Em hãy đặt một câu văn theo kiểu câu Ai thế nào

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”.

Một trong những phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng mà học sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu đó là đặc điểm và cấu trúc câu “Ai thế nào?”. Để làm rõ hơn nội dung câu Ai thế nào, Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? qua bài viết sau đây để các bạn học sinh cũng như phụ huynh dễ hình dung hơn khi tìm hiểu.

Định nghĩa về câu Ai thế nào?

Ai thế nào là câu được sử dụng rất phổ biến trong văn học cũng như cuộc sống hàng ngày với chức năng giao tiếp thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

Đặc điểm câu ai thế nào?

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” thường nhằm chỉ người, vật và trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?. Bộ phận thường đứng ở đầu câu.

Bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?” là từ, các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái và dùng để trả lời cho câu hỏi thế nào?

Để làm rõ hơn về khái niệm cũng như đặc điểm của câu ai thế nào bài viết sẽ Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào để độc giả tham khảo:

+ Những bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm mai.

+ Bạn Chinh rất cần cù, siêng năng trong học tập cũng như khi làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ ở nhà.

+ Bạn Thanh Hà là người rất chăm chỉ, cần cù, siêng năng.

Trên đây là nội dung Đặt 3 câu theo mẫu: Ai thế nào? để quý độc giả có thể hiểu được đầy đủ và chi tiết hơn.

Các câu hỏi tương tự

Những ai bik cool thì tl ik

Câu hỏi :

1.Cool có bao nhiêu nik olm ( dễ ) ,

2.Cool là trai hay gái ( câu này ai trl sai loại lun ) ,

3.Cool on mỗi ngày là vào tối hay sáng ,

4. Cool có bạn gái chưa ,

5. Tính cách cool thế nào ,

6. Cool bt nấu ăn và làm việc nhà ko ,

7. Cool sợ nhất là gì ,

8 Trên trường cool làm chức gì ,

9. Cool có biết đánh đàn ko ,

10. Nêu cảm nghĩ bn khi chs trò này , thế nào là yêu ? Các bn đối vs cool như thế nào những ngày quá ( câu này dành cho hsg )

Em hãy đặt một câu văn theo kiểu câu Ai thế nào

Về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? trong SGKTiếng ...

123doc Cộng đồng chia sẻ, upload, upload sách, upload tài liệu , download sách, giáo án điện tử, bài giảng điện tử và e-book , tài liệu trực tuyến hàng đầu ... ...

  • Tác giả: 123docz.net

  • Ngày đăng: 19/12/2020

  • Xếp hạng: 4 ⭐ ( 17860 lượt đánh giá )

  • Xếp hạng cao nhất: 5 ⭐

  • Xếp hạng thấp nhất: 4 ⭐

  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem chi tiết

Đọc hiểu: 

Ai thông minh hơn?

      Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói "cái này đẹp quá", “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là "nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

     Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

     Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”

      Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

Theo Trần Thị Mai Phước)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

 Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?

Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Câu hỏi: Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

-  Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

- Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

Cùng Top lời giải làm bài tập và tìm hiểu một số căn cứ phân biệt câu “Ai thế nào?” nhé!

1. Bài tập: 

Đọc thầm đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

(TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA)

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

Trả lời:

 Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu (đối với những câu không có phần phụ)

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất (vì các em chưa biết khái niệm tính từ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.

- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.

Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.