Dự án sản xuất thử nghiệm hướng dẫn năm 2024

Thực hiện Quyết định số 3218/QĐ-BKHCN ngày 8 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia đặt hàng “Hoàn thiện công nghệ, thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất da cá sấu chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, công suất 15.000 tấm da/năm” để tuyển chọn thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo như sau:

1. Phương thức tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia tuyển chọn được chuẩn bị theo mẫu thống nhất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư nêu trên.

3. Nơi nhận Hồ sơ: Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, số 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

4. Thời hạn nộp hồ sơ: Hồ sơ dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia tuyển chọn được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Khoa học và Công nghệ [qua Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Bộ]. Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ là 17 giờ 00 ngày 14 tháng 02 năm 2022, các hồ sơ gửi qua đường bưu điện được tính theo dấu đến của Bưu điện Hà Nội chậm nhất là ngày 14 tháng 02 năm 2022.

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định như sau:

Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

Như vậy, dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

Dự án sản xuất thử nghiệm [Hình từ Internet]

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trong bao nhiêu tháng?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT, có quy định về mục tiêu và thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

Mục tiêu và thời gian thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo [sau đây gọi là dự án] nhằm Mục tiêu sau:
a] Ứng dụng kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ để hoàn thiện, đổi mới công nghệ; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất hoặc sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được các yêu cầu của ngành Giáo dục và hiệu quả kinh tế - xã hội;
b] Góp Phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ của các cá nhân, đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thời gian thực hiện dự án không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện để giao thực hiện dự án được giao trực tiếp.

Đơn vị chủ quản: Sở Khoa học Công nghệ Đồng Tháp Trưởng ban biên tập: Bà Phạm Thị Ngọc Đào - Giám đốc Sở Địa chỉ: Số 3, Võ Trường Toản, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 0277.3 851 543 Email: skhcn@dongthap.gov.vn

Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định về quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bản có hiệu lực từ ngày 14/3/2018.

Theo đó, tùy theo phương thức tuyển chọn hoặc phương thức giao trực tiếp mà việc xác định dự án được quy định khác nhau, cụ thể:

Phương thức tuyển chọn:

Căn cứ kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, bộ, ngành và địa phương; căn cứ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, nhu cầu của xã hội và căn cứ vào thực tiễn, nhu cầu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn hướng dẫn các đơn vị, cá nhân lập phiếu đề xuất dự án. Đơn vị lựa chọn các dự án do cá nhân đề xuất và đưa vào danh Mục đề xuất dự án theo biểu mẫu, kèm theo Phiếu đề xuất dự án gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp danh Mục đề xuất dự án trên cơ sở đề xuất của các đơn vị; danh Mục dự án do lãnh đạo Bộ trực tiếp đề xuất [nếu có] theo từng nhóm lĩnh vực nghiên cứu và tổ chức xác định dự án.

Phương thức giao trực tiếp:

Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định dự án giao trực tiếp trên cơ sở đề xuất dự án đáp ứng tiêu chí nêu tại Điều 9 của Quy định.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo dự án được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân được giao dự án chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Quy định và bảo vệ trước Hội đồng tư vấn giao trực tiếp dự án theo quy định tại Điều 16 của Quy định.

Chủ Đề