Điểm chuẩn đại học năm 2007 năm 2022

Phóng to
Dù lượng thí sinh trượt tốt nghiệp phổ thông cao, cuộc đua vào các trường ĐH, CĐ được dự báo vẫn rất căng thẳng - Ảnh: Tiền Phong
“Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 sẽ nghiêm túc hơn dù số lượng thí sinh [TS] dự thi sẽ giảm nhiều so với những năm trước. Điểm sàn xét tuyển và điểm chuẩn trúng tuyển ĐH, CĐ sẽ tương đương năm trước”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT BÀNH TIẾN LONG, Trưởng ban Chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2007, đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí chiều qua, 25-6-2007.

* Thưa thứ trưởng, chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2007 sẽ bắt đầu. Liệu trật tự, kỷ cương của kỳ thi sẽ được Bộ GD-ĐT giữ nghiêm như đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua - kỳ thi đầu tiên nói không với tiêu cực?

- Thứ trưởng BÀNH TIẾN LONG: Trật tự, kỷ cương của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ được tăng cường thêm một bước. Chúng tôi đã làm rất kỹ công tác bảo mật và sao in đề thi, đồng thời yêu cầu các trường ĐH, CĐ tăng cường công tác tập huấn đốâi với giám thị coi thi. Đối với TS, năm nay bộ cũng yêu cầu rất rõ TS vào phòng thi không được dùng tài liệu hoặc dụng cụ bị cấm; nếu cố ý mang vào TS sẽ bị đình chỉ thi dù sử dụng hay chưa sử dụng.

Trong thời gian diễn ra kỳ thi, bộ cũng sẽ cử tám đoàn thanh tra công tác coi thi tại các cụm thi ĐH Quốc gia, ĐH vùng gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc gia TP.HCM. Bên cạnh đó, bộ cũng tổ chức 9 đoàn thanh tra lưu động tại các trường khối quân đội và một số tỉnh, TP: Hà Nội, Nam Định, TP.HCM, miền Tây Nam bộ….

* Năm nay, số lượng TS đăng ký ở khu vực phía Nam tăng nhiều. Thứ trưởng có thể lý giải nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này?

- Số TS đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ phía Nam có tăng hơn năm ngoái 8% cũng tương ứng với tỷ lệ chung trong toàn quốc. Lượng TS đăng ký nhiều vào các trường phía Nam cũng dễ hiểu bởi số ngành nghề đào tạo, cơ hội TS trúng tuyển vào các trường phía Nam cao hơn bởi điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường này thấp hơn các trường phía Bắc nên đã thu hút TS đăng ký dự thi.

Phóng to
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long
* Số lượng TS đăng ký dự thi tăng mạnh sẽ dẫn đến hiện tượng “hồ sơ ảo”. Vậy Bộ GD-ĐT có biện pháp gì khắc phục?

- “Hồ sơ ảo” là vấn đề xã hội rất quan tâm. Có nhiều nhà giáo, nhà khoa học cũng đã đề nghị bộ chỉ tổ chức một kỳ thi nhưng cấp cho các em nhiều giấy chứng nhận kết quả để có thể đăng ký được nhiều trường; nhưng nếu TS đăng ký một lúc 6-7 trường thì đương nhiên hiện tượng “ảo” này cũng không giải quyết được. Theo tôi, nếu có quan điểm tôn trọng nguyện vọng chính đáng của TS thì có đăng ký nhiều bộ hồ sơ thì cũng là việc bình thường. Ở nhiều nước khác cũng thế.

* Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp thấp như năm nay có ảnh hưởng gì đến điểm sàn và điểm trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ không, thưa thứ trưởng?

- Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi có thể nói là một đợt sàng lọc ban đầu, hay cũng có thểø gọi là sơ tuyển cho kỳ thi đại học. Chúng ta không mong muốn điều đó, nhưng số TS trượt tốt nghiệp THPT là những HS có học lực yếu. Cho nên nếu các em có tham gia vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng không ảnh hưởng đến chất lượng, điểm tuyển của các trường cũng như điểm sàn xét tuyển.

Bởi kiến thức để có thể vào được ĐH, CĐ là một sự cạnh tranh rất lớn. Chỉ có những em học tốt hoặc học thật tốt mới có cơ hội trúng tuyển. Tất nhiên, số lượng TS dự thi đại học năm nay sẽ giảm so với những năm trước nhưng tôi cho rằng, điểm sàn đại học tối thiểu cũng phải bằng năm trước.

* Nhưng với trên 414.000 học sinh bị trượt tốt nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, tỷ lệ “ảo” TS dự thi ở các trường sẽ lớn và tỷ lệ “chọi” sẽ giảm?

- Đúng là năm nay thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT có tỷ lệ đỗ thấp hơn các năm trước đến hơn 30%. Điều đó chắc chắn số TS dự thi ĐH, CĐ sẽ giảm, vì số HS trượt tốt nghiệp THPT sẽ không được tham gia thi.

Trên cơ sở đó, tỷ lệ “chọi” trong một trường ĐH cụ thể thì tùy từng trường sẽ giảm đi. Nhưng, cá nhân tôi dự đoán những trường mà có điểm thi năm trước từ 20 điểm trở lên thì số lượng TS đăng ký dự thi không giảm nhiều. Và tỷ lệ “chọi” cũng sẽ tương đương năm trước.

Vì những HS thi vào các trường “top 1” là những em có lực học tốt. Những trường “top dưới” thì chắc chắn tỷ lệ TS dự thi sẽ giảm nhiều. Còn trường “top giữa” theo quy luật đó mà sẽ giảm số TS dự thi, cũng như tỷ lệ “chọi” của nhóm trường này sẽ hạ nhiệt hơn.

* Kỳ thi ĐH, CĐ năm nay có tới 4 môn thi trắc nghiệm. Bộ GD-ĐT sẽ ra đề thi theo hướng nào để tránh tình trạng TS làm nhầm cả hai phần tự chọn như đã xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp PTTH?

- Về nguyên tắc, đề thi sẽ nằm trong chương trình THPT nhưng phải phân loại được học sinh. Cấu trúc đề thi sẽ vẫn gồm 2 phần: phần chung dành cho cả hai đối tượng học sinh phân ban và không phân ban; phần riêng sẽ dành cho học sinh theo chương trình phân ban thí điểm. Tuy nhiên, yêu cầu của đề sẽ không bắt buộc TS ban nào phải chọn đề thi của ban đó, TS có thể chọn 1 trong 2 đề. Tuy nhiên, các em nên lưu ý, đã chọn phần nào thi chỉ làm trọn vẹn phần đó, làm cả 2 phần tự chọn sẽ phạm quy và sẽ bị xử lý theo quy định.

Đề thi đại học ra theo hướng nào?

Phóng to
TS Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục [Bộ GD-ĐT]
Cách ra đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007 có gì mới, đặc biệt trong một kỳ thi có tới 4 môn thi theo hình thức trắc nghiệm? TS NGUYỄN AN NINH - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục [Bộ GD-ĐT] trả lời bạn đọc thắc mắc này.

Năm nay là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh có tới 4 môn thi trắc nghiệm [TN]. Kiến thức được kiểm tra trong đề thi là kiến thức rải đều trong chương trình, không có câu nào quá khó. Cách ra đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng, kiến thức mới có thể trả lời được hết các câu hỏi của đề thi.

Đề thi các môn thi tự luận sẽ không ra theo hướng truyền thống như mọi năm. Có thể nói câu hỏi sẽ giống như câu hỏi tự luận của kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua nhưng sẽ khó hơn để phân loại thí sinh.

* Dư luận cho rằng đặc điểm của hình thức thi trắc nghiệm là có thể hỏi kiến thức ở mức độ rộng, nhưng hạn chế ở chiều sâu kiến thức và tư duy chiều sâu, đặc biệt với các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Đề thi năm 2007 làm thế nào để giảm bớt các hạn chế trên?

- Cục trưởng NGUYỄN AN NINH: Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua đã phải bỏ hết các câu hỏi khó để dành cho thi ĐH, CĐ. Vì vậy đề thi lần này sẽ có những câu hỏi sâu, khó hơn để tuyển được học sinh giỏi.

Những vật dụng được phép mang vào phòng thi

Bà TRẦN THỊ HÀ - Vụ trưởng Vụ ĐH và Sau ĐH [Bộ GD-ĐT] cho biết: Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi những vật dụng quy định trong quy chế như bút, thước, máy tính không có chương trình soạn thảo, bút chì, compa…, các loại máy tính không có chương trình soạn thảo văn bản.

Khi làm bài thi, thí sinh không được trình bày bằng hai thứ mực, kể cả bằng bút chì, trừ việc vẽ hình tròn [thí sinh có thể dùng compa vẽ bằng bút chì]. Nếu vẽ đồ thị bằng bút chì sẽ là phạm quy.

Ông TRẦN BÁ GIAO - Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ, mức đình chỉ thi được áp dụng với những thí sinh vi phạm một trong những hành vi sau đây:

- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.

- Mang tài liệu vào phòng thi dù sử dụng hay chưa sử dụng.

- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài đưa vào phòng thi.

- Viết, vẽ bậy những nội dung không liên quan đến môn thi vào giấy thi.

- Có hành vi gây gổ, đe dọa với những cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi.

Có 2 mức trừ điểm. Mức thứ nhất là đối với những hành vi bị khiển trách, sẽ bị trừ 25% số điểm [ví dụ như trường hợp trao đổi bài trong phòng thi].

Những trường hợp bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% số điểm. Mức cảnh cáo được áp dụng với những trường hợp: Thí sinh đã bị khiển trách nhưng vẫn tái phạm; hoặc trao đổi giấy nháp cho bạn, chép bài của người khác hoặc đưa bài cho người khác chép.

* Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số thí sinh phản ánh: Trong phòng thi thí sinh có thể dễ dàng phát hiện các phiên bản đề thi trắc nghiệm trùng nhau và ra ám hiệu cho nhau câu trả lời đúng. Bộ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, đề thi có tới 8 phiên bản khác nhau, như vậy trong phòng thi chỉ có 3 thí sinh trùng bài nhau. Vì vậy rất khó tìm ra bản trùng và làm bài chung.

Nếu có hiện tượng như báo nêu thì chứng tỏ ở địa điểm thi đó, giám thị đã không làm tròn trách nhiệm một cách nghiêm trọng. Kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ sẽ là một cuộc ganh đua quyết liệt nên tôi tin sẽ không có hiện tượng này.

* Lực lượng ra đề thi sẽ có cơ cấu như thế nào so với cơ cấu ra đề của kỳ thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo tiêu chí “tuyển” so với tiêu chí tốt nghiệp, thưa ông?

- Ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bộ phận ra đề thi đã có cả giáo viên THPT và giảng viên ĐH theo tỷ lệ giáo viên THPT chiếm trên 50%. Lần thi vào ĐH, CĐ này, tỷ lệ đó sẽ được đảo lại, nghĩa là giảng viên ĐH sẽ chiếm hơn 50%.

* Xu hướng “phổ thông hóa” đề thi như vài năm trở lại đây không được hoan nghênh bởi loại đề thi như thế này chỉ mang lại lợi ích cho học sinh chăm chỉ mà không lựa chọn được học sinh tài năng thật sự?

- Khi ra đề thi, chúng ta phải đặt câu hỏi “đề thi như vậy có bỏ sót học sinh tài năng không?”. Câu trả lời là: Chúng tôi sẽ làm đề thi để các thí sinh tài năng làm được trước sau đó mới đến các học sinh chăm học.

Học tủ hay không cẩn thận không đồng nghĩa với tài năng. Tài năng đòi hỏi học tập chắc chắn, chính xác, nhất là trong khoa học.

* Vì sao với xu hướng ra đề mới này, tình hình ôn thi tại các lò luyện có vẻ bớt căng thẳng nhưng đến mùa lại vẫn rộ lên gây bức xúc cho xã hội?

- Đó dường như là vấn đề tâm lý chưa ai nghiên cứu xem vì sao nhưng theo tôi, nhiều khi người ta cứ đi học cho yên tâm, đi theo phong trào.

* Thí sinh nên chú ý gì khi làm bài, đặc biệt với bài thi trắc nghiệm, thưa Cục trưởng?

- Điền đầy đủ trong phiếu trả lời câu hỏi. Khi làm bài thi, thí sinh chỉ được chọn 1 câu trả lời. Thí sinh nào làm 2-3 câu trả lời máy sẽ bỏ qua, không chấm và thí sinh sẽ bị thiệt thòi. Nhìn tổng thể bài thi để chọn làm câu dễ trước, câu khó sau.

Điều quan trọng là không được nhầm câu hỏi; tô đậm cho câu trả lời nhưng không nên mất thời gian tô nắn nót; nên tô bài làm bằng bút chì vì nếu muốn thay đổi câu trả lời thì thí sinh còn có thể tẩy; sau cùng, thí sinh phải tự tin, bình tĩnh làm bài trên cơ sở kiến thức mình có.

* Theo ông, thí sinh cần làm gì để đến trường thi có thể yên tâm nhất?

- Đương nhiên là thí sinh nào có đủ kiến thức, học tập nghiêm túc, không học vẹt, học tủ sẽ có thể nắm phần thắng trong tay.

ĐINH LAN - HỒ THU

Theo Sài Gòn Giải Phóng, Tiền Phong

Video liên quan

Chủ Đề