Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Nước kiềm là gì? Có những đặc điểm tính chất nào, lợi ích của chúng đối với cơ thể ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Bạn cùng VietChem tìm hiểu chi tiết để hiểu hơn về loại nước này. 

Nước kiềm được tạo từ các thiết bị máy lọc nước ion kiềm, thường có độ pH cao hơn nước thường, ở mức từ 8 đến 9.

Sự khác biệt giữa các loại nước là chỉ số độ pH như sau:

  • Nước máy thông thường có độ pH khoảng 7,5.
  • Chỉ số càng lớn, mức kiềm càng cao, ngược lại nước càng có tính axit.
Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Nước kiềm là gì? Đặc điểm, tính chất nổi bật

2. Những công dụng của nước kiềm 

Cho đến thời điểm hiện tại, có một số nghiên cứu kết quả cho thấy tác dụng tích cực của nước kiềm trong một số điều kiện sức khỏe. Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên trang web của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, nếu uống nước kiềm có độ pH là 8,8 có thể giúp khử hoạt tính pepsin, đây là enzyme chính gây ra trào ngược axit.

Nước kiềm được cho là mang lại một số lợi ích đến với sức khỏe như sau:

  • Cải thiện tiêu hóa: Nước kiềm có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến trào ngược axit dạ dày. 
  • Sức mạnh của xương.
  • Tăng cường miễn dịch: Uống nước có độ pH cao hơn có thể làm thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của bạn và cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể.
  • Giảm độ axit: Nước kiềm có vai trò giúp chống lại axit có trong máu của bạn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giải độc.
  • Chống lão hóa.
  • Giúp giảm cân. 
Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Những công dụng của nước kiềm

3. Có nên uống nước kiềm nhiều hay không? 

Nếu bạn thích sử dụng nước kiềm, bạn có thể uống thường xuyên. Thế nhưng, không nên uống quá nhiều vì sẽ rất có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: đau dạ dày, khó tiêu.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên yêu cầu tư vấn chi tiết về các sản phẩm máy tạo nước kiềm từ phía nhà sản xuất trước khi mua hàng.

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Có nên uống nước kiềm nhiều hay không

Nếu bạn muốn tạo ra nước kiềm ngay tại nhà, hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây. Trước tiên cần xác định giá trị pH của nước thô hoặc nước tinh khiết. Sau đó có thể tiến hành tạo ra nước kiềm hay nói cách khác là tăng độ pH hoặc tính kiềm của nước bằng cách sử dụng các bộ lọc kiềm đặc biệt và các chất phụ gia làm tăng mức độ pH, thay đổi giá trị pH của nước từ trung tính sang kiềm. Hãy tham khảo một số cách đơn giản dưới đây để tạo ra nước kiềm ngay tại nhà: 

4.1 Dùng Baking soda để tạo nước kiềm 

Baking soda có độ kiềm cao (giá trị pH 9) và khi bạn trộn baking soda với nước, nó làm tăng tính kiềm của nước.

Cách làm: Bạn có thể thêm một nửa thìa baking soda vào khoảng bốn lít nước uống, rồi sau đó khuấy nước cho đến khi baking soda tan hoàn toàn. Bạn có thể uống nước kiềm này vì chúng rất an toàn. 

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Dùng Baking soda để tạo nước kiềm 

4.2 Sử dụng chanh

Chanh ở dạng tự nhiên có tính axit với độ pH khoảng 2, thế nhưng khi thêm vào nước, nước chanh được chuyển hóa trở thành nước kiềm với độ pH trên 7. Đây là lý do tại sao bạn nghe thấy nhiều khuyến nghị nên uống một ly nước chanh vào mỗi buổi sáng.

Cách làm: Đổ đầy khoảng 1,5 đến 2 lít nước vào bình, sau đó cắt một quả chanh thành lát mỏng và thêm vào nước (nhưng đừng vắt nước ra nước cốt chanh) là bạn đã có nước kiềm để uống mỗi ngày.

4.3 Sử dụng thuốc giảm pH

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị, bạn có thể mua một chai thuốc giảm pH, hiện nay chúng được bán online hoặc tại các hiệu thuốc. Vì thuốc giảm pH chứa khoáng chất kiềm cao, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng cho đúng và an toàn. 

4.4 Thêm bộ lọc kiềm vào máy lọc nước

Nếu bạn đang sử dụng máy lọc nước hoặc đang uống nước tinh khiết có giá trị pH từ 7 trở xuống thì bạn có thể dùng lõi lọc kiềm để tăng giá trị pH. 

Nếu bạn đang sử dụng nước kiềm, sau đây là một số lời khuyên cần lưu ý để sử dụng sao cho an toàn nhất: 

  • Nếu bạn quyết định tự tạo nước kiềm tại nhà, hãy sử dụng các thiết bị máy lọc nước tích hợp lõi Alkaline. Tránh sử dụng nước kiềm đóng chai giúp giảm lượng phụ gia có thể có trong nước.

  • Uống nước kiềm với thức ăn có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn trong một số trường hợp. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và phương pháp để điều trị sao cho phù hợp nhất. 

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Những lưu ý khi sử dụng nước kiềm 

Với những chia sẻ qua bài viết này, bạn cũng đã hiểu hơn về nước kiềm là gì, công dụng của chúng với cơ thể và cách để tạo ra loại nước này đơn giản ngay tại nhà. Tránh việc lạm dụng dùng nước kiềm quá nhiều sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn bạn nhé. 

=>> XEM THÊM: 

I. NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI RẤT YẾU

1.Sự điện li của nuớc

Thực nghiệm cho thấy, nước là chất lỏng có tính dẫn điện rất yếu đó là do nước điện li rất yếu theo phản ứng thuận nghịch:

${H_2}O + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_3}{O^ + } + O{H^ - }$ (1)

Viết gọn:

${H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + O{H^ - }$(2)

Thực nghiệm đã xác định được rằng, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử ${H_2}O$ chỉ có một phân tử phân li ra ion.

2. Tích số ion của nước

Khi phương trình (2) đạt trạng thái cân bằng:

$K = \frac{{\left[ {{H^ + }} \right]\left[ {O{H^ - }} \right]}}{{\left[ {{H_2}O} \right]}}$

Nước là chất điện li yếu

$ \to {H_2}O = const$. Khi đó:

$K\left[ {{H_2}O} \right] = {K_{{H_2}O}} = \left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right]$

Hằng số ${K_{{H_2}O}}$ được gọi là tích số ion của nước, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Ở ${25^o}C:{K_{{H_2}O}} = \left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right] = {1.10^{ - 14}}$

$ \to \left[ {{H^ + }} \right] = \left[ {O{H^ - }} \right] = \sqrt {{{10}^{ - 14}}}  = {10^{ - 7}}mol/l$

Từ đó, ta có nồng độ ion ${H^ + }$ và nồng độ $O{H^ - }$ trong các môi trường như sau:

- Môi trường trung tính:

$\left[ {{H^ + }} \right] = \left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 7}}M$

- Môi trường axit:

$\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] > {10^{ - 7}}M$

- Môi trường kiềm:

$\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] < {10^{ - 7}}M$

3.Ý nghĩa tích sion của nước

a)Môi trường axit

Khi hoà tan axit vào nước, nồng độ ${H^ + }$ tăng, vì vậy nồng độ $O{H^ - }$ phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi.

Như khi hoà tan axit HCl vào nước để nồng độ ${H^ + }$ bằng $1,{0.10^{ - 3}}M$, thì nồng độ $O{H^ - }$ là:

$\left[ {O{H^ - }} \right] = \frac{{1,{{0.10}^{ - 14}}}}{{1,{{0.10}^{ - 3}}}} = 1,{0.10^{ - 11}}M$

Vậy môi trường axit là môi trường trong đó:

$\left[ {{H^ + }} \right] > \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] > 1,{0.10^{ - 7}}M$

b)Môi trường kiềm

Khi hoà tan bazơ vào nước, nồng độ $O{H^ - }$ tăng, vì vậy nồng độ ${H^ + }$ phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi. Thí dụ, hoà tan bazơ vào nước để nồng độ $O{H^ - }$ bằng $1,{0.10^{ - 5}}M$ thì nồng độ ${H^ + }$ là:

$\left[ {{H^ + }} \right] = \frac{{1,{{0.10}^{ - 14}}}}{{1,{{0.10}^{ - 5}}}} = 1,{0.10^{ - 9}}M$

Vậy môi trường kiềm là môi trường trong đó :

$\left[ {{H^ + }} \right] < \left[ {O{H^ - }} \right] \to \left[ {{H^ + }} \right] < 1,{0.10^{ - 7}}M$

II. KHÁI NIỆM VỀ pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ

1.Khái niệm về pH

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch một cách thuận lợi (tránh dùng những nồng độ với số mũ âm) người ta dùng chỉ số pH với quy ước như sau :

$\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - pH}}M \to pH =  - 1g\left[ {{H^ + }} \right]$

Khi đó:

-         Ở môi trường trung tính:

$\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - 7}} \to pH =  - 1{g^{ - 7}} = 7$

-         Ở môi trường axit:

$\left[ {{H^ + }} \right] > {10^{ - 7}} \to pH < 7$

-         Ở môi trường kiềm:

$\left[ {{H^ + }} \right] < {10^{ - 7}} \to pH > 7$

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế như pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi. Thực vật chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho mỗi loại cây. Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH của nước mà kim loại tiếp xúc.

2.Chất chỉ thị axit - bazơ

Chất chỉ thị axit - bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của hai chất chỉ thị axit - bazơ là quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau được đưa ra trong bảng dưới đây:

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng. Dùng băng giấy tẩm dung dịch hỗn hợp này có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch theo như hình sau:

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

Màu của chất chỉ thị vạn năng (thuốc thử MERCK của Đức) ở các giá trị pH khác nhau

Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch, người ta dùng máy đo pH.


Page 2

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây

SureLRN

Dung dịch có môi trường kiềm có đặc điểm nào sau đây