Facebook có bao nhiều nhân viên

Tuy là nhà đồng sáng lập và CEO của Facebook với khối tài sản trị giá 107 tỷ USD, Mark Zuckerberg lại là một trong những người có mức lương thấp nhất tại đây. Không kể chi phí đi lại bằng máy bay và bảo đảm an ninh, công ty này chỉ trả lương cơ bản cho Zuckerberg vỏn vẹn 1 USD/năm.

Trở lại năm 2012, Zuckerberg từng nhận mức lương và thưởng lên tới 770.000 USD/năm nhưng giờ đây tỷ phú trẻ tuổi này đã trở thành nhân viên được trả lương thấp nhất công ty.

Facebook có bao nhiều nhân viên

Đồng sáng lập và CEO của Facebook

Trong khi đó, rất nhiều nhân viên khác của Facebook, từ kỹ sư phần mềm đến giám đốc sản phẩm, copywriter và luật sư có thể nhận mức lương khá thoải mái với 6 con số.

Nhưng cụ thể là bao nhiêu? Mới đây, Business Insider đã tiếp cận được với dữ liệu tiền lương do chính phủ Mỹ công bố để tìm hiểu rõ hơn mức lương cụ thể của nhân viên Facebook tại Mỹ.

Dữ liệu trên được lấy từ đơn xin thị thực do các công ty nộp lên hàng năm, theo đó những công ty này được yêu cầu cho biết chính xác số tiền họ định trả cho mỗi người lao động nếu đơn xin được chấp thuận.

Mặc dù vậy, dữ liệu này vẫn có những hạn chế nhất định như chỉ cho biết mức lương cơ bản của người lao động và không bao gồm khoản thưởng hay trợ cấp cổ phiếu. Ngoài ra, nó cũng chỉ cho thấy mức lương của một vị trí cụ thể tại công ty. Ví dụ, nếu Facebook không có ý định thuê một nhà phân tích thuế về thị thực, họ sẽ không cung cấp bất cứ thông tin chi tiết nào về số tiền họ được trả.

Về mặt pháp lý, các công ty bắt buộc phải trả cho nhân viên là người nước ngoài mức lương tương đương với lao động trong nước. Dưới đây là mức lương cụ thể của nhân viên Facebook tại Mỹ:


Dữ liệu và kỹ thuật

Nhà khoa học dữ liệu: Từ 110.659 USD đến 216.331 USD;

Kỹ sư phần mềm: Từ 110.000 USD đến 280.000 USD;

Kỹ sư dữ liệu: Từ 110.000 đến 195.424 USD;

Nhà khoa học nghiên cứu: Từ 135.000 USD đến 250.527 USD;

Giám đốc kỹ thuật: Từ 171.000 USD đến 280.000 USD;

Quản lý chương trình kỹ thuật: Từ 111.636 USD đến 225.000 USD;

Kỹ sư sản xuất: Từ 110.000 đến 221.597 USD;

Quản lý, kỹ thuật: Từ 284.200 đến 345.221 USD;

Thiết kế sản phẩm: Từ 105.000 USD đến 199.355 USD;

Kỹ sư phát triển giao diện người dùng: Từ 110.000 USD đến 225.000 USD;

Giám đốc sản phẩm: Từ 110.000 USD đến 240.000 USD;

Kỹ sư bảo mật: Từ 115.000 USD đến 215.000 USD;

Phần cứng và mạng

Kỹ sư ASIC & FPGA: Từ 145.000 USD đến 205.000 USD;

Kỹ sư điện: Từ 125.000 USD đến 205.000 USD;

Nhà khoa học về quang học: Từ 140.000 USD đến 180.359 USD;

Kỹ sư phần cứng: Từ 155.000 USD đến 208.192 USD;

Kỹ sư mạng: Từ 78.499 USD đến 180.000 USD;

Chính sách, nội dung, nghiên cứu

Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu và truyền thông: 665.500 USD;

Nhà chiến lược nội dung: Từ 115.000 USD đến 180.000 USD;

Giám đốc chương trình chính sách: 150.000 USD;

Chuyên gia sáng tạo: 112.172 USD;

Nghiên cứu trải nghiệm khách hàng: Từ 120.000 USD đến 162.000 USD;

Kinh doanh, quản lý và các vị trí khác

Giám đốc tiếp thị sản phẩm: Từ 110.779 đến 205.680 USD;

Giám đốc tài chính: Từ 145.000 USD đến 180.000 USD;

Đối tác kinh doanh nhân sự: Từ 153.000 USD đến 220.500 USD;

Nhà phân tích kinh doanh: Từ 130.000 USD đến 201.676 USD;

Nhà phân tích bảo mật: 145.089 USD;

Quản lý sự kiện: 143.343 USD;

Cố vấn chính: 210.000 USD.

Nguồn ảnh: Internet

Đầu tháng trước, Ashok Chandwaney, kỹ sư phần mềm cấp cao của Facebook, quyết định nghỉ việc và chia sẻ một bức thư công khai, chỉ trích gay gắt công ty vì thất bại trong việc đối phó với các nội dung thù ghét trên mạng xã hội.

Trong bức thư được đăng trên bảng tin nội bộ của công ty, Chandwaney cảnh báo: "Facebook đang chọn đi ngược lại lịch sử. Tôi không còn có thể dốc lòng đóng góp cho một tổ chức đang thu lợi từ sự căm ghét ở Mỹ và trên toàn cầu".

Nhân viên Facebook nổi loạn và công khai thách thức Mark Zuckerberg. Ảnh: Arre.

Đây là hành động phản kháng mới nhất tại công ty vốn là một trong những nơi được các kỹ sư mong muốn làm việc nhất ở Thung lũng Silicon. Giờ đây, nó đối mặt với sự bất đồng nội bộ ngày càng tăng từ chính lực lượng lao động ưu tú của mình.

Thư xin nghỉ việc xuất hiện đúng lúc giới phê bình đang nhắm vào Facebook với kỳ vọng mạng xã hội này sẽ thay đổi.

Tuần trước, hội đồng RFOB - một tổ chức độc lập gồm các chuyên gia, nhà hoạt động dân quyền, học giả và luật sư nổi tiếng ở Mỹ - được thành lập với mục đích giám sát Facebook. Facebook bác bỏ hội đồng này, cho rằng đó chỉ là "những nhà phê bình lâu năm đang tạo ra một kênh mới cho những lời chỉ trích cũ".

Ngay trước khi RFOB ra đời, Facebook cũng tuyên bố hội đồng giám sát nội bộ của họ sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 10. Kế hoạch thành lập hội đồng này đã được Facebook đề cập từ năm 2018, cho thấy tiến độ chậm chạp của một công ty luôn tự hào về việc "tiến nhanh".

"Thật bất ngờ, sau khi RFOB xuất hiện, hội đồng giám sát nội bộ của Facebook cũng sẵn sàng hoạt động? Tôi thực sự nghi ngờ nếu đó chỉ là một sự trùng hợp", Chandwaney nói. Ông tin rằng bất đồng nội bộ và áp lực bên ngoài đều là điều cần thiết để tạo ra sự thay đổi bên trong một công ty vốn "không quan tâm" đến việc dập tắt sự thù ghét và kích động bạo lực trên các nền tảng của nó.

Lá thư của Chandwaney là đòn tấn công mới nhất trong suốt một năm đối đầu gay gắt giữa nhân viên và ban quản lý, liên quan tới các giá trị và cách thức kinh doanh của Facebook .

Trước đó, nhân viên mạng xã hội này đã tổ chức tuần hành ảo, hoặc làm rò rỉ các tài liệu nội bộ nhạy cảm, như những đoạn ghi âm trong các phiên Hỏi đáp giữa nhân viên và CEO Mark Zuckerberg. Chandwaney cho biết có sự gia tăng đột biến về số lượng nhân viên nói chuyện ẩn danh và chia sẻ những nội dung đáng báo động với các phóng viên.

Họ bắt đầu vỡ mộng về Facebook sau khi chứng kiến công ty - với phương châm "mạnh dạn", "tiến nhanh" và "xây dựng giá trị xã hội" - lại thất bại trong việc áp dụng giá trị đó vào cuộc chiến chống sự thù ghét, kích động và phân biệt đối xử bất hợp pháp trên chính nền tảng của nó.

"Một phần ba thế giới đang sử dụng Facebook. Thành thật mà nói, tôi khó có thể mô tả nó là một sự thể hiện ấn tượng về sự xuất sắc kỹ thuật, rằng nó hoạt động đáng tin cậy đối với nhiều người", Chandwaney nói.

Hành động nghỉ việc của Chandwaney nghe có vẻ chỉ như muối bỏ biển, bởi anh chỉ là một trong số hàng chục nghìn nhân viên Facebook. Tuy nhiên, chuyên gia Varoon Bashyakarla tại Tactical Tech nhận định, cuộc phản kháng - và các hành động bất đồng nội bộ khác - có khả năng đang khiến Facebook lo lắng hơn là các cuộc tấn công từ các nhà phê bình bên ngoài.

Theo ông, một ngày nào đó, làm việc cho một hãng công nghệ khổng lồ có thể cũng bị kỳ thị đạo đức giống như làm việc cho các công ty thuốc lá, khi mà việc sản xuất thuốc lá vẫn được thúc đẩy dù được xác định có mối liên quan tới bệnh ung thư phổi.

"Những nhân viên hết lòng vì Facebook và có nhiều lựa chọn việc làm theo ý họ là những người có động lực lớn trong việc cải tổ công ty", Bashyakarla nói. "Họ đang nhận ra rằng, chỉ cần nói với mọi người là họ làm tại Facebook cũng có thể gây tổn hại danh tiếng của họ và khiến kim chỉ nam đạo đức của họ bị nghi ngờ".

Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook khẳng định trên Washington Post: "Chúng tôi không hưởng lợi gì từ sự thù ghét cả. Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để giữ cộng đồng của mình an toàn và hợp tác sâu sắc với các chuyên gia bên ngoài để liên tục xem xét và cập nhật các chính sách của mình".

Minh Minh (theo Guardian)

Theo tài liệu nội bộ bị rò rỉ, vào tháng 9/2020, hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một nhân viên có 13 năm kinh nghiệm tại Facebook đã đăng bài viết chia sẻ những bí kíp giúp họ "sinh tồn" tại công ty. Người này ví làm ở mạng xã hội lớn nhất thế giới như một trận đấu cờ vua, trong đó người chơi không bao giờ kết thúc được cuộc đấu.

"Bạn ngồi trước bàn cờ và thực hiện những nước đi tuyệt vời. Đột nhiên, một người ngoài hành tinh xuất hiện và lấy đi bàn cờ, sau đó đặt bàn cờ mới hoàn toàn vào chỗ cũ. Vậy là bạn tiếp tục chơi, rồi người ngoài hành tinh đó quay lại và lại tráo bàn cờ", nhân viên này mô tả.

Facebook có bao nhiều nhân viên

Trụ sở của Facebook tại Menlo Park, California. Ảnh: AFP

Bài viết khuyến khích các đồng nghiệp chấp nhận sự hỗn loạn và cơ hội học hỏi đi kèm tại Facebook. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ môi trường gây chán nản tại một trong các tập đoàn hùng mạnh nhất toàn cầu.

"Bạn phải chấp nhận điều này để bảo vệ sức khỏe của chính mình", bài viết có đoạn.

Trong tài liệu mà cựu quản lý Frances Haugen cung cấp, với nhiều nhân viên, làm việc tại Facebook tác động nghiêm trọng đến cảm xúc bởi các giá trị bản thân và mục tiêu doanh nghiệp luôn trong thế đối đầu. Ngay cả những người tin tưởng vào sự tốt đẹp của Facebook cũng dần hao mòn vì "văn hóa đột xuất", trong đó đề cao những người xử lý khủng hoảng và áp dụng biện pháp huy động toàn bộ nhân viên cho trường hợp khẩn cấp.

Tham gia dự án khổng lồ như Facebook là thử thách thú vị với không ít người, nhưng đổi lại là nỗi chán nản khi vật lộn với bộ máy không hoàn toàn trong tầm kiểm soát. "Tôi không còn thấy tự hào khi làm tại đây. Tôi thấy rõ thành quả của mình, nhưng không cảm thấy gắn kết với nó nữa", một nhân viên viết trong bản ghi nhớ năm 2016.

Facebook từng được coi là tấm gương đáng mơ ước ở Thung lũng Silicon. Đó là nơi có nhiều lựa chọn để nắm giữ cổ phần, đồ ăn miễn phí, những chiếc xe chở nhân viên trang bị Wi-Fi. Covid-19 đã lấy đi nhiều phúc lợi, nhưng tài liệu rò rỉ còn cho thấy môi trường phức tạp, kém hoàng nhoáng hơn nhiều so với những gì được thể hiện.

Ngay cả đồ ăn miễn phí cũng mang đến cái nhìn tăm tối về cuộc sống hàng ngày ở Facebook.

"Các lớp học hoặc thông tin về kiểm soát căng thẳng, tự ngờ vực bản thân hay tính khó đoán định ở Facebook sẽ rất có ích. Với tôi, ám ảnh về đồ ăn ngày càng tăng khi tôi lo lắng", một nhân viên nêu trong bài viết nội bộ năm 2018.

"Tôi tập trung vào công việc và căng thẳng đến mức không còn thời gian và sức lực để quan tâm về đồ ăn", một người khác cho hay.

Thế giới ẩn của Facebook

Nhân viên Facebook liên tục xây dựng những dự án mới cho nền tảng mạng xã hội này. Công ty sử dụng phiên bản dành cho doanh nghiệp mang tên Workplace với hơn 60.000 nhân viên tham gia, trong đó họ quản lý dự án, trò chuyện, phản ứng với tin tức, báo cáo lỗi và thực hiện mọi hoạt động vận hành công ty trị giá 950 tỷ USD.

Facebook có bao nhiều nhân viên

Mark Zuckerberg trong một phiên điều trần năm 2018. Ảnh: AP

Workplace trở thành công cụ ngày càng thiết yếu khi phần lớn nhân viên phải ở nhà từ đầu năm 2020 do Covid-19. Đây cũng là mục tiêu của Frances Haugen khi công bố hàng nghìn trang tài liệu nội bộ nhằm chỉ trích Facebook.

Những tài liệu này không phản ánh đầy đủ quan điểm của mọi nhân viên, nhưng mô tả cách công ty nghiên cứu tác hại của các sản phẩm do họ phát triển. Nó cũng thể hiện những vấn đề mà lực lượng lao động phải đối mặt với những hậu quả do công ty gây ra hàng ngày.

Trong bản ghi nhớ năm 2017, một nhân viên cho biết cha của anh trở thành mục tiêu tấn công trong cuộc biểu tình của nhóm người ủng hộ Donald Trump. "Địa chỉ nhà riêng của ông được công khai trên nhóm đối địch với hơn 40.000 người theo dõi. Facebook khiến điều này trở nên dễ dàng", nhân viên này cho hay.

Joe Osborne, phát ngôn viên của Meta - tên gọi mới của công ty Facebook, cho biết họ phải phát triển những hệ thống và công nghệ chưa từng có để giải quyết hàng loạt thách thức hiện nay. "Chúng tôi coi trọng và luôn ủng hộ những người thực hiện công việc khó khăn, phức tạp này", ông nói.

Dấu hiệu căng thẳng và bất an

2020 được coi là "năm đột xuất" với Facebook. Mạng xã hội lớn nhất thế giới đối mặt với hàng loạt thử thách trong nội bộ và trên toàn cầu, buộc họ liên tục kích hoạt quy trình đột xuất, được mô tả là "giai đoạn tập trung cao độ và tăng cường tối đa sức lực cho sản phẩm, chính sách và quy trình nhất định".

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc của Facebook đang được định hình bởi những cuộc khủng hoảng vài năm gần đây. Các nhân viên cảnh báo điều này có thể dẫn tới vòng xoáy tăng tốc làm việc trong tương lai, khiến nhân lực nhanh chóng kiệt sức.

"Tôi tin nền văn hóa đột xuất hiện nay sẽ chỉ dẫn tới thất bại, nhưng rõ ràng chúng ta sẽ không thể sớm chấm dứt điều này. Tôi nghĩ nó sẽ tăng dần qua từng năm và tất cả đang đào cái hố ngày càng khó thoát ra", một nhân viên viết.

Điệp Anh (theo Business Insider)

    Đang tải...

  • {{title}}