Độ tuổi được tiêm vaccine covid 19 tại việt nam

Việt Nam sẽ nhận 4 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trong tháng 4

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 21/4, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời các câu hỏi xung quanh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em của Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng thông báo theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, thời gian vừa qua Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tích cực vận động, trao đổi với các tổ chức quốc tế như COVAX, các nước đối tác và các tập đoàn sản xuất vaccine thúc đẩy nhanh việc cung cấp, hỗ trợ vaccine tiêm cho trẻ em.

Chia sẻ tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam chủ trương tổ chức tiêm vaccine cho những trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi nhằm sớm bao phủ phòng chống dịch cho toàn dân.

Độ tuổi được tiêm vaccine covid 19 tại việt nam

Việt Nam đã nhận 4,6 triệu liều vaccine Moderna từ Úc để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi Ảnh: Thái Bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, đến nay, Chính phủ Úc đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 12,8 triệu liều vaccine và Việt Nam cũng đã nhận được 4,6 triệu liều vaccie Moderna từ Úc.

Cùng với đó, Hà Lan cũng cam kết giúp cho Việt Nam 2 triệu liều vaccine Moderna, Pháp hỗ trợ 2 triệu liều vaccine Pfizer. Số vaccine này sẽ đến Việt Nam trong tháng 4.

Hiện Bộ Ngoại giao đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, trao đổi với các tổ chức quốc tế, với các đối tác để làm sao đảm bảo được nguồn vaccine cho trẻ em, góp phần hoàn thành kế hoạch tiêm chủng của trẻ em trong quý 2/2022 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Kể từ khi khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh vào ngày 14/4, đến nay đã có 28/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế. Đến chiều ngày 21/4, Bộ Y tế cho biết đã có 126.829 liều vaccine được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.

Đến nay ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi. Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.

Hơn 30 quốc gia công nhận COVID-19 là bệnh nghề nghiệp

Bên lề hội nghị khoa học về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường diễn ra hôm qua, BS Nguyễn Đình Trung, Trưởng Khoa bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), cho biết, Bộ Y tế đang lấy ý kiến và đề xuất bệnh COVID-19 là căn bệnh mới được bổ sung trong nhóm bệnh nghề nghiệp. Cùng đó, tới đây, với bệnh nhiễm độc thiếc, cơ quan chuyên môn sẽ xây dựng dự thảo và lấy ý kiến để bổ sung vào nhóm bệnh nghề nghiệp.

Hiện Bộ Y tế đang hoàn tất việc giải trình và xin ý kiến các bộ ngành về việc đưa Covid-19 vào nhóm bệnh nghề nghiệp. Nếu được thông qua, đây là căn bệnh nghề nghiệp thứ 35 được công nhận. Đến nay, đã có hơn 30 quốc gia công nhận COVID-19 là bệnh nghề nghiệp.

Theo dự thảo mới nhất, Bộ Y tế không quy định tỉ lệ thương tật của những người mắc COVID-19 không có di chứng, mà chỉ xác định đối với những trường hợp có di chứng sau 6 tháng mắc COVID-19 và được giám định loại trừ các yếu tố liên quan khác bởi các cơ sở có chức năng khám bệnh nghề nghiệp. Với những tiêu chí này, tỉ lệ người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sẽ không cao, chiếm khoảng 5-10%.

Tại Việt Nam, đã có những căn bệnh được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp, như bệnh bụi phổi silic, nhiễm độc chì, bệnh da nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp.... Những năm qua, nước ta đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc thiếc liên quan đến nghề nghiệp và cần cảnh báo từ sớm để bảo đảm an toàn tại môi trường làm việc.

Khi được xác định là bệnh nghề nghiệp, tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Cả nước không còn tỉnh thành ghi nhận ca mắc COVID-19 trên 1.000/ ngày

Báo cáo của Bộ Y tế ngày 21/4 cho biết số mắc COVID-19 mới đã giảm mạnh, cả nước còn 12.029 ca trong ngày, nhiều nhất là Hà Nội với 986 ca. Như vậy cả nước không còn tỉnh thành ghi nhận ca mắc COVID-19/1.000 ngày, trong khi giai đoạn cao điểm dịch (khoảng 3 tuần trong tháng 3), liên tục có những ngày có hơn 40 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc từ 1.000 ca trở lên, địa phương có số mắc cao nhất trong ngày lên tới hàng chục ngàn ca.

Số ca mắc trung bình trong 7 ngày có thời kỳ lên đến hơn 150.000/ngày; tuy nhiên thời gian gần đây số mắc mới trung bình 7 ngày chỉ còn dưới 20.000 ca/ ngày. Thống kê hôm qua cho thấy trung bình số ca nhiễm mới trong 7 ngày qua là 14.860 ca/ngày.

Lần đầu tiên sau hơn 4 tháng, Hà Nội có số ca mắc COVID-19 mới trong ngày xuống dưới 1.000 ca. Trong khi đó tại TP HCM, số ca mắc mới cũng lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 ca kể từ đầu tháng 2/2022.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.533.164 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.490 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.525.416 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.537.814), TP. Hồ Chí Minh (607.793), Nghệ An (478.198), Bình Dương (383.101), Bắc Giang (382.069).

Tổng người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 9.076.927 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.413.255 trường hợp, trong đó có 826 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 602; Thở ô xy dòng cao HFNC: 98; Thở máy không xâm lấn: 28; Thở máy xâm lấn: 96 và ECMO: 2.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 13 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.991 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 22/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 507.577.649 ca, trong đó có tổng cộng 6.235.065 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 459 triệu ca COVID-19 được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 41 triệu ca và trên 42.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 21/4, thế giới có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 54 nước có người tử vong vì căn bệnh này. Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 134.000 ca), trong khi Anh là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 640 ca.

Tính đến hết ngày 21/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 261 ca tử vong. Trong ngày 21/4, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 21.000 ca) cao nhất khu vực, nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (124 ca).

Cập nhật ngày 22/4/2022

(Chinhphu.vn) - Nước ta đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại tất cả các tỉnh, thành phố. Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, khuyến khích các bậc cha mẹ tận dụng cơ hội này để đảm bảo rằng con em mình được bảo vệ khỏi các tác động do COVID-19.

Tiêm cho trẻ 5 -11 tuổi: Cơ hội bảo vệ sức khoẻ trẻ em trước đại dịch 

Trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhận định, tuy Việt Nam đã đến cuối của làn sóng dịch đợt này nhưng hoàn toàn không có gì đảm bảo rằng sẽ không có làn sóng khác và làn sóng tiếp theo sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Vì COVID-19 vẫn chưa chấm dứt nên vaccine vẫn là lựa chọn tốt nhất để giảm tỉ lệ tử vong và các tác động tiêu cực có thể để lại hậu quả lâu dài. Mức độ bao phủ vaccine rất cao của Việt Nam trong nhóm dân số trên 12 tuổi là một quyết định chiến lược, phù hợp với lộ trình được quốc tế khuyến nghị về việc ưu tiên sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Sau một thời gian chuẩn bị và lên kế hoạch, hiện Việt Nam cũng đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại tất cả các tỉnh, thành phố.

"Tôi muốn khuyến khích các bậc cha mẹ tận dụng cơ hội này để đảm bảo rằng con em mình được bảo vệ khỏi các tác động do COVID-19", bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Khuyến nghị Việt Nam tuân theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về việc tiêm phòng COVID-19 cho từng nhóm đối tượng khác nhau, Trưởng đại diện UNICEF cho rằng, chúng ta đang học cách sống chung với COVID -19 nhưng dịch bệnh này vẫn chưa biến mất. Lực lượng tuyến đầu hay những đối tượng dễ bị tổn thương sức khoẻ cần được tiêm vaccine ngay khi có thể.

Mỗi quốc gia có chiến lược và kế hoạch hành động riêng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 phù hợp với khả năng và tình hình của mình. UNICEF nhận thấy Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng qua việc đánh giá khả năng của hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine, biết rất rõ những nơi cần phải bổ sung tủ lạnh hoặc các thiết bị khác.

"Không phải tất cả các quốc gia đều chuẩn bị tốt như vậy. Và không phải quốc gia nào mà người dân cũng đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau như ở Việt Nam", Trưởng Đại diện UNICEF cho hay.

 Ba yếu tố dẫn đến thành công trong chiến dịch tiêm chủng

Chỉ hơn 1 năm trước đây, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đảm bảo cung cấp đủ vaccine do hạn chế và thiếu hụt nguồn vaccine trên toàn cầu.

Nhưng hiện nay, với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, Chính phủ đã huy động sự tham gia của các bộ, ngành, cơ quan, sự ủng hộ của toàn dân, các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tiêm chủng được trang bị đầy đủ với đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ tiêm chủng chuyên nghiệp, hệ thống hậu cần và hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine vận hành tốt.

Theo UNICEF, việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 và những kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam (đạt được mục tiêu hoàn thành tiêm phòng COVID-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên) là bài học kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia khác có điều kiện tương tự.

Bà Rana đưa ra ba yếu tố dẫn đến thành công trong chiến dịch tiêm chủng của nước ta.

Thứ nhất, Chính phủ đã thực hiện hiệu quả việc vận dụng nhiều kênh và chiến lược khác nhau để đảm bảo nguồn cung vaccine. COVAX, ngay từ những ngày đầu, đã hỗ trợ vaccine cho Việt Nam nhưng những nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao vaccine nhằm tiếp cận và huy động nguồn cung vaccine và thiết bị tiêm chủng quốc tế mang tính chiến lược cao.

Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tiêm chủng mạnh với mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em và người lớn một cách an toàn và hiệu quả. Thông qua việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, hệ thống đó đã đứng vững, đủ khả năng để tiêm vaccine trên diện rộng, nhanh chóng, đảm bảo tiêm vaccine an toàn cho mọi người dân. Việc Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng và đạt được tỉ lệ tiêm chủng cao là một dấu mốc lịch sử.

Thứ ba, tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 liều 2 cho người dân trên 18 tuổi đạt 95% và cho trẻ em trong độ tuổi 12-17 đạt 94% là tỉ lệ rất cao, cho thấy hầu hết dân số ở tất cả các khu vực, kể cả những vùng khó khăn, đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Thời gian tới, UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam bảo đảm việc cung cấp vaccine, trang thiết bị tiêm chủng, trang thiết bị y tế và các sản phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, UNICEF cũng vận động, hỗ trợ giải quyết tích cực các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch trong nhiều lĩnh vực như bắt kịp chương trình học tập, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiêm bổ sung các liều vaccine bị bỏ lỡ do COVID-19.

"Các hoạt động hỗ trợ vẫn tiếp diễn trên mọi lĩnh vực, chúng tôi mong chờ được thấy giai đoạn tươi đẹp hơn khi mà chúng ta ít phải đối mặt với đại dịch và tập trung xây dựng lại cuộc sống tốt đẹp hơn, cải thiện cuộc sống nhiều hơn cho trẻ em", bà Rana Flowers tin tưởng./.

Ngọc Dung
Đọc bài gốc tại đây:
 UNICEF khuyến khích tiêm vaccine cho trẻ 5 -11 tuổi (baochinhphu.vn)