Điều, khoản mục là gì

Thứ nhất, tôi đồng ý với quan điểm của tác giả về cấu tạo của khoản 1 Điều 173 BLHS. Trong Phần Các tội phạm của BLHS năm 2015, nhà làm luật đã xây dựng các khoản trong điều luật theo 03 cách:

- Cách 1: Không phân chia các trường hợp thỏa mãn khoản của điều luật đó thành các điểm. Cách này thường được áp dụng khi chỉ có 01 trường hợp thỏa mãn hoặc có nhiều trường hợp thỏa mãn nhưng có số lượng ít hoặc những trường hợp này có mối quan hệ với nhau và thường được ngăn cách với nhau bằng từ “hoặc”, dấu “,” hoặc dấu “;”.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

- Cách 2: Phân chia tất cả các trường hợp thỏa mãn khoản của điều luật đó thành các điểm. Cách này thường được áp dụng có nhiều trường hợp thỏa mãn nhưng có số lượng nhiều hoặc những trường hợp này không có mối quan hệ với nhau.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Giết 02 người trở lên;

b] Giết người dưới 16 tuổi;

c] Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d] Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ] Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g] Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h] Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i] Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k] Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l] Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m] Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n] Có tính chất côn đồ;

o] Có tổ chức;

p] Tái phạm nguy hiểm;

q] Vì động cơ đê hèn.”.

- Cách 3: Kết hợp cả cách 1 và cách 2 [dạng hỗn hợp]. Cách này thường được áp dụng khi có nhiều trường hợp thỏa mãn và trong một số trường hợp lại có nhiều trường hợp khác nữa thỏa mãn.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 quy định: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b] Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d] Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ] Tài sản là di vật, cổ vật”.

Trong khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 quy định 02 trường hợp:

- Trường hợp 1: Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Trường hợp này được xây dựng theo cách 1.

- Trường 2: Trộm cắp tài sản trị giá dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ. Trường hợp này được xây dựng theo cách 2.

Thứ hai, về cách ghi điểm, khoản, điều tại phần quyết định của bản án đối với mỗi cách:

Về nguyên tắc, tại phần quyết định của bản án phải ghi rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng để bảo đảm căn cứ pháp lý. Vì vậy, mỗi cách xây dựng khoản, điều sẽ có những cách ghi khác nhau tại phần quyết định của bản án, cụ thể:

- Cách 1: Do cách này không có điểm nên chỉ cần ghi khoản, điều của BLHS được áp dụng. Ví dụ: Căn cứ khoản 1 Điều 141 BLHS năm 2015.

- Cách 2: Do cách này có điểm nên phải ghi rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng. Ví dụ: Căn cứ điểm a, n khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015.

 - Cách 3: Do cách này là sự kết hợp giữa cách 1 và cách 2 nên:

+ Nếu rơi vào trường hợp được xây dựng theo cách 1 thì chỉ cần ghi khoản, điều của BLHS được áp dụng. Ví dụ: Trộm cắp tài sản có trị giá 3.000.000 đồng thì trong phần quyết định của bản án ghi là “Căn cứ khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015”.

+ Nếu rơi vào trường hợp được xây dựng theo cách 2 thì phải ghi rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng. Ví dụ: Trộm cắp tài sản có trị giá 1.500.000 đồng nhưng tài sản là di vật thì trong phần quyết định của bản án ghi là “Căn cứ điểm đ, khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015”.

+ Nếu rơi vào trường hợp được xây dựng theo cách 1 nhưng trường hợp này lại là trường hợp con của trường hợp được xây dựng theo cách 2 thì phải ghi rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng. Ví dụ: Giết người mà liền trước đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng thì phải ghi là “Căn cứ điểm e, khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015”.

Như vậy, trong tình huống mà tác giả đưa ra thì trường hợp một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng thì tại phần quyết định của bản án phải ghi rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng, tức phải ghi là “Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015”. Việc ghi như vậy mới bảo đảm được tính đầy đủ, chính xác và áp dụng đúng quy định của pháp luật khi giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc chỉ ghi “Căn cứ khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015” cũng không sai vì vẫn bao quát được trường hợp của người phạm tội và vẫn bảo đảm vận dụng đúng quy định của pháp luật, mặc dù chưa được cụ thể, đầy đủ và rõ ràng. Do đó, việc Viện kiểm sát kháng nghị trường hợp này vì cho rằng áp dụng không đúng quy định của pháp luật là không chính xác.

Trên đây là quan điểm của tôi đối với tình huống đưa ra, rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của quý bạn đọc.

TAND Tp Cần Thơ xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Ảnh: NHẪN NAM/ PLO

Mục lục bài viết

  • 1. Phương pháp trích dẫn văn bản pháp luật ?
  • 1.1 Viện dẫn văn bản
  • 1.2Viện dẫn Phần, Chương
  • 1.3Viện dẫn Điều luật
  • 1.4Viện dẫn văn bản trong trường hợp sửa đổi, bổ sung
  • 1.5Thể thức và cách trình bày văn bản
  • 2. Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài
  • 3. Tư vấn pháp luật qua email
  • 3.1 Tại sao nên liên hệ tư vấn pháp luật qua email ?
  • 3.2 Sự tiện lợi của việc tư vấn pháp luật qua email
  • 3.3 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn qua email

1. Phương pháp trích dẫn văn bản pháp luật ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc trích dẫn, viện dẫn văn bản pháp luật có phải dựa trên quy tắc, hay nguyên tắc pháp lý nhất định nào đó không ạ ? Xin phân tích giúp tôi phương pháp trích dẫn văn bản luật hiện nay ạ ?

Cảm ơn luật minh khuê!

>>Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty luật Minh Khuê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1.1 Viện dẫn văn bản

Tại phần nội dung văn bản hành chính:

+ Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản [đối với Luật và Pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của Luật, Pháp lệnh];

Ví dụ: ….. được quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

+ Trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

- Cách viết khi viện dẫn

Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ:

- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.

1.2Viện dẫn Phần, Chương

Trường hợp viện dẫn đến chương nằm trong phần, mục nằm trong chương, tiểu mục nằm trong mục thì phải nêu đầy đủ tiểu mục, mục, chương, phần của văn bản đó.

Ví dụ: Chương I Phần thứ nhất Bộ luật Lao động 2019

1.3Viện dẫn Điều luật

Trường hợp viện dẫn đến điều, khoản, điểm thì không phải xác định rõ phần, chương, mục, tiểu mục có chứa điều, khoản, điểm đó.

Trường hợp viện dẫn đến khoản, điểm thì phải xác định rõ khoản, điểm thuộc điều cần viện dẫn của văn bản đó.

Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm.

Ví dụ: Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 9 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QHQ12

Lưu ý thêm: Trường hợp viện dẫn đến phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản thì phải viện dẫn theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và tên của văn bản; nếu viện dẫn đến khoản, điểm khác trong cùng một điều hoặc từ mục, tiểu mục, điều này đến mục, tiểu mục, điều khác trong cùng một chương của cùng một văn bản thì không phải xác định tên của văn bản nhưng phải viện dẫn cụ thể.

1.4Viện dẫn văn bản trong trường hợp sửa đổi, bổ sung

Hiện tại chưa có quy đinh cụ thể cho trường hợp này, tuy nhiên để thuận tiện cho việc tra cứu thì các bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Ví dụ: Đối với hành vi “sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định” trước đây được quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP; tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP thì hành vi nêu trên được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 8 được sửa đổi tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.

Theo đó, khi viện dẫn văn bản sẽ ghi: “Hành vi: “Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng quy định” được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 8 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016”..

1.5Thể thức và cách trình bày văn bản

Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư mới được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 05/3/2020. Để có thể nắm và hiểu rõ cách thức trình bày văn bản theo thể thức mới tại Nghị định này, bạn có thể xem nội dung hướng dẫn chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Bắt buộc dùng phông chữ Times New Roman

Nếu như trước đây phông chữ sử dụng để trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 thì hiện nay đã quy định cụ thể phông chữ phải là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

Cỡ chữ và kiểu chữ không có quy định chung mà phụ thuộc vào từng yếu tố thể thức.

2. Chỉ sử dụng khổ giấy A4 cho tất cả các loại văn bản

Thay vì được phép trình bày văn bản hành chính trên khổ giấy A4 hoặc A5 [đối với giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển] thì hiện nay, tất cả các loại văn bản hành chính đều chỉ sử dụng chung khổ giấy A4 [210mm x 297mm].

Văn bản được trình bày theo chiều dài của khổ A4, trường hợp văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành phụ lục riêng thì có thể được trình bày theo chiều rộng.

3. Thay đổi cách đánh số trang văn bản

Trước đây số trang văn bản được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy [phần footer] thì nay số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng và cũng không hiển thị số trang thứ nhất.

4. Phải ghi cả tên cơ quan chủ quản

Thông tư 01 loại trừ một số trường hợp không ghi cơ quan chủ quản thì nay quy định mới đã bãi bỏ các trường hợp loại trừ này.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm: tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp.

Đối với tên cơ quan chủ quản trực tiếp ở địa phương phải có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc quận, huyện, thị xã, thành phố hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan đóng trụ sở.

Được phép viết tắt những cụm từ thông dụng.

Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ 12 tới 13, đứng, đậm, đặt canh giữa dưới tên cơ quan chủ quản trực tiếp. Trong đó, tên cơ quan chủ quản trực tiếp viết chữ in hoa, đứng, cỡ chữ 12 tới 13.

5. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản

Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

Tên loại và trích yếu được đặt canh giữa theo chiều ngang văn bản. Tên loại trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13 đến 14, đứng, đậm.

Trích yếu nội dung văn bản được đặt ngay dưới tên loại văn bản, chữ thường, cỡ 13 đến 14, đứng, đậm. Bên dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

6. Bổ sung yêu cầu trình bày căn cứ ban hành văn bản

Căn cứ ban hành văn bản ghi đầy đủ tên, loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành và trích yếu nội dung văn bản [Luật và Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu và cơ quan ban hành].

Căn cứ ban hành văn bản trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản; sau đó mỗi căn cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy, dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm.


7. Chữ ký của người có thẩm quyền

Nghị định mới đã bổ sung chữ ký số của người có thẩm quyền.

Theo đó, hình ảnh, vị trí chữ ký số của người có thẩm quyền là hình ảnh chữ ký của người có thẩm quyền trên văn bản giấy, màu xanh, định dạng Portable Netwwork Graphics [.png] nền trong suốt; đặt canh giữa chức vụ của người ký và họ tên người ký.

8. Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức

Dấu và chữ ký số là điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 30. Hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kich thước thực tế của dấu, định dạng [.png] nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.

Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính thực hiện như sau:

- Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không ký số lên văn bản kèm theo;

- Văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử phải thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo. Vị trí: góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo.

9. Bổ sung quy định về Phụ lục

Trường hợp văn bản có Phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về Phụ lục đó. Văn bản có từ hai Phụ lục trở lên thì các Phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã. Số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.

Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục được ban hành bao gồm: số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản được canh giữa phía dưới tên của Phụ lục, chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng, cùng phông chữ với nội dung văn bản, màu đen.

Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi phụ lục [Kèm theo văn bản số .../...-... ngày ... tháng ...năm ...] được ghi đầy đủ đối với văn bản giấy; đối với văn bản điện tử, không phải điền thông tin tại các vị trí này.

Đối với Phụ lục cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên Phụ lục.

Đối với Phụ lục không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên từng tệp tin kèm theo.

2. Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài

Với dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài - Công tyluật Minh Khuê, bạn có thể yêu cầu dịch vụ tư vấn ở bất kỳ đâu như: Ở nhà hoặc nơi làm việc, thậm chí đang trong chuyến công tác hoặc chuyến du lịch của mình… Chỉ cần gọi: 1900.6162 sẽ được Luật sư tư vấn và giải đáp ngay vướng mắc pháp lý của Bạn.

Bạn đang có vướng mắc về các vấn đề pháp lý trong cuộc sống hàng ngày như: Dân sự, Thừa kế, Hợp động, Đất đai, Doanh nghiệp, Lao động, Hình sự, Bảo hiểm xã hội... mà chưa biết pháp luật quy định thế nào? Bạn đang cần tìm hiểu quy định pháp luật nhưng không biết tìm hiểu thế nào, không biết hỏi luật sư ở đâu? Hãy đăng ký nhận cuộc gọi để được luật sư của chúng tôi tư vấn ngay lập tức.

Chỉ cần hoàn thành thủ tục đăng ký và thanh toán phí tư vấn theo thời gian dự kiến bạn mong muốn, luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ ngay theo số điện thoại bạn đăng ký, lúc này mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được luật sư giải đáp kịp thời và chính xác trên cơ sở, quy định pháp luật.

Những lợi ích khi bạn đăng ký tư vấn luật qua điện thoại

- Vượt trội hơn cả khi bạn đăng ký tư vấn luật qua điện thoại: Là luật sư sẽ nghiên cứu tình huống, trích dẫn cơ sở pháp lý và lên phương án về vụ việc của bạn trước khi gọi cho bạn để tư vấn. Từ đó cuộc trao đổi, tư vấn giữa luật sư của chúng tôi với bạn sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi của bạn, kèm theo đó là cơ sở pháp lý vững chắc.

- Tiết kiệm, tiện lợi, phục vụ linh hoạt: Bạn biết đấy chúng tôi muốn vướng mắc của bạn được giải quyết triệt để, đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn với chi phí hợp lý nhất, thay vì bạn gọi đến chúng tôi, luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn.

- Luật sư tư vấn có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong vấn đề bạn vướng mắc: Khi đăng ký tư vấn qua điện thoại, bạn sẽ được các luật sư có kinh nghiệm từ 5 đến 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho bạn.

- Nếu luật sư tư vấn giải quyết cho bạn hoàn thành nhưng thời gian đăng ký của bạn chưa hết, bạn có thể yêu cầu 1 cuộc gọi tiếp theo với bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác.

Do vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh và đăng ký để luật sư của chúng tôi liên hệ tư vấn cho bạn vào bất kỳ lúc nào bạn rảnh rỗi.

3. Tư vấn pháp luật qua email

3.1 Tại sao nên liên hệ tư vấn pháp luật qua email ?

+ Khách hàng gặp vấn đề pháp lý khó nói, muốn tham vấn ý kiến của luật sư

+ Khách hàng không có thời gian để gặp luật sư hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý khác

+ Khách hàng không sử dụng các công cụ như facebook hoặc hạn chế về việc sử dụng các phương tiện thông tin

3.2 Sự tiện lợi của việc tư vấn pháp luật qua email

- Việc tư vấn pháp luật qua email có nhiều thời gian hơn để các chuyên gia pháp lý và các luật sư nghiên cứu vấn đề trả lời cho khách hàng

- Tư vấn pháp luật qua thư điện tử khách hàng có thể nhận câu trả lời bất cứ lúc nào, kể cả những lúc đang bận công việc trong ngày và lựa chọn thời gian rảnh đề nghiên cứu

- Khách hàng nhận được lời khuyên chất lượng từ các luật sư giỏi nhất

- Thông tin được xử lý nhanh hơn và chính xác hơn

- Nhận được nội dung tư vấn hoàn toàn miễn phí

- Có thể gửi bất cứ lúc nào trong ngày, trong tuần kể cả ngày nghỉ và ngày lễ

3.3 Hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn qua email

Bước 1: Khách hàng truy cập theo địa chỉ để đặt câu hỏi tư vấn cho luật sư [Lưu ý: Nhập rõ các thông tin theo yêu cầu]

Bước 2: Kiểm tra lại nội dung câu hỏi, nhấn gửi để luật sư trả lời và đưa ra các căn cứ pháp lý phù hợp

Bước 3: Chờ đợi phản hồi từ luật sư.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề