Giá dừa khô bến tre 2023

[Ảnh minh họa: Thanh Hòa/TTXVN]

Từ một tháng trở lại đây, giá dừa khô giảm sâu làm nhiều nhà vườn ở Tiền Giang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ quả dừa, ảnh hưởng mạnh đến đời sống những hộ dân có thu nhập chính từ vườn dừa.

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa ở các huyện phía Đông, vùng trồng dừa nhiều nhất của tỉnh Tiền Giang, giá dừa khô giảm giá chỉ còn 20.000-25.000 đồng/chục 12 quả, mức thấp kỷ lục trong những năm trở lại đây. Đối với những vườn dừa xa đường giao thông để vận chuyển, giá dừa giảm chỉ còn 10.000-15.000 đồng/chục.

Ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Thạnh Hòa, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, trồng 1ha dừa than: "Vườn dừa đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng thương lái chỉ mua cầm chừng, thậm chí không mua nên nhà vườn đành để dừa khô rụng đầy gốc."

Bà Lê Thị Lệ, chủ vựa thu mua dừa khô ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho biết việc tiêu thụ dừa khô nguyên liệu hiện nay rất khó khăn nên họ hạn chế mua trong dân. Nhiều khi không tiêu thụ được, dừa tồn đọng nhiều, thương lái đành đập ra bán cơm dừa sấy nhưng cũng rất hạn chế vì đang vào mùa mưa nên việc phơi sấy cơm dừa gặp nhiều khó khăn mà nhu cầu tiêu thụ cũng ít.

Đối với nông dân có thu nhập chính từ cây dừa, việc giá dừa liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây khiến họ lâm vào tình cảnh khó khăn vì dừa khô không bán được trong khi chi phí phân bón, chăm sóc vườn dừa không ngừng tăng.

[Giữa cơn "bão giá," hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng giảm ‘sập sàn’]

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 14.500ha trồng dừa, sản lượng dừa cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 95.000 tấn. Riêng huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có diện tích dừa 7.260ha [tăng 410ha so với cuối năm 2021], trong đó diện tích cho trái 6.078ha, ước sản lượng thu hoạch 6 tháng được 60.750 tấn.

Ông Ngô Hữu Thệ, Bí thư Huyện ủy huyện Chợ Gạo, cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 1/12/2021 về lãnh đạo phát triển vùng sản xuất chuyên canh cây dừa đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Gạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện; phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Thabico Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai vùng trồng dừa hữu cơ trên địa bàn huyện Chợ Gạo đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Huyện đã chọn 3 xã Hòa Định, Xuân Đông, Bình Ninh thực hiện chứng nhận dừa hữu cơ trong năm 2022 với diện tích 300ha để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Ngành chuyên môn của tỉnh đang tập trung tuyên truyền vận động nông dân và chọn hộ tham gia sản xuất dừa hữu cơ được 120ha ở 2 xã Bình Ninh và Xuân Đông của huyện.

Ngành chức năng của tỉnh Tiền Giang đang khuyến cáo các hộ dân trồng dừa nên bình tĩnh trước tình hình giá dừa tụt giảm như hiện nay và đang tích cực tìm giải pháp tiêu thụ lượng dừa khô nguyên liệu trước mắt, đặc biệt là tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây dừa trong tương lai./.

Hiện giá dừa khô tại Bến Tre có giá từ 120.000-130.000 đồng/chục [12 trái], cao gấp đôi giá trong đợt giãn cách xã hội vừa qua - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ngày 29-10, ông Huỳnh Quang Đức - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre - cho biết hiện nay giá dừa khô trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh trở lại.

Bà Nguyễn Thị Bé Hai, ngụ huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cho biết trong thời gian giãn cách xã hội, do không có thương lái thu mua dừa nên giá rớt thê thảm.

"Từ tháng 7 đến cuối tháng 9-2021, 10 công vườn dừa nhà tui không bán được trái nào dù trước đó tháng nào cũng có thương lái đến thu mua với giá trên dưới 100.000 đồng/chục.

Gọi điện cho thương lái thì ai cũng kêu dịch bệnh không dám đi mua, lâu lâu có một vài thương lái tới thì ép giá xuống còn khoảng 60.000 đồng/chục. Để riết không bán thì nay giá dừa lên, bán cũng được bộn tiền" - bà Bé Hai nói.

Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh sau dịch nên các nhà vườn rất phấn khởi. Bởi sau dịch bệnh, đây là khoản thu nhập đáng kể cho các nhà vườn sau thời gian dài không bán được dừa.

Ông Huỳnh Quang Đức lý giải giá dừa tăng cao trong những ngày gần đây là do sau dịch, các nhà máy chế biến dừa hoạt động trở lại rầm rộ nên nhu cầu tiêu thụ cao.

"Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng nữa là trái dừa Bến Tre đang thoát dần khỏi thị trường Trung Quốc nên giá cả không còn bị phụ thuộc nhiều vào sức tiêu thụ tại nước này.

Bây giờ trái dừa Bến Tre đã xuất đi hơn 50 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật… nên thị trường đã rộng hơn, nhiều cơ hội hơn.

Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp tại Bến Tre đang chuyển dần từ xuất khẩu sản phẩm thô sang những sản phẩm cao cấp hơn, có giá trị kinh tế cao hơn nên giá trị trái dừa Bến Tre cũng theo đó được nâng tầm hơn. Theo tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trái dừa ngày càng được giá hơn" - ông Đức cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 74.000ha dừa, với sản lượng 645.000 tấn/năm.

Chủ Đề