Định giá bán sản phẩm theo phương pháp trực tiếp

Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong Phương pháp định giá bán sản xuất hàng loạt, thì DN cần phải tính toán giá thành của sản phẩm sao cho: + Bù đắp chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí quản lí. + Cung cấp một mức lãi cần thiết để đảm bảo sự hoàn vốn cho việc đầu tư và sản xuất sản phẩm

Trên đây chính là yêu cầu cơ bản nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Để định giá cho sản phẩm sản xuất hàng loạt, chúng ta cần phân tích giá thành hai bộ phận:
- Chi phí nền: Đảm bảo một mức giá bù đắp chi phí cơ bản.
- Chi phí tăng thêm: Để bù đắp cho chi phí khác và tạo lợi nhuận.

Mục tiêu định giá - Ảnh Minh Họa


Giá bán sản phẩm = Chi phí nền sản phẩm + Chi phí tăng thêm Hoặc:

Giá bán = Chi phí sản xuất + [Chi phí sản xuất×Tỷ lệ phần số tiền cộng thêm]

Giá bán sản phẩm là thước đo thể hiện giá trị của sản phẩm, do vậy nó thường ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu nhà quản trị đưa ra giá bán thấp quá có thể thị trường hiểu nhầm chất lượng sản phẩm kém, giá bán cao thì phải xem xét uy tín của thương hiệu, cũng như mức độ ưa chuộng của khách hàng đối với các loại sản phẩm cùng loại, nếu không thì người tiêu dùng không chấp nhận.Như vậy đưa ra giá bán phải thận trọng vừa phù hợp với mức thu nhập của khách hàng vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí nền và chi phí tăng thêm của sản phẩm phụ thuộc vào từng phương pháp định giá cụ thể sau:

a] Định giá theo phương pháp chi phí trực tiếp:

 Theo phương pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ biến phí sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. 

Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp định phí: định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tư theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền.

Chi phí tăng thêm = Chi phí nền * Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền


Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + Định phí

*100%

Sản lượng sản phẩm * Biến phí đơn vị


Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

[Vốn đầu tư * Tỷ lệ % hoàn vốn]+ Định phí

*100%

Sản lượng sản phẩm * Biến phí đơn vị

Bài Toán

Công ty FPT chuyên sản xuất chíp điện tử máy tính phục vụ cho quá trình lắp ráp hàng loạt máy tính tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của công ty là 2,2 tỷ đồng cho việc sản xuất mỗi năm với sản lượng 20.000 sản phẩm chíp điện tử. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 20% mỗi năm. Tổng định phí sản xuất chung 360 triệu đồng, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu đồng.

Kế toán quản trị xây dựng các chỉ tiêu về định mức chi phí như sau: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 20.000 đồng o Chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 8.000 đồng o Chi phí sản xuất chung cho đơn vị sản phẩm: 28.000 đồng [trong đó định phí sản xuất là 18.000 đồng] o Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 4.000 đồng

o Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 2.000 đồng

Yêu cầu: Hãy định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí trực tiếp và phương pháp toàn bộ?

Bài Giãi

a] Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm được tính như sau: Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 10.000 + 4.000 = 42.000

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

2.200.000.000 * 20 %  + [360.000.000 +40.000.000]

*100%

42000* 20000


⇒ Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = 100%

Chi phí tăng thêm = 42.000 * 100% = 42.000

Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 42.000 + 42.000 = 84.000 đồng

b] Định giá theo phương pháp chi phí toàn bộ 
Theo phương pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ chi phí để sản xuất ra sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tư theo mong muốn của các nhà quản trị.Chi phí tăng thêm được xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền.

Chi phí tăng thêm = Chi phí nền * Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Mức hoàn vốn đầu tư

 mong muốn

+

Chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp

Sản lượng sản phẩm * Chi phí sản xuất đơn vị

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

Vốn đầu tư * Tỷ lệ %

hoàn vốn

+

Chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp

Sản lượng sản phẩm * Chi phí sản xuất đơn vị


Trở lại bài toán:

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm được tính như sau:
Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 28.000 = 56.000

Tỷ lệ % tăng thêm

so với chi phí nền

=

[[2200000000*20%]

+

[6000*20000]]*100%

[56000*20000]

⇒ Tỷ lệ % tăng thêm = 50%

Chi phí tăng thêm = 56.000 * 50% = 28.000

Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 56.000 + 28.000 = 84.000 đồng

Phương pháp tính giá thành giản đơn hay còn gọi là trực tiếp.

- Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này áp dụng ở trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào tới khi sản phẩm hoàn thành, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như công nghiệp khai thác, sản xuất điện, nước.

- Cách tính giá thành:

+ Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì không cần tổ chức đánh giá, lúc này tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng cũng bằng giá thành của sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Công thức tính:

Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.


Tổng giá thành
Giá thành đơn vị = --------------------------------------------
Số lượng thành phẩm hoàn thành

+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm làm dở, không ổn định, thì cần phải tổ chức đánh giá lại theo các phương pháp thích hợp:

Z = DDK + C – DCK

Z: giá thành

DDK: dở dang đầu kỳ
DCK: Dở dang cuối kỳ
C: Chi phí

Ví dụ : Tại một doanh nghiệp sản xuất tháng 6/N có tài liệu như sau [nghìn đồng]:
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo nguyên liệu trực tiếp 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
- Chi phí NVLTT : 180.000
- Chi phí NCTT: 28.800
- Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 SP, còn lai 40 SP đang dở dang.
Yêu cầu: Lập bảng tính giá tính thành sản phẩm A, biết rằng sản phẩm đang làm dở dang đánh giá theo chi phí NVLTT.

Lời giải:


Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = 20.000 +180.000
160 + 40
x 40 = 40.000

Bảng tính giá thành sản phẩm A, số lượng: 160 SP

ĐVT : Nghìn đồng

Khoản mục
Chi phí
Giá trị dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị
Chi phí NVLTT 20.000 180.000 40.000 160.000 1000
Chi phí NCTT - 28.800 - 28.800 180
Chi phí SXC - 21.600 - 21.600 135
Tổng cộng 20.000 229.600 40.000 210.400 1.315

Các bạn có thể xem chi tiết cách tính giá thành sản phẩm theo PP trực tiếp qua Video dưới đây

Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp

Video liên quan

Chủ Đề