Giá trị dòng điện an toàn cho phép với dòng một chiều là

– Cơ thể người có điện trở thay đổi từ vài trăm đến vài trăm ngàn ohm [Q]. Ký hiệu Rng

– Điện trở người phụ thuộc vào nhiều yếu tố :

+ Chiều dày lớp sừng của da

+ Tình trạng da khô – ẩm, sạch – bẩn, lành lặn – trầy xước, …

+ Trạng thái và điều kiện tiếp xúc [thời gian, áp lực, diện tích,…]

+ Loại dòng điện và trị số dòng điện

+ Yếu tố sinh lý

+ Yếu tố môi trường

– Điện trở người quy ước để tính toán về an toàn điện là 1.000 Q.

2-Tác dụng của điện đối với cơ thể:

2.1- Tác dụng kích thích [điện giật] :

+ Khi tiếp xúc với nguồn điện áp nhỏ hơn 1000V

+ Dòng điện qua người làm kích thích co giật cơ, tê liệt hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn dẫn đến tử vong.

2.2 Tác dụng gây chấn thương [phóng điện] :

+ Khi tiếp xúc với nguồn điện áp lớn hơn l000V hay với nguồn dòng lớn.

+ Cơ thể người bị hồ quang điện đốt cháy làm bỏng, hoại tử các chi dẫn đến thương tật hoặc tử vong.

3-Tác dụng của trị số dòng điện đối với cơ thể :

– Người bị tai nạn là do tác dụng của dòng điện qua người [ ký hiệu Ing]

– Ta có bảng thực nghiệm :

– Giá trị lớn nhất của dòng điện cho không gây nguy hiểm cho người là 10 mA đổi với dòng xoay chiều và 50 mA đổi với dòng một chiều.

4-Tác dụng  của thời gian dòng điện qua cơ thể:

-Thời gian tiếp xúc với điện càng lâu càng nguy hiểm [ ký hiệu ttx]

-Ta có bảng thực nghiệm :

– Ngay cả đối với dòng điện nhỏ nhưng thời gian tiếp xúc lâu từ 4 – 6 phút cũng có thể làm tê liệt hô hấp, rối loạn tuần hoàn, làm chét người.

5-Tác dụng của tần số dòng điên :

-Tần số dòng điện công nghiệp [50 Hz] là nguy hiểm nhất

-Dòng điện có tần số cao [trên 500.000 Hz] không gây điện giật nhưng có tác dụng gây bỏng.

6-Đường đi của dòng điện qua người:

-Dòng điện đi qua tim, phổi, não thì nguy hiểm hơn.

-Ta có bảng thực nghiệm

7-Dòng điện đi trong đất – điện áp bước và điện áp tiếp xúc :

-Khi có dây dẫn điện bị đứt rơi xuống dất hoặc thiết bị điện có liên kết với đất bị rò điện, sẽ có hiện tượng có dòng điện chạy từ mạng vào đất.

-Dòng điện đi trong đất sẽ tạo ra một điện trường trong đất. Vùng đất đó sẽ xuất hiện các chênh áp. Gần nơi dòng điện chạy vào đất thì sự chênh áp càng lớn, càng xa nơi dòng điện chạy vào đất thì sự chênh áp giảm rất nhanh. Khoảng 68% điện áp của nguồn điện phân bố trong phạm vi lm, 24% điện áp của nguồn điện phân bố trong phạm vi 1 – 10m, cách 20m không còn điện áp.

-Khi người buớc vào khu vực có dòng điện đi trong đất, do có chênh áp trong đất nên nếu 2 chân người cách điểm dòng điện đi vào đất không bằng nhau sẽ có sự chênh lệch điện áp giữa 2 chân. Điện áp giữa 2 chân người lúc này gọi là điện áp bước. Ký hiệu Ub

-Khi người đứng trong vùng có dòng điện chạy vào đất mà tay chạm trực tiếp vào nguồn điện thì giữa tay và chân của người lúc này chịu một chênh áp. Trị số chênh áp này gọi là điện áp tiếp xúc. Ký hiệu Utx.

– Dòng điện qua người lúc này tính bởi công thức :

8-Phân loại môi trường làm vỉêc theo điều kiện an toàn điện :

Môi trường làm việc của người phải tiếp xúc với thiết bị điện có ảnh hưởng rất lơn đến sự nguy hiểm về điện. TCVN 4756-89 phân loại môi trường [nơi làm việc] có tiếp xúc với điện làm 3 loại:

-Môi trường nguy hiểm : khi có 1 trong các điều kiện :

+ Ám hoặc có bụi dẫn điện + Sàn làm việc dẫn điện + Nhiệt độ cao

+ Nơi người làm việc có thể đồng thời vừa tiếp xúc với các kết cấu kim loại [khung nhà, sườn máy, vỏ máy, V..V…] có nối đất với 1 bên là vỏ kim loại của máy điện.

-Môi trường đặc biệt nguy hiểm : khi có 1 trong các điều kiện :

+ Rất ẩm

+ Có chất ăn mòn

+ Có đồng thời 2 điều kiện của môi trường nguy hiểm

-Môi trường bình thường : khi không xếp được vào 2 loại môi trường trên

Để nhận được tư vấn thiết kế website chuẩn bosa chuẩn seo các bạn cần liên hệ sehilo nhé.

Có lẽ thuật ngữ điện một chiều đã không còn quá xa lạ với con người hiện nay. Có thể hiểu dòng điện một chiều là dòng chuyển động đơn hướng của các điện tích. Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời. Trong dòng một chiều, các điện tích chuyển động theo cùng một chiều là từ cực âm của nguồn điện sang cực dương, khác với chiều của dòng điện xoay chiều và chiều dòng điện quy ước. Vậy dòng điện này có gây ra giật điện không và nó có ảnh hưởng thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Việc bị điện giật ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính: Điện áp và cường độ dòng điện. Một trong 2 thành phần này khi đạt ngưỡng nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Điện áp gây nguy hiểm cho con người

Giá trị điện áp cho phép quy định mà con người có thể chịu đựng được tuỳ thụôc vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm an toàn của bản thân trang thiết bị và phương tiện bảo hộ. ngoài ra còn lưu ý đến xác suất nguy hiểm có thể xảy ra. Thông thường, mức điện áp từ 40V trở lên được đánh giá là mức nguy hiểm.

Cường độ dòng điện

Giá trị dòng điện qua người quyết định là một trong các yếu tố gây nguy hiểm cho người. Qua nghiên cứu và phân tích các tai nạn điện, thấy rằng với dòng diện xoay chiều, tần số 50-60hz, giá trị an toàn cho người nhỏ hơn 10mA . Mức cường độ từ 30mA có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Hiện nay có các nguồn điện 1 chiều đạt được các thông số điện áp và cường độ dòng điện như trên, vì vậy hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp điện 1 chiều giật, thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên trên thực tế, không có nhiều tai nạn điện xảy ra đối với nguồn 1 chiều bởi nguồn điện 1 chiều lớn không có nhiều. Chúng ta chỉ thường gặp các nguồn 1 chiều điện áp thấp 6V, 12V, 24V… Khi bị giật bởi các nguồn này, sẽ có cảm giác bị tê nếu không được cách điện cẩn thận.

Vậy điện 1 chiều có giật, có gây nguy hiểm nếu đạt ngưỡng điện áp và cường độ dòng điện. Nên trong quá trình sử dụng bạn cần có các biện pháp phòng chống giật điện hợp lý để bảo về mình và người thân.

Điện 1 chiều và điện xoay chiều cái nào nguy hiểm hơn

Dòng điện nào khi đi qua người và tiếp đất đều có thể gây nguy hiểm. Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn vì nó gây rung cơ và làm đứng tim, nếu gặp điện giựt mà không biết phương pháp cấp cứu thì tim sẽ ngưng đập rất nguy hiểm. Bạn nên biết là cường độ dòng điện nguy hiểm hơn hiệu số điện thế. vì: P = U x I ; P là công suất điện, U là điện áp, còn I là cường độ do đó dòng điện một chiều vẫn có thể gây nguy hiểm, nếu cường độ dòng điện cao.

Ví dụ bình accu 24 volts, điện một chiều nhưng sức tải điện đến 200 ampere thì vẫn có thể gây chết người nếu không cẩn thận để bị giật. Còn điện 110 Volts vẫn nguy hiểm hơn 220Volts nếu cường độ của nó cao hơn. Điện trong nhà không gây nguy hiểm như điện ngoài trời vì khi vào nhà bạn dòng điện đi qua đồng hồ có cường độ giảm đi chỉ còn từ 10A đến 30A do đó khi giật ít nguy hiểm hơn điện ngoài trời [Có cường độ rất lớn], trừ trường hợp có nước và tay chân bị ẩm thì cường độ dòng điện qua người bạn cao hơn. Chúng ta cũng biết là da của mỗi người có một sức cản điện khác nhau mà ta gọi là điện trở.

Vì vậy mà có người chịu nổi dòng điện 300V khi sờ vào mà không bị giật, trong khi đó người khác chỉ chạm vào điện 220V là đủ để nhảy chồm lên!

Việc hiểu rõ để đề phòng các tai nạn về điện trong quá trình sinh hoạt hằng ngày là điều cần thiết để hạn chế rủi ro. Nếu chủ quan bạn thì tưởng chừng như dòng điện 1 chiều vô hại sẽ gây ra những tác động cực kì nguy hiểm đến bạn và người thân

Video liên quan

Chủ Đề