Doanh nghiệp có thể vay vốn ở đâu

Posted at 13:45h in Quản Lý Doanh Nghiệp, Quy định mới

[Last Updated On: Tháng Ba 21, 2022]

Khoản vay nước ngoài – Điều kiện và thủ tục

Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có thể thực hiện vay vốn nước ngoài, và các khoản vay nước ngoài phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

VAY VỐN NƯỚC NGOÀI – QUI ĐỊNH CHUNG

  • Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay vốn nước ngoài có thời hạn đến một [01] năm.
  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả là khoản vay vốn nước ngoài có thời hạn trên một [01] năm.
  • Khoản vay tự vay tự trả thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của Bên đi vay.

VAY VỐN NƯỚC NGOÀI – MỤC ĐÍCH VAY ĐƯỢC PHÉP

  • Thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài.
  • Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.

VAY VỐN NƯỚC NGOÀI – ĐIỀU KIỆN VAY

  • Điều kiện vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn.
  • Điều kiện vay trung, dài hạn nước ngoài: Trường hợp Bên đi vay  đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư.
  • Trường hợp Bên đi vay không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  • Thỏa thuận vay phải được ký kết bằng văn bản trước khi thực hiện giải ngân khoản vay.

VAY VỐN NƯỚC NGOÀI – CÁC KHOẢN VAY PHẢI THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
  • Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 [một] năm.
  • Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 [một] năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 [mười] ngày kể từ thời Điểm tròn 01 [một] năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

VAY VỐN NƯỚC NGOÀI – CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY

  • Trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay với Ngân hàng Nhà nước.
  • Trường hợp kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí thực tế thay đổi trong phạm vi 10 [mười] ngày so với kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận trước đó, Bên đi vay có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ theo kế hoạch thay đổi; không yêu cầu phải đăng ký thay đổi khoản vay vốn nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước.
  • Bên đi vay chỉ thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước, không thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay đối với các nội dung sau:
    • Thay đổi địa chỉ Bên đi vay trong tỉnh, thành phố nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính;
    • Thay đổi Bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong Khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp Bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong Khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
    • Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản.

VIVA Business Consulting cung cấp các giải pháp toàn diện về quản lý các khoản vay nước ngoài, không chỉ là thủ tục đăng ký thông thường, chúng tôi đồng thời phân tích địa vị pháp lý, cấu trúc tài chính doanh nghiệp, lựa chọn gói vay, hồ sơ vay, thủ tục giải ngân, trả lãi, thanh lý và hoàn trả khoản vay, xử lý các vi phạm vướng mắc với Ngân hàng Nhà nước theo cách tối ưu.

Tham vấn cùng chuyên gia

Xem thêm:

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

was last modified: Tháng Ba 21st, 2022 by admin

Doanh nghiệp [DN] của bạn đang loay hoay tìm nguồn vốn? Bạn không biết vay vốn thì cần những thủ tục, hồ sơ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết về vay vốn doanh nghiệp ngay sau đây!

Nguồn vốn là một trong những vấn đề mà chủ doanh nghiệp luôn phải đối đầu và tìm cách giải quyết, nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tài chính là một trong những cách phổ biến khi DN muốn gia tăng nguồn vốn. Trong đó, có 2 loại hình vay gồm vay thế chấp và vay tín chấp.

Vay vốn doanh nghiệp - Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay mà DN cần phải có tài sản để thế chấp. Tổ chức tài chính sẽ đánh giá, định giá và cho vay dựa trên tài sản đó.

Điều kiện vay vốn thế chấp ngân hàng cho doanh nghiệp

Dưới đây là những điều kiện cơ bản mà mỗi DN cần phải có khi vay vốn thế chấp. Tùy vào từng ngân hàng và tổ chức tài chính khác nhau mà sẽ có một số điều kiện khác nhau.

  • Người đại diện vay vốn phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và các hành vi dân sự.
  • Mục đích sử dụng nguồn vốn phải chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
  • DN có tình hình tài chính ổn định, không quá yếu kém, đủ khả năng chi trả cả gốc lẫn lãi trong thời gian quy định.
  • DN đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi đồng thời có kế hoạch trả nợ thực tế.
  • DN phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam

Hồ sơ vay vốn thế chấp doanh nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ pháp lý gồm:

  • Giấy phép thành lập/Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Điều lệ công ty
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng [nếu có]
  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện đứng ra vay vốn
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp [2 năm gần nhất]:

  • Báo cáo tài chính
  • Hợp đồng mua hàng, bán hàng
  • Hợp đồng sử dụng lao động [nếu có]

Phương án vay vốn:

  • Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ
  • Kế hoạch trả nợ

Tài sản đảm bảo:

  • Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất,...
  • Tài sản hữu hình: Hóa đơn, hợp đồng mua bán của máy móc, thiết bị, phương tiện di chuyển, hành hóa...
  • Các loại giấy tờ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, trái phiếu, cổ phiếu...

Vay vốn doanh nghiệp - Vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần tài sản thế chấp. Tổ chức tín dụng hay ngân hàng sẽ đánh giá và cho vay dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Điều kiện vay tín chấp doanh nghiệp

  • DN được thành lập hợp pháp tại Việt Nam
  • DN hoạt động trong vòng 3 năm và có doanh thu hàng năm tối thiểu 2 tỷ VNĐ
  • Mục đích vay chính đáng, minh bạch, rõ ràng

Hồ sơ vay tín chấp doanh nghiệp

  • CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của chủ doanh nghiệp
  • Các giấy tờ chứng minh được khả năng trả nợ
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Các giấy tờ chứng minh DN hoạt động thực tế

Nên chọn gì giữa vay tín chấp hay vay thế chấp, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau đây.

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn loại hình nào, hay không biết nên chuẩn bị hồ sơ như thế nào, vay vốn ra sao, hãy đến ngay với SKC để được tư vấn kỹ càng nhất.

Với đội ngũ chuyên gia lành nghề, nhiệt tình và chuyên nghiệp, sẽ giải đáp và tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề