Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nam giới là bao nhiêu?

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Hệ số nâng lương của sĩ quan quân đội

Bạn đọc Vũ Thành [Hà Nội] hỏi: Hệ số nâng lương của sĩ quan quân đội nhân dân được quy định như thế nào?

Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội

Bạn đọc Thuỳ Trang [Khánh Hoà] hỏi: Các trường hợp được hưởng thâm niên trong quân đội hiện nay được quy định thế nào?

Độ tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nữ thượng úy quân đội

Bạn đọc Nga Huyền [Thanh Hoá] hỏi: Độ tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của nữ thượng úy quân đội hiện nay được quy định thế nào? Nữ thượng...

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ [phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân] và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân [đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực].

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Vậy hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều 24, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau: 

Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai, trong đó: 

a. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;

Đây là những công dân công dân phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển đủ 06 tháng trở lên nay đã xuất ngũ. 

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;

Đây là những công dân công dân phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển và đã từng trải qua việc chiến đấu 

+ Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên

+ Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;

Khoản 1, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Những đối tượng này đã thôi phục vụ tại các lực lượng thường trực của quân đội nhân dân thì được xếp vào nhóm hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một. 

+ Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

Khoản 2, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

+ Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên, trong đó theo quy định tại Điều 2, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định: 

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu [sau đây gọi chung là thôn] và ở cơ quan, tổ chức.

Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

+ Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;

+ Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.

b. Binh sĩ dự bị hạng hai:

+ Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;

+ Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng ược chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

+ Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;

+ Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trong đó: 

Căn cứ tại Điều 30, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

+ Công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân quy định chi tiết tại Điều 3, Nghị định 14/2016/NĐ-CP. 

Điều 25, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ đối với công dân nam là hết 45 tuổi, đối với công dân nữ là đến hết 40 tuổi. 

Cùng với đó, Điều 26, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tuổi phục vụ của hạ sinh quan, binh sĩ được chia thành 02 nhóm như sau: 

Phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nữ giới là bao nhiêu?

Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định tại Điều 38 Luật nghĩa vụ quân sự 1981, theo đó: Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị quy định như sau: Nam giới, đến hết 50 tuổi; Phụ nữ, đến hết 40 tuổi.

Độ tuổi của quân nhân dự bị là bao nhiêu?

- Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu; - Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Hạn tuổi phục vụ trong Công an nhân dân là bao nhiêu?

Theo khoản 5 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi năm 2023, quy định tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân như sau: [i] Hạ sĩ quan: 47 [tăng lên 2 tuổi]; [ii] Cấp úy: 55 [tăng lên 2 tuổi];

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị là gì?

[1] Ngạch sĩ quan tại ngũ: là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái. [2] Ngạch sĩ quan dự bị: là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.

Chủ Đề