giao mùa, là môi trường thuận lợi cho virus cúm hoạt động mạnh.

Dịch cúm A ở Việt Nam

Bệnh nhân mắc cúm nặng nhập viện. Ảnh: TN

Thời gian gần đây, dịch cúm có dấu hiệu gia tăng. Tại các cơ sở y tế, số lượng bệnh nhân nhập viện do mắc bệnh hô hấp, nhất là cúm, tăng đột biến, nhiều ca diễn biến nặng, nhất là ở trẻ em.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho biết: Đã có nhiều đánh giá của các chuyên gia trên giới cho thấy, sau dịch COVID-19, các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác đã thay đổi. Với dịch cúm mùa, trong giai đoạn dịch COVID-19, người dân sử dụng khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội, nên virus cúm ít có cơ hội bùng phát. Tuy nhiên, đến giai đoạn mở cửa sau dịch, các hoạt động trở lại bình thường, trẻ đến trường học… dịch cúm có cơ hội lây lan mạnh. Đây là lý do khiến ngay từ thời điểm mùa hè, số bệnh nhân mắc cúm đã tăng, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, dẫn đến bất thường.

Trước đó, dịch cúm A cũng được cho là bất thường khi đến sớm hơn mọi năm. Tại Hà Nội, nếu năm ngoái, thời điểm cao điểm của dịch vào khoảng tháng 9, tháng 10 thì năm nay ngay từ tháng 7 đã xuất hiện các ca mắc cúm A, nhiều ca nặng ở cả người lớn và trẻ em phải nhập viện điều trị.

Hay ổ dịch cúm B đang xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt tập trung chủ yếu tại Trường Tiểu học Bằng Lũng (gần 100 trường hợp); đã có 736 trẻ em phải nghỉ học do sốt cao, trong đó có 109 trường hợp phải vào viện điều trị.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bất thường của số ca mắc cúm thời gian qua là do đang ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ thất thường là môi trường thuận lợi cho virus cúm hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, cúm là bệnh hô hấp, lây qua giọt bắn, dịch tiết mũi họng, dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp ở nơi đông người. Đặc biệt, học sinh đến trường, thường xuyên tiếp xúc cộng đồng, khiến nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn.

Qua các ca bệnh nhập viện cũng cho thấy sự chủ quan của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm, từ đó dẫn đến lơ là phòng ngừa cúm trong sinh hoạt hàng ngày, không tiêm ngừa định kỳ để củng cố và duy trì lượng kháng thể; dẫn đến có nhiều ca biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp… phải thở máy, có nguy cơ tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác với các biểu hiện như: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho... Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm người dân nên đến các cơ sở y tể để được chẩn đoán và điều trị, thay vì tự ý tìm mua những bộ xét nghiệm cúm hay sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Đặc biệt, khi người dân có triệu chứng như: Số, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.