Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì

Bảo tàng tỉnh Bình Dương tọa lạc tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2004. Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000m2 gồm 1.300 hiện vật gốc và 50 tài liệu khoa học. Trong đó có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu.

Mộ Chum gỗ - Trống đồng Phú Chánh có niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên. Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1988 bởi ông Nguyễn Văn Cường (ấp 6, xã Vĩnh Tân, Tân Uyên). Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì

Bảo tàng tỉnh Bình Dương thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu. Ảnh/ Thông Hải/VNP

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì


Bảo tàng có diện tích trưng bày 2.000m2 bao gồm 1.300 hiện vật gốc và 500 tài liệu khoa học. 

Ảnh/ Thông Hải/VNP

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì


Du khách tham quan Bảo tàng tỉnh Bình Dương. Ảnh: Kim Phương/VNP


Chum gỗ huỳnh đàn (chất liệu sưa, trắc thối) cao khoảng 61cm, đường kính miệng 46-50cm, có nhiều đường vân gỗ tròn đồng tâm. Trống đồng cao khoảng 40cm, đường kính mặt trống 47,5cm, đường kính chân đế 44cm. Mặt trống đồng tâm có hình ngôi sao 10 cánh nhọn đầu, xen giữa các cánh sao trang trí họa tiết hình lông công cách đều cùng với các họa tiết hình chữ V ngược lồng nhau. Chum gỗ và trống đồng kết hợp với nhau thành một bộ mộ táng chum gỗ trống đồng.

Đây là kiểu mộ táng mới lạ được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Việc sử dụng “áo quan” bằng chum gỗ dùng trống đồng làm nắp đậy là tư liệu rất mới trong nghiên cứu hoạt động sống của các cộng đồng cư dân cổ trên địa bàn Đông Nam bộ.

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì

Mộ chum gỗ, nắp trống đồng- bảo vật quốc gia, khai quật tai di chỉ khảo cổ học Phú Chánh. Ảnh/ Thông Hải/VNP

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì


Mộ chum gỗ, khai quật tai di chỉ khảo cổ học Phú Chánh. 

Ảnh/ Thông Hải/VNP

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì


Tượng động vật Dốc Chùa - bảo vật quốc gia, khai quật tại di chỉ khảo cổ học Dốc Chùa. 

Ảnh/ Thông Hải/VNP

Bên cạnh đó, bảo vật Tượng động vật Dốc Chùa có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm, được phát hiện tại di tích khảo cổ Dốc Chùa (xã Tân Uyên, Bình Dương) cho tới nay vẫn là độc bản.

Tượng cao 5,4cm, dài 6,4cm và còn khá nguyên vẹn, chỉ có một vài chi tiết nhỏ bị gãy vỡ. Tượng được đúc từ chất liệu đồng có màu xanh do bị phong hóa, hen rỉ. Tuy nhiên, Tượng động vật Dốc Chùa chưa thể xác định đây là tượng thú gì. Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời tượng thú cũng có một giá trị nghiên cứu văn hóa nhất định về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử./.


 

Bài và ảnh: Thông Hải, Kim Phương

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì
Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh- được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013

Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh

Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánhcó niên đại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ II đầu Công nguyên (gần 2000 năm về trước), là hiện vật gốc còn nguyên vẹn phát hiện trong di tích khảo cổ học. Đây là kiểu mộ táng mới lạ được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thế giới.

Mộ táng chum gỗ trống đồng được phát hiện vào cuối năm 1998 bởi ông Nguyễn Văn Cường (sống tại ấp 6, xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, Bình Dương) trên một thửa ruộng thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, ở độ sâu cách mặt ruộng khoảng 1,8- 2,5m.

Ngay khi được phát hiện, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức tùy táng.

Chum gỗ huỳnh đàn (chất liệu sưa, trắc thối) cao khoảng 61cm, đường kính miệng 46-50cm. Chum được đục từ đoạn gỗ theo thớ ngang của một thân cây sưa có đường kính lớn hơn 100cm, có nhiều đường vân gỗ tròn đồng tâm.

Chum có miệng tròn đều, vành miệng đục vát xiên, tạo một mặt phẳng hướng tâm. Mặt ngoài chum được gọt đẽo, dáng xiên và nở rộng dần ở phần tiếp xúc giữa thân và đáy.

Trống đồng cao khoảng 40cm, đường kính mặt trống 47,5cm, đường kính chân đế 44cm. Mặt trống đồng tâm có hình ngôi sao 10 cánh nhọn đầu, xen giữa các cánh sao trang trí họa tiết hình lông công cách đều cùng với các họa tiết hình chữ V ngược lồng nhau, trong một hình tròn giới hạn bởi hai đường chỉ chìm nổi.

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì
Tâm mặt trống có hình ngôi sao 10 cánh nhọn đầu, xen giữa các cánh sao trang trí hoạ tiết hình lông công đơn giản (Ảnh TTTXVN)

Mặt trống có 7 vành hoa văn chữ N, hình vòng tròn có chấm giữa, những đường song song, hình thoi lồng nhau, hình 6 con chim bay ngược chiều kim đồng hồ. Tang trống có hoa văn bố cục theo khung, mỗi khung chia làm 2 tổ hợp. Lưng trống trang trí 6 ô cách đều, nằm đối xứng qua tâm.

Chum gỗ và trống đồng kết hợp với nhau thành một bộ mộ táng chum gỗ trống đồng. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, đây là kiểu mộ táng mới lạ được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thế giới.

Việc sử dụng “áo quan” bằng chum gỗ dùng trống đồng làm nắp đậy là tư liệu rất mới trong nghiên cứu hoạt động sống của các cộng đồng cư dân cổ trên địa bàn Đông Nam Bộ.

Mộ chum gỗ nắp trống đồng là cứ liệu nghiên cứu lịch sử của vùng đất Bình Dương nói riêng và Nam Bộ nói chung. Cư dân cổ ở đây đã có kỹ thuật đục đẽo gỗ điêu luyện, cho thấy sự phát triển khá cao của nghề thủ công chế tác gỗ trong cộng đồng này.

Việc sử dụng trống đồng làm nắp đậy “quan tài” bằng chum gỗ còn thể hiện sự giàu có và quyền lực của một số cá nhân trong cộng đồng nơi đây trong quá khứ, đồng thời phản ánh sự trù phú của một vùng đất.

Qua táng thức phát hiện trong khu di tích Phú Chánh thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, giữa các nền văn hóa cổ đại ở Việt Nam. Mộ chum gỗ có hình thức tương đồng với mộ chum gốm của văn hoá Sa Huỳnh và trống đồng thuộc loại hình trống Đông Sơn.

Mộ chum gỗ nắp trống đồng là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau công nguyên của vùng đất Phú Chánh, Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ.

Tượng động vật Dốc Chùa

Ngoài mộ chum gỗ nắp trống đồng, Bảo tàng Bình Dương còn có bảo vật Tượng động vật Dốc Chùa có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm, được phát hiện tại di tích khảo cổ Dốc Chùa (xã Tân Uyên, Bình Dương) cho tới nay vẫn là độc bản.

Điểm giống nhau giữa di tích Dốc Chùa và di tích Phú Chánh là gì
Tượng động vật bằng đồng thuộc văn hóa Đồng Nai, cách ngày nay khoảng 2.500 năm, khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977.

Tượng cao 5,4cm, dài 6,4cm và còn khá nguyên vẹn, chỉ có một vài chi tiết nhỏ bị gãy vỡ. Tượng được đúc từ chất liệu đồng, có màu xám xanh do bị phong hóa, hoen rỉ.

Đây là tượng động vật bốn chân đứng trên bệ hình chữ nhật, có bốn mấu uốn cong vào phía chân. Đầu dài, mồm doãng ra hai bên, trên đỉnh đầu và tai có hai gờ nhọn có vết gãy (có thể là hai sừng), cổ cao và to không cân xứng với thân, trên lưng có quai nhỏ, giữa có lỗ thủng.

Hai bên hông trang trí hoa văn đường nối gấp khúc dạng hình thang, chính giữa có dấu lõm gần tròn xung quanh nhiều rãnh ngắn giống như hình mặt trời. Phần thân còn lại trang trí nhiều dãy chấm lõm từ trên xuống đến khuỷu chân.

Đuôi có kích thước khá lớn, đoạn cuối đuôi uốn cong thành ba vòng tròn, có một vòng bị gãy. Bốn chân cao, khuỷu chân lớn. Hai chân trước nhỏ và khá thẳng, hai chân sau lớn và hơi khuỵu ra đằng trước.

Giữa đế phía dưới bốn chân có hình một con vật thuộc loại bò sát bị gãy mất đầu. Đầu nhỏ không rõ nét.

Tuy nhiên, Tượng động vật Dốc Chùa chưa thể xác định đây là tượng thú gì. Việc phát hiện một tượng đồng có hình dáng một con vật đứng trên một con vật khác đã là một hiện vật hết sức độc đáo, chưa từng thấy ở bất cứ di tích nào khác trong vùng Đông Nam Bộ.

Đồng thời tượng thú cũng là hiện vật tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng mỹ thuật của người thời tiền sử ở Bình Dương và có giá trị nghiên cứu về đặc trưng văn hóa mộ táng trong thời kỳ tiền sử./.

Đài thờ Trà Kiệu: Kiệt tác điêu khắc thời Chăm-pa