Điểm thi đại học là gì năm 2022

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm trước. Một số nội dung được điều chỉnh nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, các trường. 

Thứ nhất, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến [trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia].

Thứ hai, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1 từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo [nếu có]. Thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt [thay vì hai đợt như trước đây], thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. [Ảnh minh hoạ: H.C]

Thứ ba, các nguyện vọng đăng ký xét tuyển [theo ngành, phương thức, cơ sở đào tạo] trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước [nếu cần] và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT [như năm 2021]. Thí sinh sẽ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. Thí sinh không xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác.

Thứ tư, với những ngành sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp để xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường phải giải trình và phân bổ chỉ tiêu phù hợp giữa các phương thức, tổ hợp. Khi các trường thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không giảm quá 30% số chỉ tiêu so với năm trước [trừ trường hợp thay đổi, bổ sung trước khi mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm] tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các trường chỉ đạo khối trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập [giảm thủ tục cho thí sinh và các trường THPT] khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường đại học. 

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành. Trong đó quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. [Ảnh minh hoạ: H.C]

Thứ bảy, quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau]. Sau khi cộng điểm ưu tiên, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm này với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], quy chế mới quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0]. Cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

Hà Cường

Một là: Bắt buộc thí sinh đang học lớp 12 đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến

Về cơ bản, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cơ bản giữ ổn định như mọi năm bởi vẫn thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 [sửa đổi]. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng có một số điều chỉnh kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi hơn cho các thí sinh và bảo đảm an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi. Điểm mới đáng lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là bắt buộc thí sinh đang học lớp 12 tại các cơ sở giáo dục phải đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến [trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia]. Điều này rất khác so với những năm trước là thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tiếp tại điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Tiến độ như sau:

- Từ ngày 28/4 đến 29/4/2022, Sở GD&ĐT sẽ cấp tài khoản cho thí sinh [là số CCCD/CMND của thí sinh; trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND thì sử dụng mã số định danh được cơ quan Công an cấp để thay thế] và mật khẩu để các em truy cập Hệ thống quản lý thi; đồng thời hướng dẫn các em tiến hành đăng ký dự thi thử đến ngày 3/5/2022.

- Từ ngày 04/5 đến 17h ngày 13/5/2022, các thí sinh thực hiện thao tác đăng ký dự thi trực tuyến chính thức trên Hệ thống quản lý thi tại trường THPT và phải nhập song dữ liệu trên hệ thống.

- Riêng các thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT [nếu có] trực tiếp tại đơn vị đăng ký dự thi do Sở GD&ĐT quy định từ ngày 04/05/2022 đến 17h00 ngày 13/5/2022. Sở GD&ĐT Bắc Giang quy định 10 trường THPT số 1 bao gồm Sơn Động số 1, Lục Ngạn số 1, Lục Nam, Lạng Giang số 1, Yên Thế, Tân Yên số 1, Hiệp Hòa số 1, Việt Yên số 1, Yên Dũng số 1, Ngô Sĩ Liên sẽ nhận thêm hồ sơ của các thí sinh tự do trên địa bàn huyện, thành phố. Sau khi nộp Phiếu đăng ký dự thi, các em sẽ được đơn vị đăng ký dự thi cấp tài khoản [là số CCCD/CMND của thí sinh] và mật khẩu để đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi. Sau đó, các điểm thi nhập dữ liệu của thí sinh tự do vào Hệ thống quản lý thi.

Sau khi kết thúc thời hạn ĐKDT, thí sinh không được thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.

- Sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu đăng ký dự thi trên Hệ thống quản lý thi, đơn vị đăng ký dự thi in thông tin đăng ký dự thi của thí sinh từ Hệ thống quản lý thi, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc người được phân công tổ chức rà soát, kiểm tra đối sánh với bản cứng và cho học sinh rà soát và ký xác nhận. Chậm nhất ngày 17/5/2022, các đơn vị đăng ký dự thi hoàn thành các công việc: In Phiếu đăng ký dự thi, Phiếu đăng ký dự thi số 1, Phiếu đăng ký dự thi số 2 của thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022; ký tên, đóng dấu trên các phiếu đăng ký dự thi đã in; lưu tại đơn vị Phiếu đăng ký dự thi số 1; giao lại cho thí sinh Phiếu đăng ký dự thi số 2.

Hai là: Đăng ký xét tuyển đại học sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mọi năm, trên Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp của thí sinh có phần đăng ký xét tuyển các nguyện vọng vào trường đại học, nghĩa là thí sinh phải thực hiện đăng ký xét tuyển vào đại học cùng lúc với thời điểm thi tốt nghiệp THPT. Nhưng năm 2022, việc đăng ký dự thi và đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng không đồng thời mà ở hai thời điểm khác nhau; trong Phiếu đăng ký dự thi năm nay sẽ KHÔNG CÓ phần đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học như những năm trước.

Thời gian thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sẽ dự kiến từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và cả điểm phúc khảo. Điểm mới nữa là trong thời gian đăng ký thí sinh không bị hạn chế số lần điều chỉnh nguyện vọng [năm 2021 chỉ được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 03 lần]. Dự kiến tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh [theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển,... ] của đợt xét tuyển đợt 1 sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống [năm 2021 chỉ đăng ký trên hệ thống các nguyện vọng sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển]. Đây được xem là thông tin rất có lợi cho thí sinh, vì sau khi thi các em sẽ dễ dàng xác định được điểm số, thậm chí là biết điểm thi rồi mới đăng ký xét tuyển đại học sẽ giúp thí sinh sẽ cân nhắc trường nào vừa tầm, mang tới nhiều cơ hội trúng tuyển.

Ngoài hai điểm mới cơ bản trên đây, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2021.

Hồ sơ của thí sinh: Vẫn bao gồm các loại hồ sơ như sau:

[1] Hồ sơ đối với thí sinh đăng ký dự thi chưa tốt nghiệp THPT:

- Đối với thí sinh đã học hết chương trình THPT trong năm 2022:

+ 01 Phiếu đăng ký dự thi [in từ hệ thống];

+ 02 Phiếu đăng ký dự thi [Phiếu số 1 và Phiếu số 2, in từ hệ thống];

+ Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT [nộp trực tiếp bản cứng];

+ Bản photocopy 2 mặt CCCD/CMND trên 1 mặt giấy A4;

+ Giấy khai sinh [bản sao];

+ Học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT [bản sao được chứng thực từ bản chính đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp];

+ Bằng tốt nghiệp THCS [bản sao được chứng thực từ bản chính đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp];

+ Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích [nếu có], bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Riêng xác nhận học sinh người dân tộc thực hiện theo Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc;

+ 02 ảnh mầu cỡ 4x6 cm.

- Đối với thí sinh tự do: Ngoài các hồ sơ quy định đối với thí sinh đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải có thêm:

+ 01 túi hồ sơ;

+ Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế thi;

+ Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;

+ Giấy xác nhận điểm bảo lưu [nếu có].

[2] Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT:

+ 01 túi hồ sơ;

+ 02 Phiếu ĐKDT [Phiếu số 1 và Phiếu số 2];

+ Bản photocopy 2 mặt CCCD/CMND trên 1 mặt giấy A4;

+ Bằng tốt nghiệp THPT [bản sao được chứng thực từ bản chính];

+ 02 ảnh mầu cỡ 4x6 cm;

+ 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

[3] Hồ sơ ĐKDT đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp trung cấp:

+ 01 túi hồ sơ;

+ 02 Phiếu ĐKDT [Phiếu số 1 và Phiếu số 2];

+ 02 ảnh mầu cỡ 4x6 cm;

+ Bằng tốt nghiệp THCS [bản sao được chứng thực từ bản chính];

+ Bằng tốt nghiệp trung cấp [bản sao được chứng thực từ bản chính];

+ Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT [bản sao được chứng thực từ bản chính];

+ Bản photocopy 2 mặt CCCD/CMND trên 1 mặt giấy A4;

+ 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Ngoài ra, các thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được miễn thi môn Ngoại ngữ; các thí sinh có một trong các chứng chỉ Ngoại ngữ hợp lệ, có giá trị sử dụng ít nhất đến ngày 06/7/2022, đạt mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT có thể sử dụng để miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Cụ thể:

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 07, 08/7/2022. Ngày 06/07, thí sinh tập trung làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi. Ngày 09/07 là ngày thi dự phòng. Các bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT được giữ ổn định như kỳ thi năm 2021: Toán, Ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm; Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Thời gian làm bài của môn Ngữ văn là 120 phút; Toán là 90 phút; ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi bài thi thành phần tổ hợp. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Để chuẩn bị cho kỳ thi, ngày 29/4/2022, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị phổ biến quy chế và tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Sở GD&ĐT yêu cầu trước ngày 28/5/2022, thủ trưởng các đơn vị tổ chức học Quy chế thi và tập huấn nghiệp vụ coi thi cho toàn thể cán bộ, giáo viên của đơn vị, đặc biệt lưu ý đến các điểm mới trong Quy chế thi, quy trình coi thi, chấm thi. Mỗi đơn vị thành lập 01 tổ hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để hướng dẫn thí sinh thực hiện các quy trình đúng. Dự kiến Sở sẽ sớm tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi tỉnh, họp Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh an toàn, đúng quy chế [trong tháng 5/2022].

Quang cảnh Hội nghị phổ biến và tập huấn nghiệp vụ thi tốt nghiệp THPT 2022

Xem chi tiết Công văn số 1523/BGDĐT-QLCL ngày 19/4/2022 của Bộ GD&ĐT tại đây và Công văn số 530/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 29/4/2022 của Sở GD&ĐT tại đây./.

TTH, Văn phòng Sở

Video liên quan

Chủ Đề