Gdp của việt nam hiện nay là bao nhiêu năm 2024

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP Việt Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, chỉ xếp trên Myanmar [5,15 tỷ USD] vào năm 1986.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới kinh tế là: giải phóng mạnh mẽ mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác tốt và có hiệu quả mọi khả năng của đất nước, của mọi thành phần kinh tế.

Trên cơ sở phát huy các nguồn lực trong nước là chính, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút mạnh mẽ và có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài; hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và đổi mới quan hệ sản xuất [cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối] nhằm bảo đảm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.

Quy mô GDP Việt Nam giai đoạn 1986 – 2022. Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Sau 36 năm đổi mới, đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD, tăng khoảng 50 lần. Đặc biệt, giai đoạn 1986 – 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Cụ thể, 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới gồm có: Equatorial Guinea [GDP tăng 180,78 lần], Trung Quốc [GDP tăng 60,15 lần], Qatar [GDP tăng 53,51 lần], Việt Nam và Maldives [GDP tăng 39,28 lần].

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, Việt Nam đã vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa xây dựng nền kinh tế tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Tổng sản phẩm trong nước [GDP] của Việt Nam tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cả nước phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch tổng thể quốc gia đến năm 2030.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh.

Khối ASEAN

Năm 1986, GDP Việt Nam xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN, chỉ xếp trên Myanmar. Đến năm 2022, thứ hạng GDP của Việt Nam trong khối ASEAN đã có sự thay đổi rõ rệt.

Năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP lớn nhất trong khối ASEAN, đạt khoảng 1.318 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP đạt khoảng 536,16 tỷ USD. Singapore xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 466,79 tỷ USD.

Malaysia xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 407,92 tỷ USD. Quy mô GDP Việt Nam xếp thứ 5 trong khối ASEAN. GDP Philippines đạt khoảng 404,26 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Myanmar, Campuchia, Brunei và Lào lần lượt xếp thứ 7, 8, 9, 10 với quy mô GDP đạt 56,76 tỷ USD; 28,54 tỷ USD; 16,64 tỷ USD; 15,31 tỷ USD vào năm 2022.

Quy mô GDP các nước trong khối ASEAN giai đoạn 1986 – 2022. Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Giai đoạn 1986 – 2022, GDP Việt Nam tăng nhiều nhất trong khối ASEAN. Các quốc gia còn lại đều có mức tăng thấp hơn, cụ thể: Singapore [GDP tăng 24,85 lần], Malaysia [GDP tăng 13,46 lần], Indonesia [GDP tăng 13,03 lần], Thái Lan [GDP tăng 12,04 lần], Philippines [GDP tăng 11,85 lần], Myanmar [GDP tăng 11,01 lần], Campuchia [GDP tăng 3,57 lần], Brunei [GDP tăng 1,89 lần] và Lào [GDP tăng 1,8 lần].

Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả 3 khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%.

KẾT QUẢ TÍCH CỰC 2022

Kết quả tích cực về GDP năm 2022 được nhận diện dưới các góc độ khác nhau.

Ở góc độ thứ nhất, tốc độ tăng GDP những năm gần đây có một số điểm vượt trội [biểu đồ 1], thể hiện ở một số điểm chủ yếu.

[1] Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt liên tục trong thời gian dài [42 năm], đứng hàng đầu thế giới [chỉ thấp thua kỷ lục 45 năm do Trung Quốc hiện nắm giữ].

[2] Tăng trưởng GDP của Việt Nam cao lên trong thời gian 2015-2019 và lần đầu sau nhiều năm vượt qua mốc 7% trong năm 2018 và 2019. Do đại dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020, bùng phát năm 2021, nên 2 năm này tốc độ tăng thấp chỉ bằng trên dưới một nửa mấy năm trước, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đứng hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng dương.

[3] Đặc biệt năm 2022, tăng trưởng GDP theo mục tiêu tăng 6-6,5%, nhưng ước thực tế đã có tốc độ tăng rất cao, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã vượt qua 8%.

Tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%.

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022, mặc dù tăng thấp nhất trong 3 nhóm ngành, nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng một số năm trước dịch [2012 tăng 2,87%, 2013 tăng 2,53%, 2015 tăng 2,51%, 2016 tăng 1,65%, 2019 tăng 2,67%, 2020 tăng 3,04%, 2021 tăng 3,27%] và cao hơn tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2016-2021 [3,36% so với 2,98%]. Điều đó chứng tỏ, nông, lâm nghiệp - thủy sản là bệ đỡ cho cả nước, khi 2 nhóm ngành còn lại gặp khó khăn và tạo tiền đề cho 2 ngành này bước vào giai đoạn phục hồi tăng trưởng, giúp cho tốc độ tăng chung phục hồi.

Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2022 tăng khá cao so với 2 năm trước [2020 tăng 4,38%, 2021 tăng 3,58%]; tăng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2016-2021 [7,78% so với 6,86%].

Trong nhóm ngành này, công nghiệp tăng khá [7,69%], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất [8,10%], các ngành công nghiệp còn lại tăng khá [sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 7,05%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%]; ngành xây dựng tăng 8,17%.

Nhóm ngành dịch vụ tăng rất cao, không chỉ cao hơn so với 2 năm trước, mà còn cao hơn tốc độ tăng bình quân năm trước đại dịch 2016-2019 [9,99% so với 7,53%].

Ở góc độ thứ hai, quy mô GDP tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế thể hiện ở biểu đồ 2; theo đó, GDP tính bằng USD theo tỷ giá trung tâm bình quân năm 2022 của Việt Nam đạt kết quả tích cực trên 4 điểm.

[1] Nếu tính theo tỷ giá thực tế năm 2022 GDP của Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tăng 70,6% so với năm 2015, bình quân một năm tăng 7,93%, một tốc độ tăng khá cao. Nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương [chênh với tỷ giá thực tế của năm 2020 là 2,44 lần], thì năm 2022 sẽ đạt 997 tỷ USD. Như vậy, GDP của Việt Nam có quy mô không nhỏ.

[2] Thứ bậc về quy mô GDP của Việt Nam [tính theo tỷ giá thực tế] được cải thiện ở Đông Nam Á [từ thứ 6 năm 2019 lên thứ 4 năm 2020 và khả năng lên thứ 3 năm 2022]; ở Châu Á [từ thứ 15 năm 2019 lên 13 năm 2020 và khả năng lên thứ 11 năm 2022]; trên thế giới [tăng từ 38 năm 2019, lên 36 năm 2020 và khả năng lên 33 năm 2022]. Kết quả này đạt được chủ yếu do tốc độ tăng GDP của Việt Nam tăng cao hơn; tỷ giá hối đoái tăng thấp hơn.

[3] Với tổng GDP tính bằng USD [theo tỷ giá hối đoái như trên], với quy mô dân số trung bình năm qua các năm, thì GDP bình quân đầu người tính bằng USD [theo tỷ giá hối đoái] qua các năm như sau [biểu đồ 3]. Theo đó, GDP bình quân đầu người theo tỷ giá hối đoái tăng liên tục; thứ bậc đã được cải thiện [ở Đông Nam Á đã tăng từ bậc 7 năm 2015 lên bậc 6 năm 2020, ước lên bậc 5 năm 2022]; tương tự, ở châu Á cũng tăng từ bậc 30 năm 2015 lên bậc 26 năm 2020 và lên bậc 23 năm 2022, trên thế giới cũng tăng từ bậc 95 năm 2015 lên bậc 81 năm 2020 và lên bậc 77 năm 2022 với các nước và vùng kinh tế có số liệu so sánh.

[4] Nếu tính bằng USD theo tỷ giá PPP với hệ số chênh lệch qua một số năm theo quốc tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua một số năm thể hiện ở biểu đồ 4.

Như vậy, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá PPP của Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm và năm 2020 đã cán mốc 10.000 USD, mức rất quan trọng trên con đường phát triển. Thứ bậc được cải thiện trong các nước có số liệu so sánh trên Niên giám thống kê [ở Đông Nam Á đã tăng từ thứ 8 năm 2015 lên thứ 6 năm 2000 và có thể cao hơn trong năm 2021 và năm 2022; ở Châu Á tăng từ thứ 30 năm 2015 lên thứ 20 trong năm 2017, 2018, lên thứ 28 năm 2010, lên thứ 27 năm 2020 và khả năng cao hơn trong các năm 2021, 2022].

Thứ bậc tăng có phần cơ bản do tăng trưởng GDP của Việt Nam có một phần quan trọng do tỷ giá VND/USD thực tế tăng chậm và một phần do chênh lệch tỷ giá còn lớn [năm 2021, chênh lệch tỷ giá của Việt Nam là 2,44 lần, cao thứ 3 Đông Nam Á, thứ 17 châu Á, thứ 64 thế giới] chủ yếu do giá nhân công rẻ.

Ở góc độ thứ ba, do sự lớn lên của các nhóm ngành khác nhau, nên cơ cấu các nhóm ngành trong GDP đã có sự chuyển dịch [biểu đồ 5].

Như vậy, cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của nông, lâm - thủy sản giảm, công nghiệp - xây dựng tăng [trong đó của công nghiệp chế biến, chế tạo [là tiêu chí của nước công nghiệp] đã tăng tương ứng 34,27% và 20,96% của năm 2015, lên 38,26% và 24,76% năm 2022]; dịch vụ dù bị giảm do 2 năm đại dịch, nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm ngành.

Điều đó là phù hợp với định hướng của kế hoạch, chiến lược và phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước.

Ở góc độ thứ tư, chất lượng tăng trưởng [thể hiện ở hiệu quả đầu tư và năng suất lao động] năm 2022 đã có sự chuyển biến quan trọng...

GDP của Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.

Việt Nam và Indonesia ai giàu hơn?

Năm 2021, GDP của Indonesia lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1.000 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 4.1174 USD cao hơn nhiều so với Việt Nam. GDP gấp 10 lần Việt Nam, vì sao người dân Ấn Độ nghèo hơn người Việt?

Việt Nam giàu thứ mấy thế giới 2023?

Hiện nằm ở vị trí 34 [năm 2023], Việt Nam sẽ lên một hạng, 33 [2024], và tiếp tục lên nhanh, đạt thứ tự 24 sau một thập niên nữa [2033] để trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038.

GDP Trung Quốc 2023 là bao nhiêu?

Theo China Daily trích dẫn số liệu chính thức, GDP hàng năm của Trung Quốc đạt 17.520 tỷ USD trong năm 2023.

Chủ Đề