Đoàn viên không sinh hoạt máy tháng sẽ bị xóa tên

Mục lục bài viết

  • 1. Các trường hợp Đảng viên bị xóa tên ra khỏi danh sách Đảng
  • 2. Đảng viên bị xóa tên ra khỏi Đảng có được kết nạp lại Đảng hay không?
  • 2.1 Điều kiện về kết nạp lại người vào Đảng
  • 2.2 Các đối tượng không được xem xét kết nạp lại Đảng
  • 2.3 Thủ tục kết nạp lại Đảng viên
  • 3. Khai trừ Đảng viên

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý liên quan đến việc Đảng viên bị xóa tên có được kết nạp Đảng lại không?

- Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011

- Quy định số 24/QĐ-TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 về thi hành điều lệ Đảng

Luật sư tư vấn

1. Các trường hợp Đảng viên bị xóa tên ra khỏi danh sách Đảng

Một trong những hình thức xử lý Đảng viên vi phạm đấy chính là xóa tên Đảng viên đó ra khỏi danh sách Đảng viên và các trường hợp Đảng viên bị xóa tên ra khỏi danh sách, đội ngũ của Đảng bao gồm các trường hợp được quy định tại Quy định số 24/QĐ-TWcụ thể như sau:

- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên khôngđóng Đảng phí03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

- Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng hoặc tự hủy thẻ Đảng;

- Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ Đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau 12 tháng phấn đấu vẫn không có tiến bộ;

- Đảng viên có 02 năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;

- Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; Có tinh thần yêu nước nồng nàn…

2. Đảng viên bị xóa tên ra khỏi Đảng có được kết nạp lại Đảng hay không?

Khi một đảng viên dự bị vì một lý do nào đó bị xóa tên thì có thể được kết nạp trở lại nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

2.1 Điều kiện về kết nạp lại người vào Đảng

Căn cứ theo quy định tại Quy định số 24/QĐ-TW quy định về điều kiện để được kết nạp lại vào Đảng, cụ thể như sau:

Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

- Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

"Điều 1.

1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng".

- Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng [riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích], làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy [hoặc tương đương] đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền [huyện ủy và tương đương] xem xét, quyết định.

- Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng

2.2 Các đối tượng không được xem xét kết nạp lại Đảng

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

  • Tự bỏ sinh hoạt đảng;
  • Làm đơn xin ra Đảng [trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn];
  • Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
  • Bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên

Ngoài ra:

  • Chỉ kết nạp lại một lần.
  • Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

2.3 Thủ tục kết nạp lại Đảng viên

Căn cứ theo điều 4, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định về thủ tục kết nạp vào Đảng kể cả trường hợp kết nạp lại cần phải thử hiện các yêu cầu như sau:

* Đối với người vào Đảng

Người vào Đảng phải có:

  • Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
  • Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
  • Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.

Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng

Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.

Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn cơ sở như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.

* Đối với người giới thiệu vào Đảng

Người giới thiệu cần phải đáp ứng những yêu cầu:
  • Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
  • Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.

Đảng viên giới thiệu người vào Đảng:

  • Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
  • Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng [không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng].

* Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy

Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy có những trách nhiệm như sau:

- Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.

Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.

- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.

Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.

Như vậy:Đảng viên bị xóa tên có thể kết nạp lại nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định nêu trên.

3. Khai trừ Đảng viên

Theo quy định tạiQuy định 102-QĐ/TWnăm 2017 thì Đảng viên vi phạm ở mà gây ra hậu quả nghiêm trọng trong những lĩnh vực sau sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ:

- Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ;

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Vi phạm các quy định về bầu cử;

- Vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn;

- Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ;

- Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước;

- Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm;

- Vi phạm hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

- Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

- Vi phạm các quy định trong đầu tư, xây dựng;

- Vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Vi phạm trong quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện;

- Vi phạm trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội;

- Vi phạm quy định về đất đai, nhà ở;

- Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;

- Vi phạm quy định về lập hội và hoạt động của hội; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự;

- Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình;

- Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài;

- Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài;

- Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình;

- Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp trong ngành Y tế;

- Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành;

- Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ;

- Vi phạm về tệ nạn xã hội;

- Vi phạm về bạo lực gia đình;

- Vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh;

- Vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo.

Cả 2 hình thức xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên đều là hình thức xử lý Đảng viên có hành vi vi phạm. Tuy nhiên các trường hợp bị xóa tên Đảng viên được quy định ít hơn so với hình thức khai trừ. Hình thức khai trừ nặng hơn hình thức xóa tên. Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên.Tuy nhiên dù là Đảng viên bị áp dụng hình thức kỷ luật xóa tên hay khai trừ thì đều có thể được kết nạp lại nếu có thời gian phấn đấu, sửa chữa tốt. Và thời gian để được kết nạp lại là ít nhất sau 36 tháng kể từ ngày ra khỏi Đảng riêng đối với trường hợp vi phạm hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích mới có thể được kết nạp lại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Mr. Lưu Tý - Bộ phận tư vấn pháp Luật - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề