Dự toán ép cọc bê tông cốt thép

Các loại cọc bê tông thường được sử dụng trong kết cấu móng nhà phố: cọc vuông bê tông cốt thép, cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, cọc bê tông khoan nhồi, cọc xi măng đất. Mỗi loại cọc đều có ưu nhược điểm khác nhau, mức giá cũng khác nhau tùy vào mức độ yêu cầu của tải trọng căn nhà đặt lên nền móng mà bên đơn vị thiết kế quyết định đến sử dụng loại cọc nào, sử dụng cọc hợp lý chủ yếu dựa vào số liệu khảo sát địa chất, và cũng như mục đích sử dụng phụ thuộc vào biện pháp thi công được đưa ra.

a]. Một số ưu nhược điểm của cọc ép bê tông:

Ưu điểm:

  • Sức chịu tải khá lớn, thường sử dụng cọc bê tông cốt thép cho nhiều công trình quy mô lớn nhỏ khác nhau. Có thể đo được chính xác sức chịu tải của nền móng, việc này dễ dàng cho khâu tính toán thiết kế.
  • Cọc bê tông cốt thép có hình dạng tiết diện khác nhau như : tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, chữ T.
  • Thi công đơn giản, dễ vận chuyển, thi công được nhiều công trình kể cả các công trình chật hẹp, gồ ghề và phức tạp
  • Chống nứt, chống ăn mòn, chống thấm cao.
  • Thuận lợi cho việc di dời, vận chuyển, thi công, lắp dựng.
  • Chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn.
  • Chiều dài cọc linh hoạt theo thiết kế.
  • Được sản xuất theo dây truyền nên cọc được đảm bảo chất lượng.
  • Thời gian thi công nhanh trong quá trình thi công.

Nhược điểm:

  • Trường hợp gặp đá mồ côi thì phải tốn thời gian và kinh phí đễ khoan dẫn
  • Có thể gãy cọc, vỡ đầu cọc do giàn bị lật không theo chiều thẳng đứng.

b]. Một số ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi:

Ưu điểm:

  • Phù hợp với các công trình cao tầng [từ 12 tầng trở lên].
  • Phương pháp cọc khoan nhồi giúp xác định được chiều sâu của cọc cần thiết để chịu tải. Điều này giúp việc thi công nền móng hiệu quả hơn.
  • Cọc khoan nhồi có khả năng chịu lực cao hơn các loại cọc bê tông thường.
  • Có thể áp dụng cho các khu vực nền địa chất cứng.
  • Chấn động khi thi công rất nhỏ, không gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh
  • Có thể áp dụng cho khu vực địa chất phức tạp.
  • Cọc khoan nhồi giúp rút bớt được công đoạn đúc cọc trước đó. Giảm được các khâu như xây bãi đúc, lắp khuôn đúc...
  • Có độ linh hoạt hơn so với cọc bê tông đúc sẵn. Có thể thiết kế các loại mũi cọc và chiều dài cọc tùy công trình.
  • Thích hợp với việc thi công tầng hầm nhà phố và tường vây nhà phố kêt hợp được với cọc xi măng đất là giảm giá thành thi công.

Nhược điểm:

  • Chất lượng cọc khoan nhồi rất khó kiểm tra, phức tạp. Nếu có vấn đề phát sinh thì rất khó xử lý. Các vấn đề có thể xảy ra như: hẹp cục bộ thân cọc, rỗ thân cọc, bê tông không đồng nhất...
  • Độ kết dính giữa cọc với nền địa chất giảm nhiều so với phương pháp ép cọc bê tông.
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao khi thi công
  • Giá thành cao hơn ép cọc bê tông thông thường đối với công trình thấp tầng.
  • Tạo ra nhiều sình lầy khi thi công ép cọc.
  • Phụ thuộc vào thời tiết. Vì nếu mưa bão thì bê tông sẽ bị ảnh hưởng.

Bảng giá ép cọc bê tông cốt thép, cọc bê tông ly tâm dự ứng lực bên dưới An Gia đưa ra để quý khách tham khảo:

Bảng giá cọc bê tông ly tâm dự ứng lực.

ĐƯỜNG KÍNH

CHIỀU DÀI CỌC

ĐƠN GIÁ/md

D[mm]

[m]

[m]

Ly Tâm D300

6 -> 12

200.000 – 210.000

Ly Tâm D350

6 -> 12

260.000 – 270.000

Ly Tâm D400

6 -> 12

330.000 – 350.000

Ly Tâm D450

6 -> 15

360.000 – 390.000

Ly Tâm D500

6 -> 15

430.000 – 460.000

Ly Tâm D600

6 -> 15

540.000 – 560.000

Nhân công ép cọc từ 15.000.000 đ đến 17.000.000 đ trên 1 căn nhà, đối với công trình với số lượng cọc nhiều đon giá ép được tính theo mét dài.

Bảng giá cọc bê tông cốt thép.

Nhân công ép cọc từ 15.000.000 đ đến 17.000.000 đ trên 1 căn nhà, đối với công trình với số lượng cọc nhiều đon giá ép được tính theo mét dài.

Bảng giá khoan cọc nhồi.

Dưới đấy là thông số kỹ thuật cọc tròn bê tông dự ứng lực giúp quý khách có thể hiểu hơn về sức chịu tải từng tiết diện cọc.

Chủ Đề