Dlxh việc thi 30 điểm vẫn không đậu đại học năm 2022

Điểm ưu tiên liệu có công bằng?

Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy của Bộ GDĐT, có 3 nhóm thí sinh được ưu tiên cộng điểm khi xét tuyển ĐH, CĐ gồm: Nhóm ưu tiên theo đối tượng, nhóm ưu tiên theo khu vực và nhóm các thí sinh được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ nhưng không dùng quyền này mà dự thi và xét tuyển như các thí sinh khác.

Mức điểm ưu tiên cao nhất ở mỗi nhóm là từ 1,5 đến 3 điểm. Với quy định ưu tiên này, đa phần các thí sinh đều được cộng từ 0,5 điểm đến 1,5 điểm ưu tiên khu vực, hoặc ưu tiên đối tượng, chỉ có thí sinh ở các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương [gọi là khu vực 3] là không thuộc diện được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Nhiều năm nay vẫn thực hiện chính sách này trong tuyển sinh ĐH, thế nhưng chưa năm nào được nhiều thí sinh, phụ huynh và dư luận xã hội tranh luận sôi nổi như năm nay. Xuất phát từ câu chuyện của 2 thí sinh khu vực 3 [thành phố] có điểm thi là 29,25 và 29,35 nhưng vẫn trượt 2 trường y khoa lớn nhất của cả nước, vì thua ở tiêu chí phụ và không được cộng điểm ưu tiên.

Liệu có công bằng không khi một học sinh giỏi chỉ vì yếu tố tâm lý khi đi thi thiếu 0,25 điểm có thể rớt ĐH, trong khi thí sinh thuộc diện ưu tiên được điểm thấp hơn vẫn vào ĐH? Chủ trương đúng, nhưng thực hiện chính sách như thế nào cho hợp lý để vừa thể hiện sự nhân văn mà vẫn đảm bảo công bằng trong giáo dục? Suốt những giờ qua, thí sinh giữa các khu vực không ngừng tranh cãi về vấn đề này.

“Cộng điểm là để đảm bảo công bằng, nhưng nhìn vào bức tranh điểm chuẩn năm nay có thể thấy chính sách này chưa hợp lý. Tại sao lại có chuyện một số trường có điểm chuẩn vượt trần, lấy tận 30,25 hay 30,5 điểm. Với điểm chuẩn này, thử hỏi khu vực 3 đào đâu ra thí sinh có điểm như thế cho 3 môn thi”- Đỗ Thu Thảo [Thanh Xuân, Hà Nội] chia sẻ.

Năm nay có hiện tượng điểm chuẩn vượt trần, do cộng cả điểm ưu tiên của thí sinh vào điểm chuẩn.

Nhiều thí sinh ở khu vực 3 cũng chung suy nghĩ như Thảo, cho rằng việc cộng điểm mục đích ban đầu để tạo sự công bằng, nhưng vì đề thi năm nay chưa có sự phân hóa cao, nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối, nên đỗ hay trượt ĐH không còn phụ thuộc vào năng lực thí sinh mà phụ thuộc vào việc có được cộng điểm ưu tiên hay không, cộng nhiều hay ít.

Nên thay đổi cách cộng điểm ưu tiên khu vực

Lãnh đạo một trường ĐH y thừa nhận, hằng năm phần lớn những thí sinh trúng tuyển vào trường, nhất là ngành y đa khoa đều là những thí sinh được cộng điểm ưu tiên, số thí sinh thuộc khu vực 3 rất ít. Nhưng trường không thể làm khác vì đó là quy chế từ xưa đến nay của Bộ GDĐT. Và để vào được các ngành hot của trường top trên, thí sinh ở khu vực 3 chỉ có cách giành các giải học sinh giỏi quốc gia, huy chương quốc tế để nhận được suất tuyển thẳng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, điểm ưu tiên hiện nay đang chiếm tỉ trọng quá lớn so với tổng điểm thi. Nhất là năm nay, đề thi 2 trong 1 có đến 70% câu hỏi vừa sức, cuộc chạy đua vào ĐH chỉ nằm ở 30% còn lại của bài thi. Nhưng với những thí sinh được cộng điểm ưu tiên thì chẳng cần chạy đua, nhờ điểm ưu tiên đã có thể đàng hoàng bước vào cánh cổng ĐH.

Dù cho rằng cần và nên duy trì việc cộng điểm ưu tiên, nhưng Phan Việt – sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân - đặt câu hỏi: Điểm cộng xuất phát từ mục đích khuyến học và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc, mục đích như thế là tốt, nhưng giả sử nó hợp lý, vậy tại sao chúng ta tranh cãi?

“Tôi cũng biết những bạn là người dân tộc, từ bé bạn đã sống ở thành phố. Tôi chơi với những bạn sinh ra ở thành phố, nhưng nhà nghèo, tiền học thêm còn không có và bạn không được cộng...” – Phan Việt chỉ ra những bất cập.

Tuy nhiên, Phan Việt cho rằng, không nên tranh cãi, kỳ thị nhau về vấn đề này, vì điểm thi đã công bố, ai đỗ - trượt cũng đã có kết quả. Có điều, đến lúc Bộ GDĐT cần có những điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên cho phù hợp.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Sẽ không xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Nguyễn Hoài

07:42 24/07/2022

Theo đánh giá của các chuyên gia, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có nhiều điểm tích cực, sẽ không xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Nhiều điểm tích cực, đáng ghi nhận”

Trong tình hình ba năm Covid-19, với nỗ lực của Bộ GDĐT, kết quả thi tốt nghiệp năm nay, với phổ điểm như vậy tôi thấy nhiều điểm tích cực, đáng ghi nhận. Phổ điểm đều và khá đẹp nằm ở tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa].

Điều thấy rõ sự thay đổi nhất ở kết quả năm nay nằm ở phổ điểm 2 môn Lịch Sử và Tiếng Anh.

Về môn Lịch sử, đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau về môn học này. Vì vậy, việc thay đổi cách ra đề để đánh giá học sinh về môn Lịch sử đã có những chuyển biến tích cực. Phổ điểm môn thi này năm nay khá đẹp và đây là điều đáng ghi nhận.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Về môn Tiếng Anh, năm ngoái, đề thi môn này có phổ điểm theo hình chuông và tôi cũng đã có ý kiến về việc này. Năm nay, phổ điểm môn Tiếng Anh có nhiều điểm tiến bộ hơn.

Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên chúng ta nên phân tích một cách thấu đáo về nguyên nhân. Theo tôi, đất nước chúng ta có những vùng phát triển gắn với đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh thành phố lớn, những địa phương có tiềm năng về du lịch thì người dân ở đó tập trung đầu tư ngoại ngữ.

Vì thế điểm phân bổ của phổ điểm môn Tiếng Anh có những đặc điểm như vậy. Đây cũng được xem là những cảnh báo cho các địa phương cần tìm cách nâng cao việc dạy và học, đánh giá kiểm tra hàng ngày.

Theo tôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT là đáp ứng những yêu cầu cần đạt cho một học sinh ra xã hội. Còn tuyển sinh đại học là xác định năng lực của một học sinh để vào học một ngành nghề nào đó.

Tuy nhiên, việc chúng ta tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, trên cơ sở tổ chức một cách nghiêm túc cũng như so sánh các kết quả trong quá trình học tập của các em thì đây là một trong những căn cứ để các trường đại học có thể dựa vào như một hình thức tuyển sinh của mình.

Ở chất lượng chúng ta đã đạt được cũng như so sánh kết quả học tập từ học bạ với một kỳ thi nghiêm túc, tôi nghĩ rằng đây có thể là căn cứ để các trường đại học tuyển cho các ngành phù hợp.

Về điểm 10 môn Giáo dục Công dân nhỉnh hơn so với các môn thi khác cũng là điều dễ hiểu bởi nội dung môn thi sát với đời sống. Do đó, phổ điểm môn thi này cao cũng là điều tất yếu.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội: “Phổ điểm các khối tuyển sinh từ 21 - 26 điểm”

Hôm nay, Bộ GDĐT đã công bố điểm thi, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, qua phổ điểm tổng hợp, đánh giá chúng ta thấy được cơ bản kết quả kỳ thi năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm 2021, giữ ở mức ổn định.

Đặc biệt là môn Lịch sử và môn Tiếng Anh đã có sự điều chỉnh tốt hơn. Tôi đánh giá với phổ điểm và kết quả như vậy thì kỳ thi đạt mục tiêu thi tốt nghiệp THPT.

Qua phổ điểm này chúng ta có thể đánh giá được mức độ, kết quả học tập của học sinh trên toàn quốc. Những địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định hầu hết tất cả các môn đều có phổ điểm rất tốt và tương đối sát với điểm học bạ.

Những vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, sự chênh lệch giữa điểm thi và điểm học bạ nhiều hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Kết quả kỳ thi THPT hết sức quan trọng, nhằm đạt được mục tiêu đánh giá để học sinh có thể tốt nghiệp THPT theo chương trình đã định ra. Bên cạnh đó, chúng ta đánh giá chỉ số về giáo dục, các địa phương, các vùng miền. Từ đó có những điều chỉnh đánh giá phù hợp.

Về cơ bản tất cả các môn, phổ điểm đều vẫn giữ ổn định như vậy, tỉ lệ điểm 8 vẫn như năm trước. Nhưng đặc biệt năm nay kết quả môn Lịch sử tốt hơn và môn Tiếng Anh có sự tính toán, điều chỉnh phù hợp, sát hơn với tình hình năng lực, kiến thức của học sinh về môn Tiếng Anh năm nay. Như vậy, những điều được dư luận phản ánh cũng được tiếp thu.

Môn Lịch sử có sự cải thiện rõ rệt. Thứ nhất, có lẽ là cách đây vài năm đã gióng lên hồi chuông cần đổi mới phương pháp dạy môn Lịch sử và trên thực tế đã triển khai tại các trường THPT.

Thứ hai là đề thi năm nay có sự cải biến. Theo tôi, hai điểm đổi mới đó gặp nhau nên kết quả kỳ thi năm nay có sự cải thiện rõ rệt trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như đề thi đánh giá được năng lực học sinh.

Qua phân tích ở trên, thì điểm môn Lịch sử và môn Ngoại ngữ tỉ lệ điểm giỏi giảm đi. Về cơ bản phổ điểm năm nay vẫn từ 21 - 26 nên điểm thi của các khối tuyển sinh không có quá nhiều biến động so với năm ngoái. Tuy nhiên tổ hợp nào có môn Lịch sử thì điểm sẽ nhỉnh lên một chút. Tổ hợp nào có môn Tiếng Anh thì điểm sẽ giảm đi một chút.

Điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ có sự chênh lệch, đối với từng môn học thì khoảng chênh lệch 1 điểm là khoảng cho phép, phù hợp. Nhưng nếu 3 điểm trên 3 đầu môn thi trong một tổ hợp thì chênh lệch đến 3 điểm khác nhau.

Như vậy, rõ ràng điểm thi và điểm xét học bạ là hai điểm hoàn toàn khác nhau. Do đó, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học sẽ sát hơn và tốt hơn.

Với phổ điểm như thế này thì năm nay sẽ rất hiếm hoặc sẽ không xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học nữa vì có sự phân hóa tốt ở ngưỡng điểm tuyệt đối. Tôi cho rằng, đó là sự điều chỉnh rất phù hợp.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT:“Ấn tượng với phổ điểm môn Lịch sử”

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay đã phải trải qua hai năm học tập khó khăn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Nhìn vào kỳ thi năm nay, cá nhân tôi đánh giá chúng ta đã tổ chức được một kỳ thi thành công tốt đẹp.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT.

Phổ điểm các môn thi đều tương đối tốt. Đặc biệt, tôi ấn tượng nhất với phổ điểm môn Lịch sử, kết quả này cho thấy đề thi đã đáp ứng mục đích đánh giá tốt nghiệp THPT.

Hiện nay, việc tuyển sinh đầu vào đã được giao cho các trường đại học tự quyết định. Và với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tôi cho rằng các trường đại học hoàn toàn có thể tin tưởng lấy kết quả này làm căn cứ để xét tuyển.

Chủ đề: Bộ GDĐT Phổ điểm thi 30 điểm trượt đại học điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Video liên quan

Chủ Đề