Giá trị lịch sử văn hóa của kim tự tháp

Với giải Bài tập 7 trang 34 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ

Bài tập 7 trang 34, 35 SBT Lịch sử 10Quan sát hình ảnh dưới đây.

7.1. Nêu những hiểu biết của em về kim tự tháp trên.

7.2. Theo em, thành tựu văn minh đó của người Ai Cập cổ đại có giá trị như thế nào đối với nhân loại?

Trả lời:

Phần 7.1: Hiểu biết về kim tự tháp

- Kim tự tháp là loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Ai Cập cổ đại.

- Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ghi-da.

- Để xây dựng kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hàng triệu phiến đá vôi. Các phiến đá được mài nhẵn rồi ghép lại với nhau, nhưng mạch ghép kín tới mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được…

- Phần lớn các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt phẳng nghiêng để vận chuyển các khối đá và vật liệu lên cao để xây dựng kim tự tháp.

Phần 7.2: Giá trị của thành tựu văn minh

- Là minh chứng cho thấy sự lao động và sáng tạo tuyệt vời của cư dân Ai Cập cổ đại

- Phản ánh đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.

- Đóng góp quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại.

- Hiện nay, các kim tự tháp là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách, đem lại nguồn lực kinh tế lớn cho Ai Cập.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 30 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?...

Câu 2 trang 30 SBT Lịch sử 10: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?...

Câu 3 trang 30 SBT Lịch sử 10: Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?...

Câu 4 trang 30 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?...

Câu 5 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là...

Câu 6 trang 31 SBT Lịch sử 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là...

Câu 7 trang 31 SBT Lịch sử 10: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?...

Câu 8 trang 31 SBT Lịch sử 10: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?...

Câu 9 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?...

Câu 10 trang 31 SBT Lịch sử 10: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?...

Câu 11 trang 31 SBT Lịch sử 10: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?...

Câu 12 trang 31 SBT Lịch sử 10: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?...

Câu 13 trang 32 SBT Lịch sử 10: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là...

Câu 14 trang 32 SBT Lịch sử 10: 10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?...

Câu 15 trang 32 SBT Lịch sử 10: Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cố - trung đại tiếp thu?...

Câu 16 trang 32 SBT Lịch sử 10: Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?...

Câu 17 trang 32 SBT Lịch sử 10: Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh thế giới?...

Bài tập 2 trang 32, 33 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây...

Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch sử 10: Hãy so sánh khái niệm văn minh, văn hoá theo bảng dưới đây...

Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch sử 10: Dựa vào bảng dưới đây:...

Bài tập 5 trang 33, 34 SBT Lịch sử 10Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập thời kì cổ - trung đại...

Bài tập 6 trang 34 SBT Lịch sử 10Hoàn thành bảng hệ thống về những thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Hoa thời kì cố - trung đại...

Bài tập 8 trang 35 SBT Lịch sử 10Những thành tựu nào của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay?...

Bài tập 9 trang 35 SBT Lịch sử 10: Đọc tư liệu sau và giải thích vì sao nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt cho rằng Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nin”?...

Bài tập 10 trang 35 SBT Lịch sử 10: Đọc tư liệu sau, em rút ra điều gì về giá trị của văn minh Trung Hoa? Lấy ví dụ minh hoạ....

[2] Kim Tự Tháp tỉnh lẻ, theo các nhà Ai Cập học, là những Kim Tự Tháp nhỏ, hình bậc thang và không làm lăng mộ.

Cao nguyên này nằm ven thủ đô Cairo của Ai Cập, cách khoảng 25 km về hướng Tây Nam. Nguyên xưa nơi này có một thành phố cổ tên là Giza, bên bờ sông Nil. Nơi đây nổi tiếng với Kim Tự Tháp lớn Giza [tức Kim Tự Tháp Cheops]  được coi là một trong 7 kỳ quan cổ đại của thế giới và tượng nhân sư khổng lồ. Điều đáng nói là 6 kỳ quan cổ đại kia không còn nữa và chỉ biết qua lời truyền tụng trong sách vở thì Kim Tự Tháp Giza vẫn sừng sửng như thách đố thời gian.

Cao nguyên thung lũng[1] Giza 11 Kim Tự Tháp, 4 ngôi đền và 3 miếu đường. Đường vào khu vực này có 3 ngã. Ở đây chỉ giới thiệu 3 Kim Tự Tháp nổi tiếng của ba đời vua liên tiếp nhau: Khufu, con trai là Khafre và cháu nội Menkaure.

1.- Kim Tự Tháp Giza, tức Kim Tự Tháp Cheops:

Kim Tự Tháp này còn gọi là Kim Tự Tháp Khufu vì được dựng lên để làm nơi an nghỉ cho vị vua này. Đây là Kim Tự Tháp cổ nhất và vĩ đại nhất trong số ba Kim Tự Tháp nổi tiếng ở quần thể này.

Pharaoh Khufu là vị vua triều đại thứ 4. Theo truyền tụng ông đã huy động nhân lực xây dựng Kim Tự Tháp này mất 14-20 năm. Đó là thời gian vào khoảng những năm 2560 trước Công nguyên. Sự to lớn của công trình được thực hiện vào thời đại ấy quả làm chúng ta kinh ngạc.

Kim Tự Tháp Khufu là công trình cao nhất do nhân loại dựng lên và vững tồn suốt 3800 năm nay. Người ta tin rằng kiến trúc sư của công trình là vị tể tướng [âm tiếng Ai Cập là vizier] tên là Hemon chỉ huy. Thuở ban đầu Kim Tự Tháp này cao 146,6 m, nhưng do bị xói mòn nên nay chỉ còn cao 138,8 m. Đáy của nó ghép 440 khối đá vôi, mỗi khối đá vuông vức 0,524 m. Người ta tính ra công trình này ngốn 5,9 triệu tấn đá vôi, chiếm thể tích 2.500.000 m3. Như vậy nếu thời gian dài 20 năm thì mỗi ngày sử dụng hết 800 tấn đá, chỉ khai thác và di chuyển bằng thủ công và công cụ thô sơ.

Những khối đá này được đặt chồng lên nhau rất khít tạo thành một công trình rất chuẩn về mặt phương hướng theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại. Công trình nghiên cứu của nhà Ai Cập học Flinders Petrie kéo dài 2 năm liền [1880-82] cho thấy các Kim Tự Tháp và đền thờ ở vùng này dĩ nhiên có cả Kim Tự Tháp Khufu] đều trực chỉ về hướng chính Bắc với độ lệch 4 phút về hướng Tây. Lại nữa, các cạnh của đáy Kim Tự Tháp chỉ sai biệt nhau có 58 mm và lệch góc 1 phút độ. Điều này cho thấy vào thời đó trình độ đo đạc và định phương hướng của Ai Cập đạt trình độ rất cao.

Mặt ngoài Kim Tự Tháp có lát một lớp đá bao làm nhẵn bề mặt nhưng thời gian đã làm bong tróc nhiều [ở hình 1 chỉ còn một phần trên chóp]. Đặc biệt trận động đất lớn năm 1301 sau Công nguyên góp phần làm bong lở thêm rất nhiều.

Các bố trí nội thất theo khuôn phép tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại. Cũng có các hành lang, phòng Pharaoh, phòng Hoàng hậu, phòng ngầm và ống thông chỉa thẳng lên thiên cực bắc của bầu trời.

Tuy nhiên theo truyền thống Kim Tự Tháp Ai Cập, phần lõi bên trong làm bằng đá di chuyển từ nơi khác đến. Phòng Pharaoh làm bằng thứ đá granite đỏ lấy tận vùng Aswan, đầu nguồn sông nil, cách đó trên 900 km. Howard Vyse ước lượng phòng này làm từ 8-9 khối đá granite đỏ có trọng lượng 25-80 tấn mỗi khối. Trong phòng có bệ quàn xác ướp vị Pharaih này. Phòng Hoàng hậu nhỏ hơn làm bằng đá vôi lấy tại chỗ.

Kim tự Tháp này cao 143,5 m, đáy có cạnh 215,25 m, độ nghiêng 53010’. Sử dụng 1.659.200 m3 đá [trung bình mỗi khối đá nặng 2,5 tấn] và xây dựng vào khoảng năm 2570 trước Công nguyên. Riêng phần đá ốp lát mặt ngoài ước tính đến 7 tấn. Khafre là con nối ngôi của Pharaoh khufu, anh của Djedefre, và ông chỉ trị vì Ai Cập có vài năm.

Kim Tự Tháp này hơi nhỉnh hơn Kim Tự Tháp của tiên vương Khufu. Khi đương vị, Pharaoh này từng mơ ước xây một Kim Tự Tháp cho riêng mình cao lớn hơn cả của phụ vương, nhưng vì sớm băng hà nên không thể tự thân hoàn thành ý nguyện. Sau đó kiến trúc sư Chepren mới thực hiện, vì thế còn gọi là Kim Tự Tháp Khafre – Chepren.

Thực ra đây là một cụm công trình gồm Kim Tự Tháp chính, Kim Tự Tháp phụ và một số công trình nhỏ khác như đền thờ, miếu đường, đường đắp,  …

Đi vào Kim Tự Tháp chính có hai lối làm chồng lên nhau. Lối vào phía trên cách mặt đất 15 m hiện hay dùng để vào tham quan bên trong. Một lối vào khác nằm ngay phía dưới giống như là lối ra vào dự phòng cho lối vào phía bên trên, nhưng con đường này dẫn thẳng đến phòng quàn xác ướp Pharaoh. Các lối vào này được phát hiện vào khoảng thế kỷ 13-17 sau Công nguyên, nhưng vào đến tận các gian phòng phải đợi đến năm 1818, nhờ công của Giovanni Belzoni. Ông đã khám phá ra một chiếc quách làm bằng đá granite hồng [2.62×1.06m] nhưng trống rỗng không có xác ướp, tương tự trường hợp của Kim Tự Tháp Khufu.

Hiện chỉ khám phá ra 2 phòng trong Kim Tự Tháp này. Một phòng ngầm sâu dưới đất, khoét vào tầng đá gốc. Còn phòng kia xây ngay trên tầng đá gốc. Phòng thứ nhất có lẽ dùng để chứa lễ vật cúng kiếng như những Kim Tự Tháp khác; phòng thứ hai có lẽ dùng quàn xác ướp Pharaoh vì trong đó có một chiếc quách bằng đá granite đen[2].

Bên ngoài Kim Tự Tháp ốp đá granite hồng vùng dưới và đá vôi Turah ở phía trên. Tuy nhiên các lớp ốp bị bong nhiều do các trận động đất trong quá khứ. Cấu trúc nội thất tương tự như Kim Tự Tháp Khufu.

Bên cạnh Kim Tự Tháp chính có Kim Tự Tháp nhỏ dành cho việc cúng kiếng. Kim Tự Tháp nhỏ này hầu như đã bị phá hủy toàn bộ, chỉ còn vết tích cho thấy nó từng tồn tại.

Pharaoh Menkaure quyết định xây dựng Kim Tự Tháp cho mình tại cao nguyên Giza khi thấy vùng an táng Memphite tỏ ra chật hẹp. Lúc đầu Diodorus Siculus mô tả Kim Tự Tháp này và gọi là Kim Tự Tháp Mykerinos; mãi đến sau năm 1837 Vyse, người thăm dò sâu vào lòng kiến trúc này, đặt lại là Kim Tự Tháp Menkaure.

Ban đầu Kim Tự Tháp Menkaure cao khoảng 65-66 m, tức koảng 1/10 khối lượng xây dựng Kim Tự Tháp Khufu thôi. Nhưng cũng như các Kim Tự Tháp khác, nó cũng có ngôi đền riêng và được dẫn vào Kim Tự Tháp bằng một con đường đắp cao lên.

Đặc điểm của công trình này là lớp đá lót móng được chọn lựa kỹ, nhất là ở góc Đông-Bắc Kim Tự Tháp. Lớp nền này dày gấp 2,5 lần Kim Tự Tháp của phụ vương Khafre. Cũng khác với truyền thống xây dựng Kim Tự Tháp, phần lõi dùng đá địa phương thay vì đá từ nơi xa mang đến [chỉ ốp đá mang từ xa về]. Duy chỉ lớp đá ốp lát là granite hồng mang từ Aswan về, nhưng lại không mài nhẵn hòan toàn và chỉ ốp cao 15 m.

Bố trí lối vào cũng có hai lối đi trên và dưới; lối đi phía dưới kết thúc ở phòng chứa đồ thờ cúng và lối còn lại vào phòng Pharaoh. Ngoài ra còn phải kể có một lối đi khác không dùng đến nối phía dưới tiền sảnh. Cũng khác với cha và ông nội Khufu, buồng quàn hình chữ nhật theo hướng Bắc Nam, ốp đá granite hồng [thay vì nguyên khối]. Vách phía Tây phòng Pharaoh có cái quách bằng đá basalt và trên vách trang trí hình ảnh thần Anubis. Cũng khác với Kim Tự Tháp của ông nội và cha, công trình này không có hố thuyền. Ngược lại làm riêng một Kim Tự Tháp nhỏ cho Hoàng hậu.

Vị Pharaoh này có 3 Hoàng hậu nên xây 3 Kim Tự Tháp. Kim Tự Tháp Hoàng hậu 1 có độ cao ban đầu 28,4 m, độ nghiêng 52015’. Chu vi đáy 44 m. Kim Tự Tháp Hoàng hậu 2 có chu vi đáy 31,24 m và Kim Tự Tháp Hoàng hậu 3 có chu vi đáy 31,24 m. Những Kim Tự Tháp này có hình bậc thang.

[1] Gọi là thung lũng không chính xác nhưng tạm dùng theo thói quen dịch sai của người đi trước. Các tài liệu  nước ngoài hay dùng từ “valley” chỉ vùng này. Thực tế từ “valley” vừa có nghĩa thung lũng vừa có nghĩa là lưu vực một con sông lớn duy nhất. Khi lưu vực đó bao gồm nhiều con sông nhánh tẻ ra từ con sông cái người ta dùng từ “basin” [như trường hợp sông Amazon hay sông Cửu long]. Vùng Giza này nằm bên bờ sông Nil nên thuộc lưu vực sông Nil, chứ không phải thung lũng sông Nil [thung lũng theo nghĩa tiếng Việt là vùng thấp giữa các dãy núi] Tương tự như vậy chúng ta sẽ gặp từ Thung Lũng Các Vì Vua [đúng ra là Lưu Vực Các Vì Vua]. L‎í do tiếng Anh và tiếng Pháp [vallée] dùng từ này để chỉ thung lũng lẫn lưu vực 1 con sông là vì các thung lũng thường có duy nhất 1 con sông nhỏ chảy qua. Do vậy với vùng đồng bằng có 1 con sông duy nhất tưới tiêu họ dùng từ “valley’ thay cho “basin”.

Để tránh cho bạn đọc khỏi bỡ ngở tôi vẫn tiếp tục dùng sai “thung lũng Giza”.

[2] Nói là có lẽ vì phìng thứ 1 không có các kệ hốc để đồ thờ cúng như các Kim Tự Tháp khác, còn quách phòng thứ 2 không có xác ướp.

C.- Quần thể Kim Tự Tháp ở Abusir:

không hiện hữu Kim Tự Tháp lừng danh như Kim Tự Tháp Đỏ Khufu[1] nhưng ở đây còn nhiều Kim Tự Tháp tuy không còn tốt lắm nhưng có giá trị lịch sử vì niên đại cách chúng ta khá xa [một số cách nay khoảng 4.000 năm]. Quần thể Kim Tự Tháp Abusir nằm bên tả ngạn sông Nil, giữa quần thể Giza và quần thể Saqqara. Nghĩa là đối diện chéo với thủ đô Cairo bên bờ bên kia sông Nil.

Tại quần thể này được nghiên cứu nhiều nhất là các Kim Tự Tháp Sahure, Neferirkare, Neferefre, Amenemhet I, và Khentkaues.

1.- Kim Tự Tháp Sahure: Kim Tự Tháp này cao 48 m, đáy vuông có cạnh 78,5 m, độ lài mặt Kim Tự Tháp 50°11’40″; có niên đại vào triều đại thứ 5 Ai Cập cổ đại và hiện được biết là Kim Tự Tháp có niên đại cổ nhất ở khu quần thể này.

Nhà Ai Cập học đầu tiên đến tìm hiểu Kim Tự Tháp này là Perring hồi thế kỷ 19, và ít lâu sau Lepsius tiếp nối việc nghiên cứu. Mãi đến thế kỷ 20 Ludwig Borchardt mới nghiên cứu đào sâu và viết một tác phẩm đồ sộ gồm 2 quyển về nó. Thế nhưng bí ẩn của Kim Tự Tháp hình như vô tận, bắt đầu từ năm 1994 chính phủ Ai Cập mở cửa cho du lịch văn hóa khu quần thể này thì Kim Tự Tháp Sahure lại đón nhận thêm nhiều phát hiện mới về nó từ những nhà nghiên cứu du lịch tham quan.

Như đã nói, Kim Tự Tháp này có từ triều đại thứ 5 nên sự hủy hoại của thời gian không nhỏ. Từ đó việc nghiên cứu trở nên khó khăn, nhất là dáng vẽ ban đầu của nó. Những khai quật chỉ cho biết Kim Tự Tháp được xây dựng trên một mặt nền có lót ít nhất hai lớp đá vôi trắng khai thác từ mỏ đá Maasara gần đó. Riêng phần lõi nằm trên 6 lớp đá vôi và đáng chú ‎ hơn nữa Kim Tự Tháp này không hoàn toàn có đáy vuông như những Kim Tự Tháp khác và hành lang dẫn vào trong làm thành những bậc thang.

Bỏ qua chi tiết đó, Kim Tự Tháp Sagur có cấu trúc giống những Kim Tự Tháp khác. Chung quanh cũng có những công trình liên quan đến tín ngưỡng như sân, đền thờ, đường đấp, … Riêng khoảng sân trước Kim Tự Tháp có 16 cột đá nguyên khối ganite đỏ có khắc vương hiệu pharaoh Sahure. Những mảnh di chỉ tìm thấy ở sân này cho biết ở đây từng chạm cảnh Pharoh Sahuree chiến thắng người Asians và Libya.

Phía bên trong sân có thêm nhà nguyện và các công trình phụ khác rồi mới là cổng vào Kim Tự Tháp. Các nhà Ai Cập học dựa vào đó cho rằng sân này xưa kia diễn ra những cuộc tế lễ cho Pharaoh Sahuree. Đây là nét khá đặc thù của Kim Tự Tháp Sagure.

2.- Kim Tự Tháp Neferirkare: cao 70 m, cạnh đáy vuông 105 m, góc lài 53°7’48″; xây vào triều đại thứ 5. Kim Tự Tháp Neferirkare được đánh giá là Kim Tự Tháp lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở khu quần thể Abusir dù hình ảnh bên ngoài hoang tàn như một gò mối.

Đây là Kim Tự Tháp an táng Pharaoh Kakai, Kalai là vương hiệu của Neferirkare. Dựa trên lý thuyết sự tràn rộng ra của phế tích, Lepsius cho rằng Kim Tự Tháp này là Kim Tự Tháp bậc thang với 6 tầng bậc. Kim Tự Tháp có một hành lang trổ ở mặt phía bắc và dẫn thẳng vào phòng quàn xác ướp Pharaoh. Trước phòng này là một tiền sảnh thấp hơn mặt nền Kim Tự Tháp khoảng vài mét.

Trong Kim Tự Tháp có hai phòng quan xác ướp thiết kế theo trục Đông Tây, phần lớn đã hư hại và nhiều khối đá ở đây được lấy đi xây dựng công trình nơi khác. Khai quật khu ngoài Kim Tự Tháp cho thấy có nhiều chiếc thuyền bằng gỗ được chôn phía Bắc và phía Nam Kim Tự Tháp.

Theo nghiên cứu, lúc nguyên thủy Kim Tự Tháp không có miếu đường thờ Pharaoh, nó được xây sau này bởi vị Pharaoh nối ngôi. Miếu đường này có những hàng cột hình hoa sen. Bao quanh phức hợp Kim Tự Tháp này là vòng tường bằng gạch bùn mà ngày nay dấu vết của nó vẫn có thể nhận ra được.

3.- Kim Tự Tháp Neferefre: cao 65 m, độ lài không rõ; niên đại vào triều đại thứ 5. Kim Tự Tháp này được khảo sát tiên phong bởi Perring, Lepsius, de Morgan, Borchardt và một số nhà nghiên cứu khác. Nhưng các nhà nghiên cứu này không thống nhất với nhau vị Pharaoh từng nằm ngủ yên bên trong: có người cho là Kim Tự Tháp của Neferefre, số khác nói của Shepseskare. Cuối cùng đến thập niên 1970, đoàn nghiện cứu của Đại Học Prague [Tiệp Khắc] làm một nghiên cứu có hệ thống mới xác định là Kim Tự Tháp Neferefre.

Kết luận đó được dựa vào các manh mối:

Manh mối 1: Trong miếu đường cạnh Kim Tự Tháp tìm thấy một mẫu giấy cói papyrus ghi rõ là nơi thờ Pharaoh Neferefre;

Manh mối 2: một khối đá vôi tìm thấy ở một ngôi làng vùng Abuzir được xác định khả dĩ có nguồn gốc từ Kim Tự Tháp Neferirkare [mục số 2]. Dữ kiện trên khối đá này suy đoán ra là Kim Tự Tháp của Pharaoh Neferefre.

Khảo cứu cơ thể học trên xác ướp cho thấy vị Pharaoh nằm nơi này  trạc 20-23 tuổi và đây cũng là chứng cứ tin rằng đó là Neferefre.

Kim Tự Tháp này có lẽ cũng là Kim Tự Tháp bậc thang. Trên nóc có mái bằng làm từ thứ đá mịn, đáng tiếc phần này đã bị lấy đi gung vào việc khác từ thời xưa.

Lối vào bằng đá granit hồng nằm ngay giữa mặt Bắc Kim Tự Tháp, hơi uốn cong theo hướng Đông-Nam trước khi đến tiền phòng của nơi quàn xác ướp. Tiền phòng và phòng quàn Pharaoh bố trí theo trục Đông-Tây, làm bằng đá vôi trắng mịn thớ.

Bên ngoài có phức hợp này có tường bao bằng gạch bùn. Phía Đông có một sân, chếch về phía bắc có khu để đồ thờ và bên hông có miếu đường.

4.- Kim Tự Tháp Amenemhet I: Pharaoh Amenemhet I là người khai sáng triều đại thứ 12 và trọ vì khoảng 30 năm, thuộc thời vương quốc thứ hai [năm 1975-1640 trước Công nguyên]. Triều đại này Ai Cập cổ đại rất hùng cường, bao gồm cả vùng Hạ Nubia.

Năm 1882 nhà Ai Cập học Maspero lần đầu tiên đi sâu vào bên trong Kim Tự Tháp Tiếp theo vào những năm 1894-1895, hai nhà khảo cổ người Pháp Gautier và Jequier nối tiếp công việc thám hiểm này. Quy mô nhất là chuyến thám hiểm của Viện Bảo Tàng Metropolitan Museum [Newyork] kéo dài từ năm 1902 đến năm 1934.

Vào trong Kim Tự Tháp cũng bắt đầu từ mặt phía Bắc, theo con đường dẫn xuống sâu dưới mặt đất. Con đường này lát gạch granit hồng, cũng tận cùng ở phòng quàn xác ướp Pharaoh. Những khối đá này có dấu vết cho thấy sử dụng lại vật liệu thu hồi từ các Kim Tự Tháp khác như Kim Tự Tháp Khufu, Khafre, Unas, …

Những hành lang có nhiều hình ảnh chạm khắc liên quan đến Pharaoh Amenemhet I. Lõi làm bằng khối đá vôi nhỏ lấy tại địa phương; có độn thêm cát, đá vụn và gạch bùn để lấp các khe hở. Phần xây bên trên làm bằng gạch bùn nên theo thời gian hư hại rất nhiều, hiện nay chỉ còn cao 20m.

5.- Kim Tự Tháp Khentkaues: nằm phía Nam Kim Tự Tháp Neferirkare, được Ludwig Borchardt thám hiểm lần đầu tiên. Ban đầu Borchardt chỉ đánh giá đây là cặp mộ cổ song táng, mãi đến thập niên 1970 đoàn khảo cổ học Tiệp Khắc mới xác định rõ là Kim Tự Tháp của Pharaoh Khentkaues.

Những hình ảnh và k‎ý tự chạm trong Kim Tự Tháp này cho biết nó được xây làm hai thời kỳ. Giai đoạn đầu khởi công trong thời gian Khentkaues dang trị vì [khoảng 10 năm] và tạm ngưng khi vua băng hà. Một thời gian sau mới được vị Pharaoh mới, là người con trai Niuserre của ông, tiếp nối công trình.

Cũng như nhiều Kim Tự Tháp khác ở Abusir, Kim Tự Tháp này cũng bị hư hại nặng: chỉ còn cao 4m. Nhờ sự khảo sát và khai quật của đoàn Tiệp Khắc người ta mới biết đây là một Kim Tự Tháp có lõi làm bằng đá vôi chất lượng cao.

Hành lang dẫn vào bên trong cũng bắt đầu ở vách phía Bắc bằng đá vôi trắng, và cũng dẫn đến phòng quàn Pharaoh. Phòng quàn cũng bằng đá vôi trắng và trên trần là một khối lớn phẳng. Trong Kim Tự Tháp cũng có một phòng quàn nhỏ dành cho hoàng hậu.

Di chỉ khai quật cũng cho thấy bên ngoài có một Kim Tự Tháp nhỏ dùng cúng tế, một sảnh rộng có cột đỡ trần. Tất cả đều nằm phía đông như những Kim Tự Tháp khác.

E.- Quần thể Kim Tự Tháp ở Fayoum:

Nhìn chung các Kim Tự Tháp ở quần thể này bị hư hại nhiều, không còn vẻ uy nghi như Kim Tự Tháp kỳ quan Khufu ở Gizard. Tại đây những di tích còn tương đối là các Kim Tự Tháp Amenemhet I, Amenemhet III, Senusret I, Senusret II, và Meydum.

1.- Kim Tự Tháp Amenemhet I:

Amenemhet I là vị pharaoh khai sáng vương triều thứ 12 của Ai Cập cổ đại, cũng là người mở đầu thời vương quốc giữa [năm 1975-1640 trước Công nguyên] nối thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất [năm 2100-1975 trước Công nguyên].

Nhà khảo cổ đầu tiên đi sâu vào Kim Tự Tháp này là Maspero, vào năm 1882. Đến khoảng năm 1894 – 1895, Gautier và Jequier dẫn một đoàn khảo sát Pháp đến tiếp tục nghiên cứu và đến những năm 1902-1934 lại có thêm đoàn của Viện Bảo Tàng Metropolitan Museum, New York, dưới sự lãnh đạo của Albert Lythgoe và Arthur Mace.

Ở phức hợp Kim Tự Tháp có một đền thờ nhưng đáng tiếc bị một khu nghĩa trang Hồi giáo xây dựng chồng lên trên nên không thể khai quật được. Miếu đường nằm ở phía Đông Kim Tự Tháp, nhỏ và đơn giản hơn miếu đường thời vương quốc cổ.

Đường đắp cao chạy thẳng tắp vào Kim Tự Tháp, qua trung gian một sân chầu. Đặc biệt sân chầu này không có mái như nhiều Kim Tự Tháp khác.

Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch bùn nên khó bền vững với thời gian, hiện chỉ còn cao 20 m so với mặt đất. Lõi Kim Tự Tháp làm bằng đá vôi lấy tại địa phương và mài thô với cát. Tuy nhiên lại có những khối đá granit trang trí hình ảnh thu hồi từ các công trình thời vương quốc về để xây dựng.

Hình như ở phức hợp này không có Kim Tự Tháp phụ để thờ cúng, cũng không có tường bao, như ở nhiều Kim Tự Tháp khác. Nhưng các khai quật tìm thấy trong khu có 22 ngôi mộ của những công nương và bà hoàng. Góc tây nam Kim Tự Tháp có ngôi mộ nghi là của tể tướng Antefiker. Còn phía đông bắc có nhà mồ chưa rõ của ai.

2.- Kim Tự Tháp Amenemhet III:

đây là Kim Tự Tháp thứ 2 của Pharaoh Amenemhet III. Sauk hi công trình Kim Tự Tháp ở Dahshur bị sụp lở sau 15 năm xây dựng, ông cho xây dựng Kim Tự Tháp mới ở Fayoum.

Vào năm 1843 Lepsius đã thử thám hiểm vào trong Kim Tự Tháp, tiếp đến Luigi Vassalli [1883] và Petrie [1889]. Sau nhiều đợt cố công cuối cùng Petrie đi vào đến phòng quàn xác ướp trong đột thám hiểm gia khổ với Wainwright và MacKay.

Kiến trúc này hiện hư hại nhiều, đến mức nền của phức hợp cũng khó xác định chính xác. Nguyên nhân vào thời La Mã cai trị xứ này các vật liệu của Kim Tự Tháp bị lấy đi dùng cho mục đích khác. Lúc ban đầu Kim Tự Tháp này tiêu tốn rất nhiều đá, ước tính khoảng 28.000 mét khối; chính vì điều này nên lọt vào tầm chú ý ‎của quân viễn chinh La Mã. Hiện có nhiều đền thờ cổ ở rải rác Ai Cập lấy đá từ đây để xây dựng.

Kim Tự Tháp này là kiến trúc tiêu biểu cho triều đại thứ 12, lõi xây bằng đá bùn bên ngoài bao bằng đá vôi. Lối vào bằng đá vôi trắng xây ngầm dưới đất, đặt ở mặt Nam Kim Tự Tháp, hơi chếch về góc Đông Nam. Nó dẫn đến một gian phòng nhỏ và kết thúc bằng ngỏ cụt. Trên nóc hian phòng nhỏ này có một cửa bí mật đi lên hành lang thứ 2 [gọi là hành lang bí mật]. Cí một cơ quan vận dụng sức chảy của cát để mở cánh cửa này. Chính hành lang thứ hai này dẫn đến phòng quàn xác ướp của Pharaoh. Lối bố trí độc đáo này khiến các nhà nghiên cứu mất nhiều công sức mới khám phá ra.

 

3.- Kim Tự Tháp Senusret I:

noi theo phụ vương Amenemhet I, Senusret I cho xây Kim Tự Tháp của mình ở Lisht, gần ốc đảo Fayoum. Từ thời cổ Kim Tự Tháp này từng bị đào trộm, đến năm 1882 Maspero nương theo những đường hầm đào trộm này đi vào thám hiểm Kim Tự Tháp.

Theo thư tịch ghi chép, Kim Tự Tháp này xây dựng suốt 22 năm trị vì của vĩ Pharaoh này. Phức hợp Kim Tự Tháp Senusret I cũng có một ngôi đền thờ nhưng về sau bị người La Mã làm nghĩa trang chồng lên. Từ nơi này có con đường đắp cao theo trục Nam-Bắc dẫn đến miếu đường; nó được lót bằng những khối đá vôi nhưng bên trên không lợp mái. Tiếp tục nữa là sân chầu [ở phía Bắc] nằm ngay cổng vào bên trong Kim Tự Tháp. Sân chầu có mái che, đở bằng 24 cột đá vôi. Đặc biệt xung quanh có rất nhiều kim tự tháp nhỏ, một trong số đó là Kim Tự Tháp thờ.

Tuy nhiên khôngt như Kim Tự Tháp của phụ vương xây bằng gạch bùn, Kim Tự Tháp Sunusret I sử dụng đá vôi địa phương. Lõi cũng dùng loại đá vôi này, bao bọc xung quanh là 8 bức tường bố trí xuyên tâm với lõi. Tường xây thô bằng những tảng đá lớn thô kềnh, các khe được tram bằng đá vôi và cát. Các vách có nhiều bức phù điêu chạm các tích truyện theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại.

Cũng theo phong cách thời vương quốc cổ, lối vào cũng ngầm dưới Kim Tự Tháp, nhưng lát đá granit. Nó không đi thẳng mà chệch về hướng Đông Nam như kiểu một vài Kim Tự Tháp của triều đại thứ 5. Buồng quàn xác ướp nằm sâu dượi mặt đất 22-25 m nên đã ngập nước.

4.- Kim Tự Tháp Senusret II:

Senusret II chọn địa điểm xây ktt cho mình ở Hawara gần Fayoum, chứ không phải ở Dahshure của phụ vương [Amenemhet II]. Đền thờ và miếu đường của Senusret II chỉ còn lại những mảnh phế tích, cho thấy nó nằm ở phía đông Kim Tự Tháp và được trang trí bằng đá granit. Phía Đông Nam Kim Tự Tháp tìm thấy nhiều ngôi mộ của các bà hoàng.

Khi xây dựng, các kiến trúc sư đã khéo léo khai thác nguồn đá vôi vàng tại chỗ làm lõi Kim Tự Tháp. Phần bên trên lõi xây bằng đá bùn thành những bức tường đan chéo nhau thành khung cho Kim Tự Tháp. Mặt ngoài được ốp đá granit đen. Cũng theo truyền thống phức hợp này cũng có sân chầu nằm ở cực Nam mặt Nam Kim Tự Tháp. Nơi đây tìm thấy một vài bi k‎ý nói lên tín ngưỡng thờ cúng thần Diêm vương Orisis

Từ thời xưa Kim Tự Tháp này bị đào trộm và phá hủy nhiều dấu vết để nghiên cứu nên mất nhiều tháng ròng Petrie mới tìm ra hành lang dẫn vào trong Kim Tự Tháp. Hành lang dẫn vào có trần vòm, có vẻ quá hẹp so với chiếc quách để trong phòng quàn xác ướp. Điều này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng có một hành lang khác ở mặt nào đó của Kim Tự Tháp. Phòng quàn xác ướp có trần vòm và lát đá granit. Phía trong có chiếc quách bằng đá granit đỏ kê ở đầu cuối phía tây. Góc Đông-Nam phòng quàn có hành lang nhỏ dẫn đến một căn phòng nhỏ khác có bộ hài cốt mà người ta phỏng đoán của vị Pharaoh này.

5.- Kim Tự Tháp Meydum:

còn gọi là Kim Tự Tháp Sneferu Maidum. Nguyên thủy cao 93,5 m; chu vi đáy 147 m; góc nghiêng 51050’35” và xây dựng vào triều đại thứ 3 hay thứ 4. Kim Tự Tháp Maidum là loại Kim Tự Tháp bậc thang có 7 bậc, do thời gian có sự sụp lở lấp các bậc ở bên dưới nên khá giống Kim Tự Tháp hình chóp.

Báo Fox news số 13 tháng 4 năm 2000 có bài viết về Kim Tự Tháp này. Trong đó có đoạn viết: “Cấu trúc ban đầu là Kim Tự Tháp bậc thang, các mặt bậc thang giống như chiếc bánh cưới khổng lồ, theo kiểu “kim tự tháp đầu tiên” nổi tiếng của Pharaoh Djoser ở Saqqara. Sau đó các bậc được mở rộng thêm bằng cách nới nền. Cuối cùng, các bậc thang của nó được bọc bằng lớp vỏ láng trông giống như Kim Tự Tháp đúng nghĩa”[1].

hủ nhân của Kim Tự Tháp này vẫn chưa kết thúc sự tranh cãi nhưng đa số cho là của Pharaoh Sneferu của triều đại thứ 4 [triều đại này kéo dài từ năm 2613 – 2494 trước Công Nguyên] nên còn gọi là Kim Tự Tháp Sneferu Maidum. Nhưng cũng có học giả cho rằng của vì vương cuối cùng triều đại thứ 3, Pharaoh Huni.

Lối dẫn vào Kim Tự Tháp nằm ở mặt Bắc, có 30 bậc thang. Còn hành lang bên trong dẫn đến phòng quàn xác ướp bằng đá vôi, nằm ngang với mặt nền Kim Tự Tháp.

[1] The structure began as a step pyramid, with stair-step sides like a giant wedding cake, in the style of the famous “first pyramid” built at Saqqara for Pharaoh Djoser. Then the steps were expanded by adding another layer. Finally, its steps were encased in a smooth shell to create one of the first true pyramids.

D.- Quần thể Kim Tự Tháp ở Dahshur:

Nằm phía Nam quần thể Saqqara. Nhiều Kim Tự Tháp ở quần thể này chỉ còn lại những phế tích như Kim Tự Tháp Sesostris III hay Kim Tự Tháp Ameny Kemau [phát hiện năm 1957]. Người ta chỉ biết chúng qua những nghiên cứu những dấu vết còn sót lại và qua đó biết được quy mô lúc ban đầu.

Tại quần thể này có một Kim Tự Tháp mặt cong và một Kim Tự Tháp khác được mệnh danh là Kim Tự Tháp đỏ: Kim Tự Tháp Snefru. Đặc biệt, Dahshur có hai Kim Tự Tháp mang tên Amenemhet III: một màu trắng và một màu đen.

1.- Kim Tự Tháp Cong:

Được xây dựng cho Pharaoh Snefru [2680-2565 trước Công nguyên], người khai sáng triều đại thứ IV. Kim Tự Tháp này chỉ là 1 trong 3 [thậm chí là 4] Kim Tự Tháp được xây dành cho vị đế vương này. Một trong 2 Kim Tự Tháp còn lại là Kim Tự Tháp Đỏ [nằm phía bắc] sẽ nói ở dưới.

Kim Tự Tháp này đánh dấu một bước chuyển tiếp từ Kim Tự Tháp bậc thang qua Kim Tự Tháp hình chóp. Nhưng có giả thuyết cho rằng hình cong đó là do muốn hoàn thành nhanh công trình nên thu nhỏ phần ngọn. Cũng có giả thuyết cho rằng vì Kim Tự Tháp xây trên nền địa chất không vững [nền cát và đá phiến sét] nên giữa chừng phải giảm khối lượng.

Kim Tự Tháp này có hai độ dốc: phần dưới độ dốc 520, phần uốn cong bên trên là 4305. Công trình kéo dài hơn 20 năm và huy động nhân lực và vật lực rất lớn. Theo tài liệu cổ thời Pharaoh Snefru thuế má rất nặng nhằm đáp ứng sự ham thích xây nhiều Kim Tự Tháp của ông.

Có hai lối vào bên trong Kim Tự Tháp. Lối thứ nhất nằm ở mặt phía Bắc, cách mặt đất khoảng 12 m dẫn đến gian phòng ở trên. Lối thứ 2 nằm ở mặt phía Tây chỉ cao hơn mặt chút út, dẫn xuống gian phòng bên dưới. Cả hai gian phòng này có kết cấu sàn bằng đá khối dày 4 m.

2.- Kim Tự Tháp Đỏ Snefru:

Nếu màu đỏ củ kỳ quan Kim Tự Tháp Khufu do lớp đá graphit đỏ ốp bề mặt, thì Kim Tự Tháp Snefru khiêm tốn hơn do xây dựng bằng loại đá vôi màu đỏ và hồng nhạt. Công trình này rất đồ sộ, chỉ thua Kim Tự Tháp Lớn Khufu chút ít. Nó cao 104 m, dốc nghiêng 43022” và được đánh giá là Kim Tự Tháp hình chóp ó niên đại cổ nhất hiện nay còn tồn tại.

Cửa vào bên trong cũng ở mặt Bắc như bao Kim Tự Tháp khác, nối với một hành lang dài khoảng 80 m dẫn đến hai gian phòng nằm tách biệt nhau. Ngoài ra còn có một lối đi khác dẫn vào gian phòng thứ 3. Nhưng trong các gian phòng đó không có dấu vết cho thấy từng quàn xác vị Pharaoh này.

3.- Kim Tự Tháp Amenemhet III đen và trắng:

Kim Tự Tháp Amenemhet III đen cao 81,5 m, chiều dài đáy 105 m, góc nghiêng của vách 57°15’50″. Được xây bằng gạch ép đất sét không nung và đá basalt. Ngày nay chỉ còn phần đáy nằm trơ trọi giữa sa mạc.

Kim Tự Tháp Amenemhet III trắng có chiều cao và độ nghiêng không rõ, đáy dài 50 m. Đây là Kim Tự Tháp mặt cong [bent pyramid] và là Kim Tự Tháp xây trên vùng đất tháp nhất so với các Kim Tự Tháp khác [khoảng 10 m trên mực nước biển]. Cộng thêm có một số sai lầm khác về mặt kiến trúc nên Pharaoh Amenemhet III không chọn nơi này làm nơi gửi thi hài: xây một Kim Tự Tháp khác ở Hawara.

Tác phẩm đầu tiên viết về Kim Tự Tháp này được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Perring, người đã bỏ nhiều thời gian và công sức vào đây. Công trình cho biết miếu đường nối với Kim Tự Tháp bằng một lối đi nhỏ hẹp. Bên cạnh miếu đường có một sân rộng với 18 cột bằng đá granit. Lối vào bên trong cũng nằm mặt bắc và nối với một hành lang. Hành lang này kết thúc ở khu dự kiến dành cho các hoàng hậu. Phía bên phải hành lang này có một hành lang ngắn khác dẫn đến tiền sảnh và phòng dự kiến quàn xác ướp Pharaoh.

4.- Kim Tự Tháp Ameny Kemau:

Được đoàn nghiên cứu Mỹ phát hiện năm 1957. Nó là một Kim Tự Tháp nhỏ và trong tình trạng hư hại nặng nề, nằm phía Đông Nam bờ hồ cổ Dahshure. Khi khai quật các bình chứa hài cốt mới biết đây là Kim Tự Tháp của Pharaoh Ameny Kemau, một vì vua ít tên tuổi thuộc triều đại thứ 13 [thời kỳ trung gian thứ 2, đất nước Ai Cập suy yếu]. Đến năm 1968, Maragioglio và Rinaldi mới nghiên cứu sâu thêm về cấu trúc của Kim Tự Tháp này.

Kim Tự Tháp Ameny Kemau cao 50 m, phần trên của kiến trúc gần như bị phá hủy toàn bộ. Dấu vết còn lại cho thấy lối vào nằm ở mặt Đông hơi chếch về hướng Bắc, nối với một hành lang dẫn đến nhiều gian phòng nhỏ trước khi được tiếp nối bằng lối đi có bậc thang dẫn ra hướng Bắc. Cuối lối đi này là phòng quàn xác ướp vị Pharaoh.

5.- Kim Tự Tháp Senusret III:

Được Morgan phát hiện vào khoảng thời gian 1894-1895. Nằm về phía Đông Bắc Kim Tự Tháp Đỏ Snefru.

Kim Tự Tháp này có nhiều dị biệt tôn giáo với các Kim Tự Tháp khác và là mốc đánh dấu một xu hướng xây dựng Kim Tự Tháp mới. Thường miếu đường và đền thờ được dựng phía Đông Kim Tự Tháp, nhưng trường hợp này nằm ở phía Nam. Lõi Kim Tự Tháp thường là khối đá nhưng với Senusret III xây bằng gạch bùn ép tạo thành những bậc thềm rộng.

Lối vào lại nằm ở sân lát gạch phía tây Kim Tự Tháp, chếch về phía góc Tây Bắc. Từ đó có một hành lang dốc xuống dẫn vào Kim Tự Tháp theo hướng Đông Tây. Sau đó hành lang này quẹo sang hướng Nam và dẫn đến tiền sảnh và phòng quàn xác ướp Pharaoh.

Phía Bắc Kim Tự Tháp ông Morgan còn phát hiện thêm các ngôi mộ của các bà hoàng. Người ta cho rằng phần trên các ngôi mồ đó [nay đã hư mất] là gò mộ có hình Kim Tự Tháp.

G.- Thung lũng các vì vua:

Là nơi suốt 500 năm làm nơi an táng các pharaohs và quý‎ tộc quyền thế từ triều đại thứ 18 đến triều đại thứ 20 [thời vương quốc mới]. Có nghĩa là thời đại Kim Tự Tháp đã chấm dứt.

Thung lũng này nằm ở bờ tây sông Nil, tâm là vùng mộ địa Theban và băng chéo qua Thebes [nay gọi là Luxor].

Từ cuối thế kỷ 18, nơi này trở thành tâm điểm thu hút các nhà khảo cổ học và Ai Cập học khắp thế giới. Nó càng gây ồn ào trong giới học giả hơn khi khám phá ra ngôi mộ của Tutankhamun. Đến năm 1979, khu này được công nhận Di Sản văn Hóa Thế Giới.

Ở đây đã phát hiện khoảng 60 ngôi mộ, niên đại cao nhất là mộ của Thutmose I và sau cùng là mộ của Ramesses X [cũng có thể là XI]. Thung lũng chia làm 2 vùng Đông và Tây; được tham quan nhiều nhất là vùng phía Đông vì tại đây phát hiện đa số các ngôi mộ của những pharaohs thời Vương quốc mới. Cũng nói thêm cuốn Tử Thư [cuốn kinh có niên đại thấp nhất] được phát hiện tại Thung lũng này.

Hầu hết các ngôi mộ đều khoét vào trong đá vôi theo một mô hình chung khá giống Kim Tự Tháp: có ba hành lang, một tiền phòng và một phòng quàn xác ướp [người Việt hay gọi là tẩm]. Chính yếu tố này cho thấy tín ngưỡng Kim Tự Tháp bị thay thế không phải vì có thay đổi về quan điểm tôn giáo, mà chủ yếu do hoàn cảnh kinh tế xã hội thời này có nhiều bất ổn. Lúc ấy quyền lực bị phân tán[1] và cuối cùng kết thúc vương quốc Ai Cập bằng sự đô hộ của người Hy Lạp và La Mã [thời La-Hy].

Thời gian xây dựng mỗi ngôi mộ cũng ngắn đi rất nhiều [lâu nhất là 6 năm] và cũng khởi đầu từ lúc một vị tân pharaoh đăng quang. Qua triều đại thứ 21 và thời kỳ chuyển tiếp thứ 3, nhiều ngôi mộ nơi này bị cướp phá và xác ướp bị di chuyển đi nơi khác.

1.- Thám hiểm Thung lũng các vì vua: việc thám hiểm khu vực này được bắt đầu từ phong trào săn tìm đồ cổ, sau đó giới khoa học mới vào cuộc và nghiên cứu hướng bảo tồn. Trước thế kỷ 19 con đường đi từ Châu Âu đến Thung lũng rất khó khăn và tốn kém, chỉ có những người hết sức táo bạo mới đủ dũng khí thực hiện. Dữ liệu có ghi chép vào năm 1726 có một người tên Claude Sicard đến đây, nhưng những ghi chép còn mù mờ nên chẳng rõ đúng là Thung lũng các vì vua hay chỉ là khu Kim Tự Tháp Memphis. Mãi đến năm 1747, Sicard cùng với Richard Pococke được thừa nhận đã đến Thung lũng này nhờ công bố tấm bản đồ khu vực. Năm 1799, đoàn thám hiểm Napoléon hoàn chỉnh tấm bản đồ này và vẽ các sơ đồ những ngôi mộ nhưng chỉ là vùng phía Tây ít di chỉ.

Suốt thế kỷ 19, các đoàn thám hiểm Châu Âu không ngừng nghiên cứu vùng này. Đầu thế kỷ này, Belzoni, làm việc cho công ty Henry Salt, phát hiện ra nhiều ngôi mộ; năm 1816 tìm ra mộ Seti I và năm sau là ngôi mộ mang ký‎ hiệu KV17.

Năm 1827, John Gardiner Wilkinson được cho là người đã vẽ lối vào các ngôi mộ mã hóa từ KV1 đến KV21 [dù trên các bản đồ của ông ghi chú đến 28 ngôi mộ]. Công trình này được công bố năm 1830 với nhan đề The Topography of Thebes and General Survey of Egypt [Địa Hình vùng Thebes và Quan Trắc Tổng Thể Ai Cập].

Năm 1829, Champollion đích thân thăm viếng Thung lũng cùng với Ippolitio Rosellini. Chuyến đi này kéo dài hai tháng để nghiên cứu các ngôi một đã bị khai mở [chỉ thực hiện với 16 ngôi mộ]. Giá trị của chuyến đi này là xác định chủ nhân từng ngôi mộ và mô tả lại những nghiên cứu hiện vật. Tại ngôi mộ mã số KV17 hai người đã lấy đi một bức vách có hình trang trí mà hiện nay đang trưng bày tại viện Bảo tàng Louvre, Paris.

Trong 1845 – 1846 Thung lũng được thám hiểm bởi đoàn Carl Richard Lepsius, họ nghiên cứu 25 ngôi mộ ở phía Đông và 4 ở phía Tây. Nửa thế kỷ 18 còn lại có rất nhiều nhóm tìm đến Thung lũng này với mục đích tìm cổ vật hơn là nghiên cứu; chẳng hạn như nhóm Eugéne Lefébre năm 1883, Jules Balliet và George Bénédite năm 1888, Victor Loret từ năm 1898 đến năm 1899, …. Nạn săn tìm này cũng góp phần hiểu biết thêm về ngôi mộ mã số KV9 và KV6. Riêng Loret đã góp thêm vào danh sách 16 ngôi mộ mới và thám hiểm nhiều ngôi mộ lúc ấy còn trong màn bí ẩn.

Đến khi Gaston Maspero được tái bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan Cổ vật Ai Cập [Egyptian Antiquities Service], tính chất thám hiểm vùng Thung lũng có diễn biến mới. Maspero bổ nhiệm Howard Carter làm chánh thanh tra vùng Thượng Ai Cập, và chàng trai trẻ này phát hiện thêm nhiều ngôi mộ mới cùng thám hiểm nhiều ngôi mộ khác, trong đó có mộ mang mã số KV42 và KV20.

Qua thế kỷ 20, một người Mỹ Theodore Davis tên là được cấp phép khai quật khu vực Thung lũng. Đoàn của ông ta [chủ yếu do Edward R. Ayrton chỉ huy] tìm thêm được nhiều ngôi mộ mới [vừa của hoàng tộc, vừa không thuộc hoàng tộc], quan trọng nhất là các ngôi mộ mã số KV43, KV46 và KV57. Năm 1907 đoàn này phát hiện thêm mộ KV55, có lẽ thuộc thời kỳ Amarna. Sau khi tìm ra ngội mộ của dòng họ Tutankhamun [KV61], đoàn này tuyên bố cả Thung lũng đã được khai quật hết rồi. Đó là tuyên bố sai lầm vì Howard Carter nối tiếp khám phá thêm mộ khác của dòng họ Tutankhamun [KV62] vào tháng 11 năm 1922.

Cuối thế kỷ 20, Dự Án Lập Bản Đồ vùng Thaben [Theban Mapping Project] phát hiện thêm quy mô của ngôi mộ KV55, ngôi mộ này từ đó được coi là ngôi mộ bề thế nhất từng được phát hiện và có thể là nơi an táng các con trai của Ramesses II. Nơi này rồi nơi khác trong khu vực phía Động và phía Tây, đoàn còn tìm ra nhiều ngôi mộ mới.

Năm thứ nhât của thế kỷ 21 được đánh dấu bởi các dấu vết nhiều ngôi mộ nhờ công của cơ quan Dự Án Lập Bản Đồ vùng Thaben [Theban Mapping Project]. Ngày 08 tháng 02 năm 2006, các nhà khảo cổ người Mỹ đã phát lộ một ngôi mộ thuộc kỷ nguyên pharaoh [KV63]. Đây là một ngôi mộ pharaoh của dòng họ Tutankhamun thuộc triều đại thứ 18; trong đó 5 xác ướp còn nguyên vẹn nằm trong quách. Bên cạnh còn nguyên các mặt nạ xác ướp và các bình đựng phủ tạng còn nguyên dấu niêm của các pharaohs.

2.- Trang trí và di vật trong các ngôi mộ: Hình trang trí trong các ngôi mộ hết sức đa dạng, chủ yếu là các kinh thư tôn giáo khắc trên vách hầm mộ và quách đựng xác ướp [chúng được tập hợp lại thành cuốn Tử Thư]. Phong cách này không khác với truyền thống Kim Tự Tháp. Dưới đây là một vài bức hình:

Ba vị thần này có liên quan đến việc dẫn dắt người chết qua thế giới mới.

Đây không thuần túy là hình vẽ minh họa mà là một thứ chữ cổ của Ai Cập. Việc giải mã chúng có khá nhiều điều lý‎ thú sẽ nói đến ở phần sau.

Ngoài ra còn thấy có những cái vò đựng nội tạng của xác ướp [lối ướp xác của Ai Cập moi hết não và phủ tạng ra, chúng đựng trong các vò kê gần quách đựng xác ướp]

Mặt nạ xác ướp không hề thiếu theo nghi lễ của Ai Cập cổ đại

Cùng với tượng vị Pharaoh chủ nhân ngôi mộ và hoàng hậu [nếu có].

3.- Các ngôi mộ Pharaohs nổi tiếng ở Thung lũng các vì vua:

– Mộ Ramesses III: ngôi mộ của ông có biệt danh “Lăng Hạc Cầm Tử” do bên mộ có hai bức tượng thần trông giống người đang chơi đàn hạc [harp]. Dọc hành lang chính có 10 gian phòng cất đồ tế tự cho vị vua này.

–  Mộ Ramesses IV: mộ có hành lang bằng đá trắng dẫn thẳng xuống phòng quàn xác ướp. Nóc gian phòng này có hình ảnh nữ thần Nut. Nắp quách bằng đá granit hồng trang trí hình thần Isis và Nephthys, là hai vị hộ thần canh giữ xác ướp theo tín ngưỡng Ai Cập cổ đại.

–  Mộ Ramesses IX: có hai cầu thang dẫn xuống ngôi mộ đều trang trí hình vị Pharaoh này đang cầu nguyện trước dĩa biểu tượng Mặt trời, hai bên vua là 2 vị thần Isis và Nephthys theo bảo vệ. Mộ có ba hành lang đều dẫn đến tiền phòng của nơi quàn xác.

–  Mộ Ramesses VI: vốn do Ramesses V. Mộ có 4 phòng, phòng thứ 4 có dựng thêm cột quàn xác ướp Ramesses VI. Trong mộ chạm nhiều kinh thư tôn giáo, phòng thứ tư khắc Tử thư vào các cột cùng cảnh các nữ thần trên thiên giới.

–  Mộ Merneptah: lối xuống dốc đứng theo phong cách tiêu biểu của triều đại thứ 19. Lối vào có hình hai vị thần Isis và Nephthys đang cầu nguyện trước Dĩa Mặt Trời. Hành lang có chạm kinh thư tôn giáo. Nắp quách làm bằng đá granit hồng chạm hình pharaoh  Merneptah theo hình dáng thần Osiris.

–  Mộ Seti I: là mộ dài nhất hiện tìm thấy [100m]. Trong mộ có 11 phòng, chạm đầy kinh thư và hình ảnh thần linh. Phòng hậu có chạm hình Nghi Thức Khai Miệng [giống nghi thức phạn hàm của người Việt]. Đây là một nghi thức quan trọng giúp người quá cổ không phải đói khát khi đi qua thế giới bên kia.

–  Mộ Tuthmose III: mộ nằm mút phía Tây Thung lũng và là mộ có niên đại cổ nhất ở nơi này. Phòng quàn xác ướp hình bầu dục có nhiều hình ảnh hơi khác lạ so với truyền thống. Ngoài ra còn có hai phòng nhỏ trang trí hình ảnh các tinh tú.

–  Mộ Amenhotep II: cầu thang đi xuống khá dốc và một hành lang dẫn thẳng đến phòng quàn. Trong phòng quàn, một bên tường có xác ướp của Tuthmosis IV, Amenhotep II và Seti II; bên mặt tường kia có 9 xác ướp khác chưa xác định được thân thế.

Di sản Ai Cập này vẫn còn và chúng là đối tượng gây hao tốn rất nhiều giấy mực. Có lẽ trên thế giới Kim Tự Tháp là công trình nhân tạo gây nhiều tranh cãi nhất. Không chỉ chúng là bài toán đố về mặt kiến thức xây dựng, mà bên trong còn hàm chứa một nền văn minh hiện đang bị phai mờ.

Giải mã chúng biết đâu sẽ giúp hé mở câu hỏi nguồn gốc các nền văn minh nhân loại khác. Và loài người biết đâu chẳng tìm được câu trả lời chung về nguồn gốc của mình.

Các giả thuyết xây dựng Kim Tự Tháp

Qua các Kim Tự Tháp khảo sát ở bài 2, rõ ràng không phải tất cả các Kim Tự Tháp đều đồ sộ làm choáng ngợp mọi người. Có những Kim Tự Tháp xây dựng bằng gạch bùn và nhiều Kim Tự Tháp quy mô không to. Thế nhưng câu hỏi ai và làm thế nào xây dựng Kim Tự Tháp vẫn là đề tài đến tận ngày nay còn tranh cãi. Câu hỏi đó thật tế tập trung vào Kim Tự Tháp Lớn [tức Kim Tự Tháp Khufu , hay còn gọi là Kim Tự Tháp Đỏ] ở khu quần thể Giza.

Cần nhắc lại Kim Tự Tháp Khufu, do tể tướng Hemon chỉ huy xây dựng trong khoảng thời gian 14-20 năm, cao 146,6 m; tương đương tòa nhà 50 tầng và nặng khoảng 5,9 triệu tấn. Người ta ước tính Kim Tự Tháp chính và các Kim Tự Tháp nhỏ ngốn mất chừng 2.500.000 m3 đá. Như thế , từ lúc dọn mặt bằng đến khi công trình hoàn tất với thời gian khảo cứu như nói trên, với một người thợ mỗi năm làm 350 ngày [vì có ngày nghỉ do lễ lạc], mỗi ngày làm việc 12 giờ, số người tham gia xây dựng được huy động hết sức đông đảo [cho dù là sử dụng nô lệ đi nữa]. Khả năng huy động này nói lên yếu tố trung ương tập quyền cao độ của xã hội Ai Cập Cổ đại và lý‎ giải vì sao khi sự tập trung quyền lực đó không còn nữa thì thời đại Kim Tự Tháp cũng chấm dứt để thế vào là Thung lũng các vì vua.

Quả thật, với công cụ và phương tiện kiến trúc phổ thông thời đó, việc xây dựng Kim Tự Tháp Khufu vượt khỏi trí tưởng tượng của loài người. Đến nỗi rất nhiều người không

tin dân tộc Ai Cập cổ đại có thể làm được, mà do một nền văn minh khác có trình độ không thua kém chúng ta ngày này dựng lên, thậm chí có người tin đó là công trình của người ngoài Trái đất. Dĩ nhiên những ước đoán đó không đủ cơ sở chứng minh và thực tế diễn biến từ cao đến thấp của các loại hình Kim Tự Tháp bác bỏ. Lời bác bỏ sẽ trở nên thuyết phục khi chứng minh được các Kim Tự Tháp được xây dựng lên bằng chính các phương tiện đương đại của thời ấy. Chính điều này đã dấy lên một trào lưu nghiên cứu cách thức người Ai Cập cổ đại xây dựng chúng.

A.- Cơ sở của các nghiên cứu phương thức kiến trúc Kim Tự Tháp

Cơ sở của các nghiên cứu trong trường hợp này là những điểm li kỳ ở Kim Tự Tháp Khufu. Chúng là những sự kiện khiến người ta vừa hoài nghi vừa thán phục trình độ xây dựng của một dân tộc cổ đại cách nay trên 4.500 năm[1] [một khoảng thời gian quá lớn so với đời người ngắn ngủi khó vượt quá ba vạn sáu ngàn ngày]. Để có một vài hình ảnh so sánh, chúng ta mượn một vài niên biểu: Phật Thích Ca đản sinh năm 544 trước Công nguyên, Lão Tử giáng thế năm 471 trước Công nguyên, Khổng Tử năm 491 trước Công nguyên và Chúa Jesus phải hơn 2500 năm sau mới giáng sinh. Riêng ở Việt Nam, thời kỳ lập quốc của Hùng Vương, dù chỉ là truyền thuyết, vẫn chưa ra đời.

Chỉ riêng việc tổ chức làm việc với quy mô công trình như thế ngay cũng đủ chứng tỏ xã hội Ai Cập thời cổ đại có tổ chức cao và trình độ phân công lao động hết sức khoa học. Bỏ qua yếu tố xã hội, công trình vĩ đại Kim Tự Tháp thu hút sự chú ‎ của nhiều giới khoa học gia ở những điểm sau:

1.- Vật liệu xây dựng: các khối đá.

Khối đá ở đáy Kim Tự Tháp Khufu có trọng lượng trung bình 2,5 tấn với kích thước thường thấy 1,17×1,17×0,73 m mỗi khối. Dĩ nhiên càng lên cao các khối đá có kích thước nhỏ dần

Tại các mỏ đá, người ta dùng cát cưa ra thành từng khối theo yêu cầu kích thước. Sau khi khai thác từ các mỏ đá, các khối đá được đẽo bằng đục làm bằng đồng để làm phẳng mặt. Nếu không chúng chẳng thể chồng khít vào nhau khi đưa vào xây dựng. Để có được lượng đá như thế số lượng đồng chế tác đục [đồng mềm nên dễ hỏng] không nhỏ và lực lượng lao động cho công việc này cũng khổng lồ không kém. Vì thế, việc xây dựng Kim Tự Tháp không chỉ đóng khung nơi công trình, mà nó có tác động rất rộng đến toàn xã hội như lượng đồng cung ứng làm công cụ, và nhất là lượng lương thực cần thiết nuôi những công nhân.

Chắc chắn các mỏ đá không nằm sát bên nơi xây dựng Kim Tự Tháp, chí ít loại đá có sẳn ở địa phương cùng nằm cách xa nhiều cây số. Với địa hình vùng Thung lũng sông Nil như thế và trong điều kiện trình độ cơ giới hạn hẹp, bài toán vận chuyển cũng làm người ta đau đầu không ít.

Gần đây có một vài nghiên cứu cho rằng các khối đá đó không là đá tự nhiên mà là khối vật liệu đúc theo kiểu đúc bê-tông[1]. Theo Joseph Davidovits, khối đá đó được đúc từ loại đất sét chứa vôi vốn sẳn có ở địa phương. Đất sét này nhào trộn với nước và gia thêm chất kết dính là khoáng natron và vôi. Hỗn hợp này cho vào khuôn và tự đông cứng thành đá và cứng chẳng kém đá tự nhiên. Ông và đồng sự đã tiến hành thử nghiệm, kết quả chứng minh lý‎ thuyết này có tính thuyết phục.

Ngày 30 tháng 11 năm 2006, tạp chí khoa học Journal of the American Ceramic Society [Tập san Hội Gốm Sứ Hoa Kỳ] công bố nghiên cứu vi thành phần ở khối đá lấy từ Kim Tự Tháp cho thấy có silic kết hợp với nhiều nguyên tố khác như calci và magné. Những thành phần này không hề có trong đá vôi tự nhiên ở địa phương. Phân tích này góp phần củng cố thêm lý‎ thuyết của Joseph Davidovits.

Dù có phủ nhận nguồn gốc đá tự nhiên, nhưng với thành tựu như vậy làm con người phải bái phục khía cạnh khác : trình độ công nghệ vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên phần đá granit đỏ ở trong lõi và mặt ốp ngoài của Kim Tự Tháp vẫn phải khai thác từ các mỏ đá về. Hiện nay các nhà khoa học như giáo sư Gilles Hug, thuộc Cơ quan Nghiên cứu Hàng Không và Không gian Pháp [L’Agence Nationale de la Recherche Aérospatiale], và giáo sư Michel Barsoum, thuộc Đại học Drexel ở tiều bang Philadelphia, cho rằng các Kim Tự Tháp ở Giza dùng hai loại đá «vôi»: một loại lấy từ các mỏ đá và một loại nhân tạo. Nói khác đi bài toán khai thác và vận chuyển đá từ mỏ đến công trường vẫn chưa hoàn toàn bị loại bỏ.

 

2.- Bài toán vận chuyển: từ mỏ đá vượt chặng đường xa xôi trong điều kiện gần như đường sá chưa có, trừ con sông Nil làm thủy lộ. Nhưng từ mỏ đá ra sông Nil và từ sông Nil vào khu xây dựng là một bài toán nan giải. Phải mất nhiều công sức các nhà khoa học mới vạch ra một số giả thuyết cho bào toán này [sẽ nói ở phần C]

3.- Bài toán đưa các khối đá vào xây dựng

Việc vận chuyển vốn là một kỳ công, việc nâng các khối đá đó lên [không tính giả thuyết nó được đúc] cả là một vấn đề nan giải gấp bội. Cũng nần nói thêm khối đá cuối cùng phảo vượt lên độ cao 145 m của Kim Tự Tháp. Cho dù khối đá ở đỉnh có nhỏ và nhẹ hơn thì chúng cũng phải nặng cả tấn : đưa một tấn vật liệu lên độ cao như thế với phương tiện kỹ thuật thô sơ không phải là bài toán dễ có lời giải đáp.

Rất nhiều giả thuyết dựa trên điều kiện kỹ thuật thời đó được đề xuất, nhưng hình như chưa có lời giải hoàn hảo nào. Phần sau sẽ khảo sát nhiều hơn các giả thuyết này, ví dụ : các giả thuyết dùng giàn dốc [ramp] để đẩy lên, giả thuyết dùng dây và ròng rọc kéo lên, … Trong bài sẽ dành một mục [phần D] nói về vấn đề khá dài dòng này.

4.- Xác định phương hướng và kích thước chính xác :

Không riêng gì Kim Tự Tháp Khufu, nhiều Kim Tự Tháp khác các mặt hướng về 4 phương chính. Mặt phía Bắc rất quan trọng vì phần đông các cửa vào bên trong Kim Tự Tháp trỗ ra hướng này, và ống thông «dẫn Pharaoh lên trời» cũng nằm ở mặt Bắc để trực chỉ lên vùng có chòm sao Bắc đẩu. Các khảo sát cho thấy trục bắc-nam của Kim Tự Tháp Khufu chỉ lệch chưa tới 3 phút [chính xác là 2′ 28”] và các cạnh đáy của nó cũng có sai số rất nhỏ. Rõ ràng công trình sư của Kim Tự Tháp hẳn có một phương pháp tính toán hết sức chính xác với những công cụ đo đạc thô sơ.

Otto Neugebauer đề xuất một giải pháp giả thuyết hết sức đơn giản và phù hợp với điều kiện thời đó cho vấn đề xác định phương hướng của Kim Tự Tháp :

Trên mặt bằng dự kiến xây dựng Kim Tự Tháp, họ làm một kim tự tháp mẫu bằng gỗ hay bằng đá, nhỏ nhưng có trục Bắc Nam thật chính xác. Căn cứ vào các cạnh của kim tự tháp mẫu họ xác định hai đường chéo cho Kim Tự Tháp. Từ đó họ dùng phương pháp hình vuông xác định 4 góc và sau đó là các cạnh đáy. Xác định xong họ dời kim tự tháp mẫu đi và xây dựng lên khoảng nền đó.

Vậy việc xác định trục Bắc-Nam cho kim tự tháp mẫu tiến hành như thế nào? Họ dựa vào bóng Mặt trời vào nhiều thời điểm trong ngày. Trước tiên họ xác định trục Bắc-Nam sao cho có độ chính xác tương đối cao nhất. Rồi họ vạch hai đường thẳng của cạnh xuôi theo hướng Bắc Nam. Nếu trục bắc nam chính xác thì bóng ngã mặt trời của đỉnh kim tự tháp sẽ tạo một cung tròn cắt hai đường này [vì Mặt trời di chuyển biểu kiến theo hướng Đông-Tây] và đối với gai đường theo trục Đông-Tây thì bóng ngã không bao giờ vượt qua phạm vi. Dựa vào đó họ điều chỉnh kim tự tháp mẫu sao cho đạt độ chính xác cao nhất: vòng tròn này thực sự là cung của vòng tròn. Phương pháp này thực hiện vào những tháng mùa đông dễ dàng nhất vì lúc đó Mặt trời thấp hơn đường chân trời.

Một góc độ toán học khác hết sức quan trọng: độ nghiêng và dáng hình chóp của Kim Tự Tháp. Thực tế cho thấy các Kim Tự Tháp rất cân đối về các mặt; điều này đòi hỏi có sự giám sát rất chặt chẽ và khoa học. Nếu không, một công trình to lớn như thế sẽ bị xiêu lệch hay méo dạng, nhất là ở các cạnh gờ. Một trong những điều kiện để bảo đảm là phương pháp xác định tọa độ địa lý‎ từng điểm [ví dụ dùng định vị tọa độ toàn cầu như ngày nay]. Khi xác định được điều này mới kịp thời điều chỉnh các sai lệch. Người Ai Cập cổ đại làm thế nào thực hiện đòi hỏi toán học cao như thế này ?! Thực ra những khái niệm cao cấp đó còn xa lạ với người Ai Cập, bù lại họ có phương pháp thực dụng khá độc đáo.

Người Ai Cập cổ đại giải quyết việc này bằng phương pháp xác định góc vuông. Họ không biết định lý Pythagore, nhưng kinh nghiệm dạy họ bộ ba con số 3:4:5 giúp xác định ra góc vuông [sau này người ta gọi là bộ ba Pythagore][1].

Dữ liệu ghi lại cho biết các pharaoh có những vị quan chuyên lo đo đạc đất dai gọi là harpedonaptai. Các vị này luôn mang theo vòng dây thắt nút theo tỷ lệ 3:4:5. Căng vòng dây này sẽ cho một tam giác vuông, và như thế góc vuông đã được xác định. Chính góc vuông này xác định vị trí các góc của Kim Tự Tháp, góp một phần không làm méo nó.

Còn về góc nghiêng. Theo Franz Löhner góc nghiêng được xác định trước với độ chính xác tối đa có thể đạt được ngay trên khối đá tại khu chế tác đá tại công trường nhờ vào một dụng cụ bằng gỗ đo đạc.  Khi đưa vào vị trí xây dựng, nó lại được kiểm tra và xác định góc độ đặt để. Việc kiểm tra ở công trường được thừa nhận khi chiều dàu các cạnh như ngau và có góc vuông. Nếu có sai số, khối đá bị thay thế hay cắt gọt cho chính xác hơn.

Để tiện trình bày, ở đây xin nói quan các đơn vị đo chiều dài của người Ai Cập cổ đại. Họ có thang đo lường rất lạ, không dùng theo hệ thập phân. 1 cubit = 52.4cm [Meh Nesut] = 7 palm = 28 fingers. Suy ra, 1 palm = 7.48cm [Shesep hay Shep]; 1 finger = 1.87cm [Yeba hay Zebo].

Tài liệu toán học Rhind chép trên giấy cói [Papyrus] có mô tả cách xác định các góc của khối đá chế tác ở mỏ dùng các đơn vị đo nói trên. Người Ai Cập dùng một thứ đơn vị khác gọi là seked [seqt, seqed hay sqd] để xác định các góc. Cách đo góc của họ không dựa vào cung độ của góc, mà dựa vào tỷ số chiều cao so với seked. Như hình trên 1 seked tương ứng với 1 cubic, đó là góc cần tính toán.

Như thế khi ra mệnh lệnh chế tạo đá họ sẽ dùng các tỷ lệ này để thông báo. Chằng hạn với độ nghiêng của Kim Tự Tháp Khufu họ sẽ ra lệnh độ nghiêng khối đá mặt ngoài là seked = 5½ palms [tương ứng 51°50’24”]. Đến đây chúng ta hiểu vì sao các Kim Tự Tháp có độ nghiêng tính theo góc hiện đại rất nhiều số lẻ.

5.- Vấn đề nhân lực: điều trước tiên cần lưu ý: vào thời xây dựng Kim Tự Tháp nhiều nền văn minh lớn khác trong lịch sử nhân loại còn đang thời kỳ bộ lạc bán khai. Có hình dung như thế mới thấy hết tầm vĩ đại của dân tộc Ai Cập cổ đại đối với thế giới thời bấy giờ khi huy động một khối nhân công khổng lồ.

Như trên đã trình bày, có một số đá được khai thác từ các mỏ mang về. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Heribert Illig và Franz Löhner có 6700 thợ cả và nghệ nhân có tay nghề cao tham gia xây dựng Kim Tự Tháp Khufu, con số này không tính những lao động phổ thông hay tay nghề thấp[2]. Con số này có thay đổi theo từng thời điểm và dựa vào giả thuyết thời gian xây dựng 10-15 năm. Tóm lược những tính toán của 2 tác giả này như sau :

a] Nhân công tại các mỏ đá: Mỏ đá ở Giza : tính trung bình mỗi ngày mỏ đá này cung cấp 431 khối, làm tròn số lên 500. Tính sức người cứ mỗi giờ một đội 8 người [số người cần thiết để sử dụng đòn bẩy] để bẩy khới đá lên khỏi nền đá gốc bằng đòn bẩy bằng gỗ; phải cần đến 25 đội tức 25×8=200 người. Số lượng đá này cần 80 xử l‎ý và 130 người vận chuyển ra khỏi khu mỏ. Tổng cộng 410. Với phương pháp tính như trên, mỏ ở Tura cần 380 người ; mỏ Aswan cần 380 người. Tính chung việc khai thác đá cần 1170 người.

b] Vận chuyển đến công trường:  bài toán của hai tác giả dựa vào thủy lộ sông Nil. Mỗi ngày mỏ Tura cung ứng 69 khối đá, nghĩa là mỗi ngày có một đội tàu vận chuyển 7 chiếc xuất bến, cần: 105 người vận hành bè, 15 người phụ trợ, 140 người lai dắt và 20 giám sát. Tổng cộng 280 người xuất bến mỗi ngày. Tương tự đội tàu từ mỏ Aswan mỗi ngày có một đội tàu xuất bến, cần 480 người. Con đường thủy lộ từ Tura đến công trình dài 6-7 km nên chỉ cần một đội tàu ; nhưng với mỏ Aswan mất 20 ngày mới đến nơi nên số lượng đội tàu phải tương ứng. Bên cạnh, số người làm công việc cung ứng và dịch vụ cho các đôi tàu ước tính cần 50.

c.- Vận chuyển trên bộ đến công trường: mỗi ngày mỏ Giza tại địa phương cung ứng 500 khối đá, giả thuyết dùng xe trượt để kéo cần đến 720 thợ kéo và 80 người phục vụ [tổng cộng 800 người]. Ngoài ra còn tính vận chuyển bộ từ bến tàu về công trình, mất 220 nhân công. Nhìn chung làm việc vận chuyển này có 1020 người mỗi ngày.

d.- Khu chế tác đá tại công trường Kim Tự Tháp. Việc chế tác đá được thực hiện ngay trên công trường để các kiến trúc sư kịp thời ra mệnh lệnh chế tác và điều chỉnh. Ở đây cần 300 thợ đá, 300 người lo việc hậu cần, 100 thợ rèn chế tác công cụ và 120 giám sát công việc [1020 người]. Chế tác xong vận chuyển đến chân Kim Tự Tháp cần thêm 300 nhân công.

e.- Nhân lực xây dựng : chuyển các khối đá đá vôi lên sườn Kim Tự Tháp cần 880 thợ, vận chuyển đá granit lên cần 200 người, làm công việc xây dựng 820 người [mất 1700 nhân công]

Dĩ nhiên dây chỉ là những con số khô khan. Cách tính toán của hai tác giả có những luận điểm l‎ý thú mà khuôn khổ bài này không thể nói hết. Thế nhưng từ những con số này chúng ta thấy xã hội Ai Cập cổ đại có một trình độ tổ chức cao. Hãy tượng tượng Vạn Lý‎ Trường Thành tuy đồ sộ nhưng mức độ kỹ thuật kém xa Kim Tự Tháp, hơn nữa lại xây dựng sau Kim Tự Tháp khoảng 2000 năm. Lịch sử ghi lại chính việc xây dựng Vạn Lý‎ Trường Thành là một trong những động lực làm sụp đổ nhà Tần [dân chúng ai thán sinh nổi loạn], ngược lại sau Kim Tự Tháp Khufu còn nhiều Kim Tự Tháp khác nữa. Suy nghĩ yếu tố này cho thấy định chế xã hội Ai Cập cổ đại còn cần nhiều nghiên cứu soi sáng thêm, chứ không chỉ là hình ảnh uy nghi của Kim Tự Tháp mà thôi.

B.- Các giả thuyết của những nhân vật thời xưa:

Điều thú vị ở Kim Tự Tháp nằm ở điểm chúng không chỉ gây tò mò giới học giả phương Tây từ khi đất Ai Cập nằm dưới quyền cai trị của Liệt Quốc Âu Châu, từ thời Thiên niên kỷ thứ 1 đã có nhiều người quan tâm rồi. Vào thế kỷ thứ 7 nhà toán học Thales đã áp dụng phép tính tam giác lượng để đo chiều cao của kim tự tháp dựa vào bóng của nó chiếu xuống đất bởi ánh sáng Mặt trời[3]. Tuy nhiên trước đó mấy thế kỷ đã có người viết về các xây dựng kim tự tháp: Diodorus Siculus [thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên] và Herodotus [thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên].

Theo Diodorus Siculus : các khối đá được mang về từ xứ Á Rập xa xôi và được nâng lên cai nhờ vào các giàn dốc đắp bằng đất. Đáng ngạc nhiên là thời đó chưa phát minh ra máy móc để nâng như ngày nay thế mà những cấu trúc lớn như vậy được đưa lên từng một vùng xung quanh toàn là cát lại chẳng để lại dấu vết gì trên giàn dốc lẫn khối đá. Tất cả được thực hiện bằng sức người chứ không phải do thần thánh làm nên. … Theo họ [người Ai Cập] phải dùng 300 đến 600 nhân lực thay phiên nhau để kéo khối đá lên, cho đến khi công trình hoàn tất mất 20 năm.

Còn Herodotus nói: Kim Tự Tháp này [Khufu] được làm như các bậc thang. Khi một bậc hoàn tất, người ta dùng một thanh gỗ làm đòn bẩy để bẩy nó lên để xây dựng bậc bên dưới. Như vậy phần ngọn làm trước tiên rồi mới lần lượt đến các bậc bên dưới.

Cả hai tư liệu này có nhiều điểm chưa được xác đáng và hẳn nhiên không thỏa mãn sự tò mò của các nhà nghiên cứu. Nhất là việc bẩy lên để xây tầng bên dưới khi biết rằng trọng lượng Kim Tự Tháp Khufu khi hoàn tất nặng 5,9 triệu tấn; thứ hai việc mang đá từ bán đảo Á Rập về dùng là điều không xác thực.

Chú thích :

[1] Người Pháp gọi là Kim Tự Tháp Khéops.

[2] Kim Tự Tháp Khufu xây dựng vào vương triều thứ 6 [2680-2560 trước Công nguyên]

[3] Nghiên cứu của giáo sư Joseph Davidovits, năm 1978 và kiến trúc sư Joël Bertho, năm 2001.

[4] Cam Hành cho rằng định lý mà ai cũng gọi là định lý Pythagore là do người Trung quốc tìm ra, khi viện dẫn cuốn “Cửu Chương”: “Định lý câu cổ do các nhà toán học nước ta [tức Trung Quốc] phát hiện.” Thực ra kinh nghiệm này do Ai Cập truyền đến Trung Hoa qua con đường Tơ Lụa. Cuốn Cửu Chương có sớm lắm vào đời nhà Hán tức sau các harpedonaptai trên dưới 2.000 năm. Người ta hiện nay gọi trò nhận bừa này là « gian lận văn hóa »

[5] Nghiên cứu các khu mộ địa quanh Kim Tự Tháp Khufu, hai tác giả nhận định có đến 200.000 người từng tham gia và nhiều người đã chết tại nơi này. Con số 200.000 này ngày nay không là điều gây kinh ngạc, nhưng nghĩ rằng thời đó nhân loại chưa đông như bây giờ thì quả là đáng kiêng nể.

[6] Sư kiện này do Hieronymus kể và được thuật lại trong cuốn trong cuốn Lives of Eminent Philosophers [Cuộc đời các Triết gia Lùng danh], tập 1, chương 1 ; của tác giả Diogenes Laertius.

D.- Đưa các khối đá vào xây dựng

Các phần trước có nói chiếc quách làm bằng đá granit đỏ của Pharaoh Khufu thôi cũng nặng từ 50 đến 60 tấn. Đưa chiếc quách siêu trọng này vào bên trong Kim Tự Tháp với sức người và các phương tiện thô sơ đúng là chuyện ngoài sức tưởng tượng. Thế nhưng chuyện còn làm chúng ta khó tin hơn khi với những phương tiện như thế họ đã nâng những khối đá nặng trung bình 2-3 tấn lên cao, nhất là khối đá cuối cùng ở chóp Kim Tự Tháp [dù có nhẹ hơn 2-3 lần] phải đưa lên độ cao trên 140 m.

Đưa một vật nặng thẳng lên độ cao như vậy là điều không thể. Nên nhiều chuyên gia cho rằng Kim Tự Tháp xây phần giữa từ dưới lên trên trước và chia thành nhiều tầng như Kim Tự Tháp bậc thang. Ở mội tầng có khoảng trống để làm không gian chuyển tiếp vật liệu cho tầng cao hơn. Khi phần giữa xây dựng xong, người ta mới ốp đá tạo mặt nhẵn bên ngoài từ trên xuống, cũng để có không gian chuyển tiếp vận chuyển vật liệu.

Dù vậy, vấn đề này vẫn còn làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu và cũng vì vậy mà có nhiều thuyết được đưa ra. Chúng ta lần lượt xem xét một số thuyết được nhiều người đồng tình nhất.

1.- Phương pháp dùng trục quay và dây kéo: các tác giả dựa trên nguyên lý‎ ròng rọc, loại phương tiện đơn giản khả dĩ người Ai Cập cổ đại có thể nghĩ ra.

Franz Löhner đề xuất phương pháp dùng dây kéo và trục quay. Trục quay là loại gỗ cứng, xoay trong một vòng bằng đồng. Dây tựa vào trục quay đó để kéo khối đá lên. Franz Löhner đề xuất mẫu trục quay sau:

Với trục quay theo kích thước ở trên và sợi dây có đường kính chỉ 5 cm, năm 1991 Löhner đã thử nghiệm nâng khối đá năng 5 tấn lên cao. Ông cho rằng loại thiết bị này neo vào Kim Tự Tháp dễ dàng nhờ vách của nó rất nặng và sườn lại dốc [gần 520]. Chính có độ dốc như thế việc kéo đá bằng trục quay và dây kéo không bị vướng.

Có thể dùng thêm neo phụ ở trong sâu để bảo đảm sức bám của trục quay.

Nếu dùng thêm bàn trượt bằng gỗ đở khối đá tựa vào vách Kim Tự Tháp khi kéo lên, khả năng của hệ thống này khi dùng sức người có thể nâng những khối đá có trọng lượng trung bình 2,5 tấn lên cao 30-37m. Vì Kim Tự Tháp được xây dựng từng bậc một, với sức nâng như thế việc đưa các khối đá vào xây dựng là có thể.

Lực ma sát tĩnh giữa bàn trượt với đường ray và lực ma sát giữa dây kéo với trục quay có thể làm giảm bớt bằng chất bôi trơn. Chất bôi trơn cho bàn trượt có thể là một chất dầu có độ sệt nhẹ, cho dây kéo với trục quay là chất mỡ đồng chế bằng cách nghiền mịn đồng với mỡ động vật. Dây kéo có thể bện bằng sợi gai, chất sợi này dẽo có thể giảm được khá nhiều lực ma sát.

Phương thức kéo được đề xuất nhiều cách:

a.- Kéo ngược dốc: Franz Löhner đề xuất hai người đi ngược hướng với khối đá để giảm sức chịu nặng. Với sườn  dốc Kim Tự Tháp Khufu [gần 520], số lượng người kéo mỗi đội cần khoảng 50 người đủ đưa những khối đá nặng 2,5 tấn lên cao. Cơ sở tính toán là mỗi người có khả năng kéo 12-15 kg lực, trừ đi độ mõi khi kéo lên cao thì 2,5 tấn cần bấy nhiêu người.

Đội kéo chia làm hai nhóm, mỗi nhóm kéo một đầu dây ở hai bên đà trượt. Như thế, dây buộc khối đá là dây đôi, khi lòn qua trục quay sẽ chia làm hai ngã. Khi kéo đến, bàn trượt sẽ được di chuyển trên đà trượt đến nơi quy định.

Riêng khối chóp cuối cùng của Kim Tự Tháp sẽ có một đội ít người hơn người đứng đứng trên giàn đở [k‎ý hiệu A] đầu đối diện hướng vừa để kéo phụ lực vừa để điều chỉnh vị trí đỉnh chóp.

Dĩ nhiên công việc này cần có người chỉ huy cũng đứng trên giàn đở [k‎ý hiệu D] để xác định vị trí của chóp. Khi bàn trượt kéo lên đến méo thành chóp kim tự tháp, đội điều chỉnh phía bên kia chằng dây kéo phụ để điều khiển khối đá ăn vào vị trí đã định. Công việc này có nhiều xê dịch tới lui, phải phối hợp với đội kéo chính có nhiệm vụ nâng khối chóp này. Thực tế đội kéo chính và đội kéo điều chỉnh khó phán đoán vị trí chính xác cần đưa vào. Người chỉ huy phải làm việc này và ra những lệnh điều chỉnh thích hợp. Vị trí đã ăn khớp, đòn bẫy sẽ dùng để kéo bàn trượt ra. Khi kéo bàn trượt ra người chỉ huy cần có kinh nghiệm để khối chóp ở đúng vị trị hay ít phải xê dịch điều chỉnh quá nhiều.

b.- Nâng thẳng đứng: đây là một đề xuất phụ của một tác giả khác: James Frederick Edwards [2003]. Phương pháp này đưa các khối đá vào trong lòng Kim Tự Tháp và từ đó kéo lên. Đặc biệt phương pháp này tỏ ra khả thi khi vận dụng để nâng và hạ khối đá siêu trọng như chiếc quách của Pharaoh vào đúng phòng quàn xác ướp.

Phương pháp này dùng hệ thống 2 trục quay đặt trên dưới nhau. Như thế lực nâng bị chia ra và người kéo có thể ghì đở chịu mõi. Hơn thế nữa, nười kéo sẽ làm việc trên một mặt phẳng nên năng suất và độ an toàn cao hơn.

Do kéo thẳng đứng nên khối đá chịu thêm một lực do gia tốc trọng trường tác động vào. Do vậy, hệ thống này phải dùng một đội kéo đông hơn chia thành 4 nhóm kéo theo 4 phương thẳng góc nhau. Hệ thống trục quay cũng thay đổi: thay vì nằm ở giữa sẽ dười ra 4 cạnh của hệ thống. Dây kéo sẽ luốn quan khối đá và đưa ra ở 4 trục quay trên. Nhóm kéo sẽ dùng sức kéo đầy dây này.

c.- Nâng chuyển khối siêu trọng của chiếc quách: chiếc quách này như đã nói nặng 50-60 tấn. Tác giả sử dụng phương pháp đối trọng bằng những khối đá nhỏ hơn.

Thay cho sức kéo, tác giả đề xuất dùng 8 khối đá có trọng lượng 5-6 tấn mỗi khối, mỗi khối do một đội kéo khoảng 80 người điều khiển, để nâng hay hạ thẳng đứng. Những khối đá này được thả từ từ ngược hướng nâng của khối siêu trọng.

 

Như vậy việc nâng chuyển chiếc quách siêu trọng được giải quyết bằng 8 đội kéo thả từ từ 8 khối đá 5-6 tấn xuống làm đối trọng cho chiếc quách, khi cần kéo lên hay thả xuống. Số lượng nhân công làm việc này lên đến 640 người. Điều kiện mọi người phải làm việc đều tay sao cho ăn khớp nhau, tránh có khối đối trọng nào đi quá nhanh [vì nó sẽ gây tai nạn], đó là vai trò của người chỉ huy.

C.- Khai thác và vận chuyển đá

Các nghiên cứu gần đây trên cơ sở hóa học cho thấy đá granit đỏ trong Kim Tự Tháp Khufu lấy từ mỏ đá Aswan, nằm ở thượng nguồn sông Nil cách Giza 934km [tính theo đường chim bay 700 km]. Riêng chiếc quách làm bằng đá granit đỏ của Pharaoh Khufu thôi cũng nặng từ 50 đến 60 tấn [kích thước 1,3×1,8x8m]

Bên cạnh, có những khối đá vôi lấy từ thiên nhiên ở các mỏ gần đó như đã nói ở phần trước. Các nghiên cứu gần đây cho thấy phần đá vôi khai thác tại mỏ Tura, bên bồ Tây Sông Nil [phía nam Cairo] cách Giza 13-17 km. Một mỏ đá khác nằm ngay vùng Giza [gọi là mỏ Giza] nhưng cũng cách công trường vài cây số.

Dù gần hay xa, vấn đề khai thác và vận chuyển cũng đặt thành vấn đề nan giải. Chẳng hạn di chuyển khối đá granit dùng làm chiếc quách nặng trên 60 tấn vượt gần 1.000 cây số với sức người và công cụ thô sơ?!

1.- Khai thác và chế tác đá:

Khai thác đá tức lấy từ khối địa chất tại mỏ đá ra những thể tích theo đúng yêu cầu xây dựng: cắt đá mỏ ra thành khối. Vấn đề này tưởng chừng đơn giản này lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi chỉ vì một l‎ý do đơn giản: các khai quật không tìm thấy dấu vết dụng cụ khai thác đá nào cả. Các cuộc tranh cãi cứ đặt trên nền tảng những thử nghiệm và phán đoán.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng công cụ tạo hình các khối đá là búa và đục bằng đồng. Nguyên lý‎ thông thường dụng cụ chạm đẽo đá phải có độ cứng cao hơn đá. Dựa vào thang độ cứng Mohs, đá vôi là 4. đá granit từ 6 đến 8. Trong khi đó độ cứng của đồng nguyên chất chỉ có 3. Nên trái với những giả thuyết trước đây, Franz Löhner đoan chắc nếu không dùng dụng cụ rèn từ sắt thì việc cắt các khối đá là chuyện không thể [độ cứng sắt rèn là 7-8, theo thang Mohs]. Nhưng nhà Ai Cập học người Anh Denys Stocks chứng minh được các loại khoan và cưa làm bằng hợp kim đồng [chứ không phải đồng nguyên chất] vẫn gia công chế tác đá tốt. Thực tế các khảo cứu gần đây cho thấy chất đồng thời Ai Cập cổ đại không là đồng nguyên chất. Nó được chế tác từ khoáng đồng có lẫn arsenic và de bismuth, nên sản phẩm của nó là một hợp kim có độ cứng cao hơn đồng nguyên chất nhiều.

Stocks còn thử nghiệm cưa đá bằng công cụ hợp kim đồng có gia thêm cát thạch anh ở phần tiếp xúc với đá nhằm gia tăng độ ma sát. Phương pháp này khá thuyết phục vì cát thạch anh có sẳn ở sa mạc Ai Cập và công cụ dùng chung với nó không đòi hỏi phải tinh xảo lắm. Thuyết này hiện được đông đảo thừa nhận.

Mặt khác, lý‎ thuyết cơ học cho biết các vật bén nhọn cho phép cắt đẽo những vật có độ cứng hơn nó [phản bác lý‎ luận của Franz Löhner]. Như thế đục bằng đồng vẫn có thể đục chạm các khối đá. Việc này đã được thực nghiệm chứng minh.

Cắt chuẩn xác góc cạnh cho khối đá

Kim Tự Tháp Khufu có góc nghiêng khoảng 520. Yếu tố kỹ thuật này đòi hỏi các khối đá khi khai thác phải đáp ứng thì việc xây dựng sau đó mới dễ dàng và an toàn. Như vậy, các khối đá nằm ở mặt ngoài Kim Tự Tháp không những đạt tiêu chuẩn độ phẳng thích hợp mà còn phải đảm bảo yếu tố kích thước và góc cạnh theo yêu cầu xây dựng.

Như trình bày ở trên, người Ai Cập có phương thức seked, nhưng phương thức này gây khó khăn khi xác định ngay tại công trường. Mỗi lần như thế phải dùng dây dọi để xác định tỷ lệ tương ứng với seked như hình vẽ dưới đây.

Rõ ràng thiếu dây dọi sẽ làm lệch độ nghiêng vì sai lệch đoạn thẳng tương ứng mà ra, còn dùng dây dọi quả cản trở khá nhiều tiến độ chế tác đá vì quá trình này đòi hỏi kiểm tra lại nhiều lần. Khắc phục điều này, người Ai Cập chế sẳn cái lường bằng gỗ theo góc nghiên cho trước.

2.- Thủy vận các khối đá :

Dấu vết các khu Kim Tự Tháp đều có các con kinh lớn dẫn vào khu gần Kim Tự Tháp. Tại đó có một bến cảng nhỏ để tiếp nhận các khối đá. Vết tích các bến cảng này được giới khảo cổ gọi là hố thuyền. Như bài 2 đã nói, phần lớn các Kim Tự Tháp đều có dấu vết hố thuyền.

Đó là lẽ đương nhiên và là lựa chọn của các pharaoh khi xây dựng các Kim Tự Tháp bên cạnh bờ sông Nil: khai thác thủy lộ để vận chuyển đá. Nhưng đó cũng là câu hỏi đối với các nhà khoa học: phương thức và phương tiện thủy vận như thế nào?

Đề xuất thứ nhất là chuyển các khối đá lên một chiếc xuồng được thiết kế dùng cho việc này, lợi dụng sức gió theo hướng Bắc Nam và sức đẩy của dòng nước [vì các mỏ nằm vùng thượng lưu còn khu Kim Tự Tháp đa phần nằm ở hạ lưu] của sông Nil để chuyển vận. Khi sức gió và dòng nước không đủ để con tàu di chuyển, người ta dùng mái chèo và dây kéo bằng sức người ở hai bên bờ. Ở gần công trường, họ khơi một con kinh đủ rộng để việc thủy vận tiến vào sát vào công trường.

Bài toán này có vẽ hợp l‎ý với những khối đá thông dụng 5-6 tấn. Nhưng với những khối đá siêu nặng như chiếc quách của vua Khufu [60 tấn] vấn đề chuyển lên và chuyển xuống [trong trường hợp con thuyền đủ sức chịu đưng] không là chuyện đơn giản ngay cả trong điều kiện ngày nay. Vậy người Ai Cập cổ đại giải quyết thế nào?!

Franz Löhner đề xuất một giả thuyết có nhiều tính khả thi: người Ai Cập chuyển khối đá siêu trọng đó lên một chiếc bè, cặp chiếc bè đó có hai chiếc thuyền lai dắt đi.

Với những khối đá này khi di chuyển lên bè [tương đối ngang mặt nước, thuận lợi hơn thuyền vì thuyền có thành nhô cao] phải dùng đến sườn dốc để đẩy. Loại sườn dốc này sẽ gặp lại trong phần D: đưa các khối đá lên Kim Tự Tháp.

3.- Vận chuyển trên bộ :

a.- Dùng trâu bò kéo trên xe trượt: có thể phương thức này dùng sức người để kéo. Theo tài liệu cổ của Ai Cập, có hình vẽ tượng pharaoh đặt trên các xe trượt để thần dân kéo đi. Theo mô tả của thư tịch tượng này cao 13 cubits [6,81 m], nặng đến 60 tấn [tương đương chiếc quách bằng đá granit hồng của Khufu]

Tuy nhiên với số lượng đá khổng lồ và không đòi hỏi quá nhiều câu nệ lễ nghi như đối với tượng pharaoh, sức người có thể thay thế bằng sức gia súc.

Theo các nhà khoa học, họ dùng xe trượt vì thời ấy người Ai Cập chưa sáng kiến ra bánh xe. Chính vì thế lực ma sát với mặt đường lớn và đòi hỏi nhiều sức kéo. Đòi hỏi này đặt thành vấn đề cần bao nhiêu nhân lực để kéo [nếu dùng sức người] hay có giải pháp nào để dung hòa với việc canh tác [nếu dùng gia súc kéo]. Dồn hết sức gia súc cho việc xây dựng Kim Tự Tháp sẽ có vấn đề cung ứng lương thực cho nhân công tại đây.

b.- Đề xuất của kéo trục lăn của Löhner. Các khối đá đặt trên các trục lăn bằng gỗ và dùng dây kéo. Các trục lăn này đặt trên các đường ray nên trượt đi khá dễ dàng.

Năm 1991, Löhner đã thử nghiệm phương pháp này tại Đức và kéo được khối đá nặng 5 tấn. Nhưng thử nghiệm này không giải quyết được vấn đề di chuyển các khối đá lớn như chiếc quách của Khufu. Bởi lẽ :

– Sức chịu lực của các trục tròn không lớn như trục dẹt của xe trượt. Vậy giới hạn sức nặng khối đá bao nhiêu để trục lăn bằng gỗ không bẹt dúm.

– Việc xây dựng đường ray qua nhiều địa hình không phải dễ dàng và dĩ nhiên kích thước khối đá đến một giới hạn nào đó phải có đường ray lớn thích hợp.

Nhưng phải thừa nhận đa số các khối đá dùng xây dựng Kim Tự Tháp đều thỏa với thí nghiệm và mỗi Kim Tự Tháp đều có dấu vết con đường đấp dẫn đến tận chân Kim Tự Tháp cùng với con kinh lớn xẻ từ sông Nil vào bến cảng công trường. Có thể phương pháp này rất hiệu quả cho việc vận chuyển những khối đá thông dụng từ bến cảng đến khu chế tác và từ khu chế tác đến chân Kim Tự Tháp.

2.- Phương pháp dùng giàn trượt:

Là lý thuyết được đề ra khá sớm. Nó dựa vào các dấu vết còn sót lại được tìm thấy ở các Kim Tự Tháp Meïdoum, Sekhemkhet và Khufu, cũng như cả ở Assouan và Sinki.

Tuy nhiên nó không đủ cơ sơ thuyết phục về mặt kỹ thuật nên chưa thể cắt đứt các tranh cãi về phương pháp xây dựng Kim Tự Tháp. Các tính toán cho thấy mô hình giàn trượt chính diện như dấu vết tìm thấy ở Assouan không thể nào hoàn thành công trình Kim Tự Tháp Khufu được.

Nhưng không ít nhà khoa học vẫn dựa vào phương pháp này đề ra nhiều giải pháp kỹ thuật để chứng minh. Tựu trung có các giải pháp: giàn trượt chính diện, giàn trược xoắn ốc, giàn trượt bên hông và giàn trượt bên trong. Thậm chí có tác giả như Jean-Pierre Houdin đưa ra giải pháp kết hợp vừa dùng giàn trượt chính diện vừa dùng giàn trượt bên trong; hay kết hợp với các công cụ đơn giản phù hợp với trình độ kỹ thuật thời đó như các tác giả Auguste Choisy, Hermann Strub-Roessler, Louis Croon, …

a] Giàn trượt chính diện bằng gạch thô: lý thuyết này do nhà Ai Cập học người Đức Ludwig Borchardt đưa ra nhằm giải thích dấu vết giàn trượt ở Kim Tự Tháp Meïdoum.

Giàn trượt này đặt thẳng góc với mặt Kim Tự Tháp với độ dốc không đổi dù có lên cao đến mấy. Dĩ nhiên độ dốc giàn trượt lài hơn độ dốc Kim Tự Tháp nên tránh được hạn chế gia tốc trọng trường của phương pháp Franz Löhner. Nhưng cũng vì vậy giàn trượt phải càng ngày càng dài ra tương ứng với số tầng Kim Tự Tháp được xây lên.

Các khối đá sẽ đặt lên trên bàn trượt và dùng sức người kéo lên dọc theo giàn trượt này. Phương pháp kéo có thể áp dụng kiểu kéo ngược dốc của Franz Löhner và dưới bàn trượt có thể dùng dầu làm chất bôi trơn.

Nhược điểm chính của phương pháp này là giàn trượt phải kéo dài ra mãi, đến khi đạt độ cao của Kim Tự Tháp Khufu thì giàn trượt trở thành một công trình đồ sộ không kém. Khắc phục điều này Jean-Philippe Lauer đưa ra một giải pháp cải tiến: khi còn thấp thì có độ dốc không đổi, đến khi lên cao mới áp dụng độ dốc không đổi.

Cả hai đề xuất này đều vướng vào mấy điều kiện kỹ thuật và xây dựng sau :

– Một là giàn trượt có độ dốc nhỏ và dài. Trường hợp này khối lượng vật tư xây giàn trượt rất lớn tương ứng với quy mô của từng Kim Tự Tháp; rồi khi hoàn thành phải tốn rất nhiều công sức để dẹp nó đi;

– Hai là có độ dốc tăng dần theo độ cao xây dựng. Như vậy càng lên cao lực nâng các khối đá gia tăng.

Tuy nhiên trở ngại lớn nhất của cả hai là đòi hỏi nhiều vật tư và khoảng trống xây công trình thi công giàn trượt. Nó là điểm khó thuyết phục các học giả khác.

b] Giàn trượt zic-zắc bằng gạch thô: rõ ràng khoảng trống quá lớn để làm giàn trượt chính diện là điểm khó thực tế ở môi trường xây dựng Kim Tự Tháp Khufu. Lý thuyết giàn trượt zíc-zắc được đề xuất và nhận nhiều tán đồng.

Các giàn trượt được dựng song song với các mặt của Kim Tự Tháp và cho kéo các khối đá từ tầng này lên tầng khác: không cần kéo thẳng một lần lên các tầng cao. Mặt bằng cho giàn trượt gần như không đáng kể so với mặt bằng công trình. Nhờ vậy các khối đá được nâng lên xây lõi từ dưới lên cao và từ trên cao làm phẳng bề mặt Kim Tự Tháp trở xuống. Khi đặt chóp Kim Tự Tháp, giàn trượt sẽ tháo dần theo tiến độ làm phẳng bốn mặt của các tầng bên dưới.

Tuy nhiên thuyết này cũng gặp phản bác: loại giàn này không phù hợp với điều kiện địa kỹ thuật của vật liệu được dùng [gạch thô] và nó đòi hỏi một nguồn nhân lực khổng lồ. Lại nữa, nhân công dùng kéo khối đá theo giàn trượt này rất đông, với số đông như vậy làm sao đủ diện tích để họ làm việc ở những khúc quanh. Có nghĩa là nó không có giá trị khi xét về mặt cơ học hợp lực kéo.

c] Giàn trượt bên bằng gạch thô: lý thuyết này do nhà Ai Cập học người Đức Uvo Hölscher đề xuất. Giàn gồm nhiều giàn trượt nhỏ bên hông từng bậc Kim Tự Tháp ghép với nhau theo hình xoắn ốc nên còn gọi là giàn trượt xoắn ốc.

Trở ngại chính của đề xuất này là độ dốc lớn do giới hạn chiều dài của từng tầng Kim Tự Tháp. Vì thế nó chỉ có hiệu quả trong việc xây dựng Kim Tự Tháp bậc thang nhỏ với khối đá chuyển tải lên nặng dưới 350 kg.

Khắc phục điều này, nhà Ai Cập người Đức Rainer Stadelmann thiết kế loại giàn trượt bên mở rộng ra phía trước Kim Tự Tháp để giảm độ dốc.

3.- Các phương pháp kết hợp:

Năm 2000, kiến trúc sư người Pháp Jean-Pierre Houdin đề nghị dùng 2 giàn trượt chính diện phối hợp với giàn trượt bên trong. Theo đề nghị này 40 m đầu tiên của Kim Tự Tháp dùng giàn trượt chính diện đôi: một giàn để đưa lên và một giàn nâng tiếp lên cao hơn. Tiếp theo dùng giàn trượt bên trong dạng xoắn ốc, tổng chiều dài lên tới đỉnh 1,6 km chia thành 21 đoạn. Do đặt ở trong nên tại vị trí các cạnh Kim Tự Tháp không thiếu mặt bằng cho thợ làm việc như phương pháp của Uvo Hölscher.

Phương pháp này khác phục được trở ngại dốc trượt quá cao, thiếu diện tích cho thợ thi công hay lượng vật tư cần dùng quá lớn của các phương pháp khác.

Đề nghị kết hợp thứ hai là dùng giàn trượt zíc-zắc với hai loại công cụ: cần trục con dê và tời đứng. Jean-Pierre Adam đề nghị ở mỗi mặt làm một giàn trượt zíc-zắc ; bổ sung thêm cho 4 giàn trượt này là những cần trục con dê theo ‎ý kiến Auguste Choisy, hay tời đứng kéo tay[1].

[1] Jean-Pierre Adam cho rằng vào thời này người Ai Cập đã biết đến bánh xe.

3.- Một vài hình ảnh nghệ thuật trong Kim Tự Tháp:

Kim Tự Tháp không chỉ vĩ đại và hào nhoáng ở kiến trúc bên ngoài, bên trong nó chứa đựng một nền văn hóa hồn hậu khiến người ta phải nghiêng mình thán phục khi biết những vật thể này có cách nay không dưới 3.000 năm. Những nét nghệ thuật trên tranh tượng trong Kim Tự Tháp khiến người ta phải nghi ngờ quan niệm Kim Tự Tháp do các nô lệ của các pharaoh tạo nên. Vì trong mỗi Kim Tự Tháp có vô số các hình tượng nghệ thuật nhưng khó tìm thấy nét sơ cứng của tư duy người nô lệ hiện lên trên chúng. Hình như các nghệ phẩm đều toát lên một nét thành kính trong tạo tác, như là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh rất thiêng liêng khi người nghệ sĩ thực hiện.

Tuy chưa ai đặt giả thuyết về diễn biến của nền văn hóa này, nhưng khó phủ nhận đó là một đề tài còn tiếp tục làm các nhà Ai Cập học đau đầu. Chúng chứa đựng nhiều mặt văn hóa, ở đây chỉ nêu vài khía cạnh về mặt mỹ thuật.

a.- Điêu khắc:

Nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ đại chủ yếu thể hiện hình ảnh các vị thần, các pharaoh và hoàng hậu. Khi nhân loại vẫn còn mơ màng trong thời kỳ mông muội tiền sử và thể chế bộ lạc, các bức tượng này đã có nét tả thực và trình độ tạo tác rất cao. Chừng mực nào đó chúng chẳng thua kém nghệ thuật tạo hình hiện đại.

Rõ ràng chân dung Pharaoh Djoser được thể hiện rất chi tiết, dù có bị hư hại khá nhiều.

 

Tượng hoàng hậu Nefertiti đường nét rất tinh tế và cân đối về cơ thể học rất chuẩn mực so với những bức tượng minh họa mang tính tượng trưng của các nền văn minh khác cùng thời hay sau nó hàng ngàn năm. Nó còn bộc lộ cả tính cách nhân vật trên cơ mặt và đôi môi. Rõ ràng nghệ sĩ tạo bức tượng này hẳn phải có trình độ mỹ học và giải phẫu học tuyệt vời mới biểu cảm nhân vật sâu sắc đến như thế.

Nhìn chung đặc điểm các tượng đàn ông trong Kim Tự Tháp thường sậm màu hơn tượng dành cho nữ giới. Ở các tượng ngồi tay thường được bố trí đặt trên đùi.

Ở bức tượng Pharaoh và Hoàng hậu này những cấu trúc cơ thể học vẫn tuân thủ rất nghiêm túc. Tuy rằng sự thể hiện nét uy nghiêm có phần thô cứng nhưng dù sao cũng phải thừa nhận trình độ tạo hình của nó không hề thấp kém, nhất là khi chất liệu tạo hình bằng đá chứ không phải đất sét hay thạch cao.

Các phù điêu cũng vậy, chúng đều toát lên một văn hóa mỹ cảm hết sức tinh tế mà ngày nay cũng phải nghiêng mình thán phục.

Có lẽ nền văn hóa ấy không chỉ ở cung đình mà đã mở rộng ra tận các nghệ nhân dân gian. Chúng ta thấy nó thể hiện ở bức bích họa bên ngoài Kim Tự Tháp dưới đây.

Nét sinh động của bức chạm này thật tuyệt vời, nhất là sự đa dạng tư thế của con vật. Vẫn mềm mại trên môi trường khó thể hiện là vách đá. Để làm được điều này tác giả phải thật sự cảm xúc với đề tài chứ không đơn thuần “thực hiện công việc” như một người thợ.

Khi nói đến điêu khắc trong Kim Tự Tháp không thể không nói đến các vật dụng dùng trong mai táng. Ấn tượng đầu tiên về các tác phẩm thuộc loại này là chiếc quách của các pharaoh. Quách đã được nói qua trong các phần trước nên không bàn đến. Riêng phần nghệ thuật tạo tác đá còn có một yếu tố đáng chú ý: trần các phòng quàn xác ướp pharaoh. Các trần này cũng biểu hiện một nghệ thuật tạo hình bằng đá ở trình độ cao.

Ở Kim Tự Tháp Khufu và nhiều kim tự tháp khác vòm trần hình chữ V, nhưng ở Kim Tự Tháp Sesostrix hình bát úp.

Với kiến trúc này không đơn thuần là nghệ thuật xây dựng, mà nó còn hàm ‎ vừa mỹ thuật vừa tâm linh trong gian phòng này. Ý nghĩa của nó vẫn còn là câu hỏi.

b.- Hội họa và nghệ thuật viết chữ

Hội họa càng tuyệt vời hơn, các yếu tố tả chân, mềm mạu, sinh động, biểu cảm được bộc lộ hẳn ra. Thêm nữa chủ đề rất phong phú, hội họa khắc họa được nhiều mặt đời sống văn hóa và xã hội của Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, trong Kim Tự Tháp ngành hội họa chủ yếu dùng trang trí các quan tài của pharaoh và hoàng hậu. Theo tục lệ cổ đại, hình bên ngoài chiếc quan tài phải khắc họa được chân dung người nằm trong đó. Chính nhờ vậy hội họa Ai Cập cổ đại trở thành một thành phần sử liệu để nghiên cứu thời kỳ này.

 

Yếu tố tả chân tuy vẫn còn nhưng nét mềm mại biến mất, đồng thời tính chất cách điệu đã chen vào. Nguyên nhân chủ yếu là lý‎ do tôn giáo: các pharaoh và hoàng hậu là những vị thần, khômng thể thể hiện những đường nét uyển chuyển phàm tục và cần cách điệu để thể hiện tính thiêng liêng của nhân vật. Điều này không lạ, nhiều nền văn minh sau này vẫn áp dụng cách thể hiện này để tôn vinh nét thần bí của nhân vật lên.

Bên cạnh hội họa, nghệ thuật viết và khắc chạm chữ cũng là một nguồn tư liệu rất qu‎í về văn hóa xã hội thời Ai Cập cổ đại. Trong các Kim Tự Tháp đầy rẫy những kinh văn tín ngưỡng giúp chúng ta tìm hiểu về đời sống tâm linh của họ. Cũng không loại trừ trong những kinh văn đó có chứa đựng những yếu tố lịch sử giúp hiểu thêm về các biến chuyển hưng vong xảy ra suốt chiều dài lịch sử những triều đại Ai Cập thời cổ.

Chữ viết được thể hiện bằng nhiều cách, như chạm trên đá hay khắc trên gốm, nhưng bản chất chữ viết Ai Cập cổ mang tính chất hội họa cao nên đưa vào mục này. Nhiều nhất là các bức chạm chữ viết trên vách hành lang, trên quách và quan tài, … Chữ Ai Cập cổ mang tính tượng hình đầy bí hiểm, sẽ được trình bày rộng hơn ở phần sau.

Gần như luôn luôn các bản văn đều kèm theo các hình vẽ nửa có tính trang trí nửa có tính minh họa. Các hình vẽ [hình trên] miêu tả một buổi lễ mai táng theo nội dung kinh văn, nhưng cách thể hiện cho cảm giác như là các họa tiết trang trí ở đầu trang sách.

Ngay chữ viết cũng là một bức tranh được giản lược bớt: chữ Ai Cập cổ vốn là chữ vừa tượng hình vừa tượng ý‎, nhưng tính chất tượng hình của nó tả chân hơn chữ của người Trung Hoa nhiều.

c.- Gốm sứ:

Mỹ thuật Ai Cập cổ đại thiên về đá nhiều hơn, nhưng không phải không có dấu vết gốm sứ dù khá hiếm hoi. Các nghệ nhân Ai Cập cổ đã tìm ra men gốm sứ và cải biến chúng để tráng men cả đồ đá nhỏ. Chất liệu men đó là starite mà phương Tây sau này gọi là “đá xà phòng” [soapstone].

Hình trên mô tả một lối sinh hoạt thời đó, nhưng đa số các đồ gốm trong Kim Tự Tháp lấy đề tài thần linh. Thường nhất gốm sứ là vật ghi lại kinh văn.

Chất liệu gốm hẳn còn thô sơ so với kỹ thuật chế tác tinh xảo. Vì sao nghệ thuật gốm không phát triển so với đá là một đề tài lớn cần nghiên cứu.

Chuyện bên lề Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim Tự Tháp Ai Cập vừa kỳ vĩ vừa huyền bí, nên chẳng lạ gì khi xung quanh nó nhiều chuyện bên lề. Những câu chuyện này vừa minh họa thêm nét tinh hoa của nền văn minh Ai Cập Cổ đại, vừa làm thỏa mãn lòng hiếu kỳ của con người.

Chúng ta sẽ lần lượt nhìn qua từ câu chuyện hết sức khoa học đến câu chuyện mang tính huyền bí hoang đường.

1.- Khám phá chữ viết Ai Cập cổ

Rõ ràng nhiều bí mật của Kim Tự Tháp sẽ không có lời giải đáp nếu không giải mã được ngôn ngữ chạm khắc trên vách, trong vách và trên các bia k‎ý khai quật được. Tuy vậy, đến nay tuy đã giải mã được khá hoàn hảo nhưng bí ẩn Kim Tự Tháp vẫn còn bao trùm. Hiểu ngôn ngữ Ai Cập cổ chỉ mới là một trong nhiều công cụ phục vụ khám phá bí ẩn quanh nó mà thôi. Trước hết chúng ta bắt đầu từ biến cố ngẫu nhiên đến công trình giải mã nó và cuối cùng là khái niệm chữ Ai Cập cổ.

a.- Bia đá Rosetta

Tuy nhiên chữ cổ Ai Cập quả là bí hiểm. Thuở ban đầu không ai hiểu nổi những bức chạm khắc ngoằn ngoèo xen kẻ các hình chạm chân phương trên vách Kim Tự Tháp cả. Thậm chí có người còn cho đó là hình vẽ mô tả cuộc sống thời đó chứ không phải là chữ. Thế rồi tình cờ một tia sáng giải mã đầu tiên lóe lên. Thú vị nó lại xuất phát từ một tấm bia đá mang tên Rosetta. Bia đá này được tìm thấy ở khu di chỉ Sais thuộc vùng Rosetta vào tháng 7 năm 1799. Nó được Bouchard phát hiện không phải trong cuộc khai quật, mà ở pháo đài Julien theo cách gọi của quân Pháp thời bấy giờ. Lúc ấy nó được dùng làm đồ dằn khi tàu thuyền cặp bến cảng này.

Một lần tình cờ Bouchard nhìn thấy bia đá này, nhưng điều làm ông sửng sốt là trên bia đá đó có khắc loại chữ cổ Ai Cập xem lẫn chữ Hy Lạp cổ. Dưới ánh mắt nhà khoa học, một ‎ý niệm nảy lên: “Có hai loại chữ tức là có khả năng so sánh để giải mã chữ cổ Ai Cập.” Sau đó, theo Hiệp ước Alexandria công của người khám phá bị phủ nhận, nó trở thành tài sản của nước Anh và được đưa về Viện Bảo Tàng Luân Đôn, mang mã số EA 24 [khu cổ vật Ai Cập]. Tuy nhiên, nó được in rập thành nhiều bản, mang tên văn bản Akerblad và đã trao đến tay rất nhiều nhà nghiên cứu.

Bia đá Rosetta sau khi được giải mã mới biết đó là bản khắc một “sắc luật”, gọi là sắc luật Memphis. Khi vua Ptolemy V[1] đăng quang, ông cho dựng bia sắc luật này tuyên cáo dưới sự trị vì của ông toàn dân phải “tôn thờ thần linh”. Ngày tháng ghi trên bia đó là ngày “4 tháng Xandicus” theo lịch của người Macedonian, tức ngày “18 tháng Meshir” theo lịch Ai Cập; phiên ra theo lịch ngày nay là ngày 27 tháng 3 năm 196 trước Công Nguyên[2]. Trong bia có thuật lại trong 9 năm cầm quyền của vua, nước sông Nil dâng lũ lên rất lớn, mùa màng bị hư hại nhiều. Vì thế, các tu sĩ ở Memphis [vì thế có tên này] cầu xin vua tổ chức cúng tế các vị thần Ai Cập để họ phù hộ. Vua nghe theo, ban sắc luật này và lệnh cho dựng bản sao ở các đền miếu; trong đó chạm “chữ của thần linh” [tức chữ cổ Ai Cập] và “chữ của thường tục” [tức chữ Hy Lạp] đang được triều đình dùng.

b.- Giải mã chữ Ai Cập cổ đại

Người đầu tiên lao vào việc giải mã này là bá tước người Pháp Antoine Isaac Sylvestre de Sacy. Thất bại, nó được chuyển qua tay nhà nghiên cứu Thụy Điển Johan David nhưng không đi đến thành tựu gì, chỉ phỏng đoán chữ cổ Ai Cập cấu tạo bởi các mẫu chữ cái. Đến năm 1814, nhà bác gọc người Anh tên Thomas Young đi vào nghiên cứu lại ra kết luận phản bác Johan David: chữ Ai Cập không là chữ ghép bởi các chữ cái, nó là thứ chữ tượng hình. Cùng nhiều học giả khác theo đuổi, có người làm việc độc lập có người cộng tác với nhau, công cuộc giải mã không hoàn toàn thành tựu: các bia ký‎ vẫn chưa đọc được và giải thích thỏa đáng.

Phải đến nhà ngôn ngữ học thiên tài trẻ tuổi người Pháp, Jean-France Champollion [học trò của Sylvestre de Sacy], bức màn bí mật mới được vén lên tương đối sau 14 năm nghiên cứu. Champillion là một nhà cổ ngôn ngữ học uyên bác, từ thời thiếu niên ông đã am tường chữ hữ Copic [thứ chữ Á Rập cổ][3]; Ai Cập mới, và chữ cổ Do Thái [hebreux]; sau này nghề nghiệp còn dẫn ông đến ngôn ngữ Syria, Chaldae, Hán, Phạn, Zend, Pahlavi, Parsee, … và một số thứ tiếng khác. Vốn liếng này hỗ trợ ông khá nhiều trong công cuộc giải mã chữ Ai Cập Cổ vì một số tính chất chung trong cấu tạo ngôn ngữ của những vùng địa l‎ý tương đối không xa nhau lắm này. Kiến thức về các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau cũng giúp ông lần mò giải đáp những nghi hoặc về chữ cổ Ai Cập. Đầu tiên, Jean-François Champollion, đã chứng minh được từ “Kleopatra” [tên nữ hoàng clê-ô-pát] viết bằng chữ cổ Ai Cập như thế nào. Sau đó vận dụng kiến thức về ngôn ngữ Copic ông đã phỏng định một số biểu tượng trong chữ cổ Ai cập có thể phát âm giống như trong chữ Copic.

Cũng như Thomas Young, ông kết luận chữ cổ Ai Cập là một thứ chữ tượng hình, nhưng có điểm khác không hoàn toàn là thứ chữ tượng hình: đó là thứ chữ vừa tượng hình vừa biểu ý. Một chữ tượng hình ngoài nghĩa thông thường nó cần biểu hiện, còn mang một ý nghĩa trừu tượng theo quan niệm xã hội thời đó về đối tượng đượng tượng hình. Nhiều ý niệm trừu tượng khác được thể hiện bằng hai hay nhiều chữ tượng hình ghép lại. Tính cách biểu ý như thế dĩ nhiên không có quy tắc cụ thể, nó thay đổi và có sự khác biệt vào từng vương triều dù ít nhiều vẫn có nét chung. Chính vì vậy không thể hoàn toàn giải mã toàn bộ cùng một lúc các từ cổ của chữ Ai Cập, và công viêc giải mã đến nay vẫn còn tiếp tục thực hiện.

Ngày nay, các công trình nghiên cứu của những người kế tục còn cho thấy thông qua chữ Ả Rập [có nguồn gốc từ chữ Copic] đã ảnh hưởng và tồn tại trong ngôn ngữ nền văn minh phương tây. Ví dụ từ “Perilune” [tiếng Pháp: périlune], có nghĩa là điểm trên quỹ đạo xoay quanh Mặt trăng và nằm gần Mặt trăng nhất [điểm cận nguyệt]; từ này gốc tiếng Á rập Pirâmâh, gồm pirâ- [nằm gần bên] + mâh[Mặt trăng]. Nền thiên văn học Á Rập chẳng qua là phiên bản từ thiên văn học Ả Rập cổ đại, hai thành tố từ trên được trại ra từ tiếng Copic, hay nói khác đi là từ tiếng Ai Cập cổ đại biến thể. Rất nhiều từ khoa học của phương Tây có nguồn gốc Á Rập, truy nguyên sẽ thấy có cội nguồn từ tiếng Ai Cập cổ đại

Chính nhờ sớm thừa kế nền văn minh Ai Cập cổ đại [người La Mã không thụ lãnh được nhiều để mang về Phương Tây] mà nền khoa học Hồi Giáo á Rập có một thời sáng chói, vượt xa nền văn minh Công giáo Phương Tây. Đến khi có sự tiếp cận thư viện Alexandria sau những cuộc chiến Thập Tự Chinh, Phương Tây mới biết đến những kiến thức khoa học đã giúp dân Á Rập hùng mạnh và bắt chước theo.

Công trình của ông được phác thảo lần đầu tiên trong cuốn Précis du Système Hiéroglytique[1] [tạm dịch: Khái Luận Hệ Chữ Cổ Hy Lạp]. Sau đó ông trình bày cụ thể hơn trong bản thảo cuốn Grammaire [Ngữ Pháp] khoảng vào năm 1836-1841và Dictionnaire [Từ Điển – 1841-1844] chuyên về loại chữ này. Các tác phẩm sau chỉ được xuất bản khi ông đã qua đời.

c.- Chữ Ai Cập cổ đại

Chữ cổ Ai Cập có cấu tạo bao gồm nhiều hình ảnh và biểu tượng, được dùng ròng rã gần 3500 năm [từ năm 3300 trước Công nguyên đến hết thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên]. Ngoài những bia đá và bức chạm trên vách, quách và quan tài trong Kim Tự Tháp mang tính chất tín ngưỡng, thứ chữ cổ này còn được dùng trong các văn bản chính thức của các vương triều. Bản văn chữ cổ Ai cập hiện được coi là có niên đại cuối cùng được xác định vào năm 394 sau Công nguyên.

[1] Nhiều tác giả dịch Hiéroglytique là “chữ tượng hình”, cách dịch này không bao hàm hết ‎ý nghĩa của vấn đề vì thứ chữ này không đơn thuần là hình vẽ mô tả một nghĩa muốn trình bày. Tôi tạm dùng một cách khiên cưỡng “chữ Ai Cập cổ”, mong bạn đọc thông cảm.

Trong chữ cổ Ai Cập, một số biểu tượng mang nghĩa độc lập, bên cạnh có những biểu tượng dùng để phụ hội nghĩa. Ngoài ra, một số từ Ai Cập cổ chỉ có công dụng để phát âm giống như kiểu bộ mẫu tự La Mã. Thêm nữa, một số từ lại mang rất nhiều nghĩa như từ “cái chân” còn có nghĩa là “đi”, “chạy”, “lui tới”, …  Ngữ nghĩa của chữ Ai Cập cổ mang tính biểu ‎ý như thế rất nhiều, thậm chí còn biểu ‎ý theo tâm l‎ý xã hội riêng của thời đó: ví dụ, người Ai Cập cổ đại tin rằng “con ngỗng mái có lòng thương con cao nhất trong số các loài vật”, nên từ “ngỗng mái” biểu ‎ý cho “tình mẫu tử”. Lối biểu ý[1]‎ này khá phổ biến trong Hán ngữ, nên sự hiểu biết ngôn ngữ Trung Hoa góp phần không nhỏ trong việc giải mã tiếng Ai Cập cổ đại. Đặc biệt tên các vị pharaoh và tên các vị thần thường nằm trong nột vòng khuyên, gọi là “vòng tên”. Cũng chính vì tính phức tạp đó, cho đến tận ngày nay tuy đã giải mã được khá nhiều, nhưng vẫn còn không ít từ chưa thể vượt qua.

Bộ mẫu tự phát âm tiếng Ai cập cổ

Biểu tượng

Ý nghĩa

Âm theo tiếng Anh

  Kên kên Âm A ngắn, ví dụ chữ “cat”
  Cánh tay Âm A dài, ví dụ chữ “table”
  Chân Âm B nặng, ví dụ chữ “big”
  Cái giõ Âm C [K] nặng, ví dụ chữ “call”
  Sợi dây Âm CH, ví dụ chữ “children”
  Bàn tay Âm D nặng, ví dụ chữ “dog”
  Hai lá sậy Âm E dài, ví dụ chữ “lead”
  Kên kên Âm E ngắn, ví dụ chữ “met”
  Rắn lục sừng Âm F, ví dụ chữ “flower”
  Giá lọ Âm G nặng, ví dụ chữ “gap”
  Rắn hổ Âm G nhẹ, ví dụ chữ “generous”
  Chỗ trú, Dây Âm H, ví dụ chữ “he, who”
  Lá sậy Âm I ngắn & dài, ví dụ chữ “him, I’m”
  Rắn hổ Âm J, ví dụ chữ “jelly”
  Giõ, Sườn đồi Âm C hay K nặng, ví dụ chữ “kind, Christmas, lack”
  Miệng Âm L, ví dụ chữ “lisp, linger”
  Chim cú Âm M, ví dụ chữ “milk, dumb”
  Nước Âm N, ví dụ chữ “none”
  Cút con Âm O dài, ví dụ chữ “lose, moon”
  Kên kên Âm O ngắn, ví dụ chữ “brought, got”
  Dụng cụ Âm P, ví dụ chữ “pretty”
  Rắn lục sừng Âm PH, ví dụ chữ “pharaoh”
+ Giõ + Cút Âm Q, ví dụ chữ “queen”
  Miệng Âm R, ví dụ chữ “red”
  Vải gấp Âm S, [C nhẹ], ví dụ chữ “silly, peace”
  Hồ nước Âm SH, ví dụ chữ “shilling”
  Ổ bánh mì Âm T, ví dụ chữ “talk”
  Bụng bò Âm TH nhẹ, ví dụ chữ “moth”
  [chưa biết] Âm TH nặng, ví dụ chữ “there”
  Cút con Âm U ngắn, ví dụ chữ “lull”
+ Sây + Cút Âm U dài, ví dụ chữ “rule”
  Rắn lục sừng Âm V, ví dụ chữ “villain”
  Cút con Âm W, ví dụ chữ “will, where, when”
+ Giõ + Vải Âm X, ví dụ chữ “fox”
  Lá sậy Âm Y ngắn, ví dụ chữ “yes”
  Hai lá sậy Âm Y dài, ví dụ chữ “tarry”
  Then cửa Âm Z mạnh, ví dụ chữ “xylophone, zany”

Cú pháp của chữ Ai Cập cổ lại viết theo ba kiểu: một cách viết từ trên xuống dưới, một cách viết từ phải qua trái và một cách từ trái qua phải. Vậy làm sao biết được một văn bản viết theo cú pháp dọc hay ngang; nhất là khi nào viết từ phải qua trái và khi nào viết từ trái qua phải?

Có một quy tắc mà ngay người không biết chữ Ai Cập cổ vẫn xác định được chỗ bắt đầu và nơi kết thúc một câu, dĩ nhiên không thể hiểu được câu đó nói gì.

Nguyên tắc đó là ở mỗi đầu câu đều bắt đầu một hình vẽ. Ví dụ trên một bảng văn có hình người đàn ông ngồi hướng mặt về bên phải, câu đó đọc từ trái qua phải. Hai trường hợp kia cũng tương tự.

Chính sự phức tạp này mà nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cổ chào thua. Nhưng dù sao cũng đã giải mã được khá nhiều, qua đó tên các vị pharaoh chủ nhân các Kim Tự Tháp được xác định. Cùng chính vì đọc được chử cổ Ai Cập mà phát sinh truyền thuyết “Lời nguyền Pharoh” sắp nói tới đây.

Chú thích 

[1] Lúc này Ai Cập bị đế quốc La Hy cai trị. Vua Ptolemy V là một người Hy Lạp. Chính vì vậy nó được khắc ba ngôn ngữ để mọi thần dân đều đọc được và cũng chính vì thế mới giải mã được chữ cổ Ai Cập.

[2] Năm đó là năm thứ 9 theo niên hiệu vua này.

[3] Hồi giáo Á rập tiếp thu rất nhiều nền văn minh Ai Cập và Hy Lạp thời cổ đại, trong có ảnh hưởng chữ viết không nhỏ. Do vậy, chữ Copic là một nền tảng quan trọng để giải mã.

[4] Nhiều tác giả dịch Hiéroglytique là “chữ tượng hình”, cách dịch này không bao hàm hết ‎ý nghĩa của vấn đề vì thứ chữ này không đơn thuần là hình vẽ mô tả một nghĩa muốn trình bày. Tôi tạm dùng một cách khiên cưỡng “chữ Ai Cập cổ”, mong bạn đọc thông cảm.

[5] Trong ngôn ngữ học còn dùng từ “tượng ý” để thay cho “biểu ý”, tức hình tượng ra ý.

2.- Lời nguyền Pharaoh

Lời nguyền Pharaoh [còn gọi là Lời nguyền của xác ướp hay Lời nguyền của vua Tut] là một huyền thoại thời hiện đại, xuất hiên vào đầu thế kỷ 20. Chẳng ai biết nó đi ra từ miệng người nào, nhưng có một thời các cơ quan thông tin trên thế giới đua nhau đưa tin và bàn luận. Càng bàn luận sự việc càng phủ lên một màu sắc thần bí, bên cạnh có một xu hướng chứng minh phản bác sự thần bí đó.

Dù không biết bắt đầu từ ai, nhưng chắc hẳn từ đoàn thám hiểm ngôi mộ vuaTut [viết đầy đủ là Tutankhamun[1]], hay chí ít cũng từ những người có liên quan. Quả chuyến thám hiểm lăng mộ vị Pharaoh này có nhiều biến cố khá ly kỳ và bi thảm. Những biến cố đó xảy ra tương đối khá dồn dập trong thời gian ngắn cùng với câu chữ khắc ở lăng mộ vị đế

vương này: “Kẻ nào khuấy động sự bình yên của Pharaoh sẽ phải chết”[1]. Câu này trở thành chất men khá mạnh tạo ra những lời đồn đoán về “Lời nguyền Pharaoh”.

Các sự kiện biên niên như sau:

  • Ngày 4 tháng 11 năm 1922: phát hiện ra lăng mộ chưa bị xâm phạm của vua Tutankhamon;
  • Ngày 26 tháng 11 năm 1922, Carter cùng Bá tước Carnarvon xâm nhập vào trong lăng mộ;
  • Ngày 18 tháng 12 năm 1922, Burton, Hauser và Hall đến Breasted để bắt tay vào việc;
  • Ngày 17 tháng 2 năm 1923, mười bảy người tham gia khai mở lăng mộ.
  • Ngày 5 tháng 4 năm 1923, Bá tước Carnarvon qua đời ở tuổi 57 do bị muỗi độc đốt[2], tức 4 tháng 7 ngày sau ngày khai mở lăng mộ;
  • Tháng 5 năm 1923, giáo sư La Fleur, nhà khảo cổ học người Canada, bạn thân của Carter, qua đời;
  • Ngày 26 tháng 9 năm 1923, sáu tháng sau ngày Bá tước Carnarvon chết, đại tá Aubrey Herbert, anh em dị bào với Carnarvon, qua đời ;
  • Năm 1924, giáo sư Hugh Evelyn-White, cộng sự của Carter và là người đầu tiên đặt chân vào bên trong lăng mộ, qua đời vì chứng suy nhược thần kinh;
  • Cùng năm, Archibald Douglas Reed, chuyên viên X-quang của chính phủ Ai cập, người có nhiệm vụ chụp X-quang xác ướp vua Tutankhamun, qua đời;
  • Năm 1926, nữ y tá chăm sóc cho ông Carnarvon, qua đời;
  • Năm 1928, nhà học giả khảo cổ người Anh Arthur C. Mace, người phụ giúp Carter hạ bức tường của phòng quàn xác ướp xuống, chết không rõ nguyên nhân;
  • Năm 1929, Quý‎ bà Almina, vợ quá của Bá tước Carnarvon, qua đời;
  • Năm 1929, thư k‎ý riêng của Carter, Richard Bathell, 35 tuổi, được phát hiện chết trên giường, rõ ràng có triệu chứng tai biến mạch máu;
    Ngày 2 tháng 3 năm 1939, Howard Carter qua đời ở tuổi 64;
  • Năm 1967, Mohammed Mehri, Giám đốc Phòng Cổ vật Ai Cập ở Viện Bảo Tàng Cairo, đột tử vì xuất huyết não sau khi k‎ý thỏa thuận mang kho báu của vua Tut sang trưng bày ở Petit Palais, Paris;
  • Tháng 2 năm 1972, Gamal Mehrez, người kế nhiệm Mohammed Mehri, cũng qua đời do xuất huyết não ngay sau khi k‎ý kết cho trưng bày ở Luân Đôn;
  • Năm 1980, quý bà Evelyn Herbert qua đời.

Bên lề dòng sự kiện trên còn có những việc có thể coi là trùng hợp cũng có thể coi là điềm báo trước, chẳng ai dám bảo quan điểm nào là sai. Sau khi có quá nhiều cái chết bí hiểm, người ta mới lần hồi nhớ lại những sự kiện: trên đường tới lăng mộ, chiếc xe chở đoàn nghiên cứu sém chút nữa thì đâm phải một em bé; rồi bất thần cơn bão dữ dội ập đến; chiếc máy x-quang vốn luôn hoạt động tốt bổng trở chứng; Howard Carter bị rắn hổ trong lăng mộ cắn; …

Thế là báo chí rầm rộ đưa tin về “Lời nguyền của Pharaoh”. Arthur Conan Doyle là người đi đầu trong việc thâu thập tin tức liên quan đến cái chết của bá tước Carnarvon đưa lên báo. Lúc đó, nguyên nhân cái chết và những vấn đề liên quan chưa được nghiên cứu sâu, nên luồng dư luận càng ngày càng dâng cao. Họ cũng liệt kê trong vòng 12 năm có đến 27 người liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp chết vì lời nguyền. Đến mức có thời điểm trở thành một huyền thại thời hiện kim.

Giới khoa học bắt tay vào nghiên cứu giải thích. Hiện có lời giải thích như sau:

Trong số các nạn nhân trong vụ này, tỷ lệ số người chết do ngạt vì sưng phổi cao. Bác sĩ Geoffrey Dean ở bệnh viện Port Elizabeth, Nam Phi, cho rằng những người chết là một loại virus nằm ẩn trong lăng mộ ngót 3.000 năm. Nhưng lý giải này sớm bị bác bỏ vì virus gây bệnh trên người chỉ có thể tồn tại trên cơ thể sống chứ không thể trên xác chết. Bác sĩ Caroline Stenger-Philipp đưa ra lời giải thích dễ chấp nhận hơn: theo những dấu hiệu ông ta có, thủ phạm thực sự là những chất hữu cơ mai táng theo cùng vị Pharaoh này theo tục lệ của người Ai Cập cổ đại. Qua nhiều thế kỷ, những chất hữu cơ này bị phân hủy và sản sinh ra loại nấm mốc cũng như những hạt bụi hữu cơ có tính dị ứng nguyên rất mạnh. Những thứ này khiến nạn nhân có cái chết bí hiểm.

Bằng chứng là vào năm 1985 khi sửa sang xác ướp vua Ramses II, các phân tích cho thấy trên xác ướp có nhiều loại nấm mốc[1]. Khu mộ của vua Tut theo mô tả của Carter có đủ độ ẩm để các loại nấm mốc này cư trú. Thêm nữa, không khí trong phòng quàn xác ướp ngột ngạt, có mùi hôi từ xác ướp bốc ra và họ hít vào phổi khá nhiều bụi mịn. Các loại nấm mốc phát hiện trên xác ướp vua Ramses II rất nguy hiểm đối với con người, phù hợp với triệu chứng “viêm phổi có ngưng kết tố, xung đột miễn dịch – dị ứng do hít phải các hạt có nguồn gốc động thực vật mang tính dị ứng nguyên” của các nhà khảo cổ. Đó bệnh do loại nấm có tên khoa học Histoplasma capsulatum gây ra, biểu hiện triệu chứng viêm phổi cấp.

Tuy có vẻ hợp l‎ý nhưng giả thuyết này cũng bị phản bác: nếu nguyên nhân là do nấm mốc vương vải khắp trong lăng mộ, vậy tại sao suốt nhiều tuần sau khi khai mở rất nhiều nhà khảo cổ, nhà Ai Cập học, phóng viên khác, … và cả Nữ Hoàng Bỉ[1] đến tham quan chẳng ai bị việc gì? Người ta lại viện dẫn khi mới khai mở trong lăng mộ có nhiều loại khí độc[2], sau đó vài tiếng không khí ở ngoài tan đi. Sự viện dẫn này không thuyết phục sự kiện: ông Carter [người phát hiện lăng mộ và là một trong những người đầu tiên vào bên trong lăng mộ sau khi khai mở] và qu‎ý bà Evelyn Herbert [con gái bá tước Carnarvon, cũng là một trong những người bước vào trước tiên] đều có mặt bên trong lăng mộ rất lâu sao lại không bị nấm mốc và khí độc gây bệnh. Cả hai sống rất nhiều năm sau đó: Howard Carter mất năm 1939, thọ 64 tuổi và Evelyn Herbert mất năm 1980[3]. Khí độc không hề cho ai “miễn nhiễm” và chẳng đợi cả năm sau mới phác tác. Hơn nữa các triệu chứng viêm phổi của những nạn nhân không thể giải thích bằng khí độc.

Những người bảo vệ thuyết “Lời nguyền của Pharaoh” lại nêu trường hợp hai cái chết giống nhau, trong một hoàn cảnh giống nhau của hai vị giám đốc viện Bảo Tàng Cairo: Mohammed Mehri [1967] và Gamal Mehrez [1972]. Phải chăng chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp? Có điều năm 2005 kho báu vua Tut được đưa qua Hoa Kỳ mà không gây cái chết theo “Lời nguyền” nào. Lời nguyền cũng có ngoại lệ ư?

Như đã nói từ đầu, vấn đề vượt quá tầm hiểu biết của tôi, xin để bậc cao minh luận giải.

 Chú thích :

[1] Vua tut lên ngôi năm 13 tuổi, băng hà năm 18 tuổi. Tuy thời gian trị vì ngắn ngủi và còn nhỏ tuổi nhưng vương triều của ông là một trong những vương triều thịch trị nhất của AI Cập cổ đại. Cương thổ thời ấy mở rất rộng, hoàng thất sống vương giả với nhiều vàng bạc châu báu chiến lợi phẩm. Đó là nhờ dưới triều này có nhiều anh tài phò tá, đặc biệt võ tướng Djehuty.

[2] Câu này có ghi ở nhiều lăng mộ khác nhưng không thấy ứng lời nguyền như ở lăng mộ vua Tut. Luận cứ này nhằm phản bác truyền thuyết “Lời nguyền Pharaoh”.

[3] Bệnh án ghi do côn trùng trong lăng mộ Pharaoh đốt gây nhiễm trùng huyết và sưng phổi, rồi chết.

[4] Hai loại nấm độc nhất là Aspergillus niger và Aspergillus flavus. Các nhà khoa học còn nói đến hai loại vi khuẩn nguy hiển khác là Staphylococcus vàPseudomonas.

[5] Theo lý thuyết xác suất điều này không thể xảy ra nếu như nấm mốc và vi khuẩn là thủ phạm gây chết cái chết của những người trong cuộc. Không thể tất cả những người tham quan đều có sức miễn cao hết và các nhà khai quật đều yếu về miễn nhiễm. Cũng không thể nói trong mấy tuần sau đó nấm mốc đã biến mất vì thực tế cho thấy chúng tồn tại rất lâu trong môi trường như thế.

[6] Các khí độc đó là amoniac, H2S… thường sinh ra do phân hủy chất hữu cơ ở nơi ít không khí.

[7] Luận điểm này bị phản bác ngược lại: nếu lời nguyền linh ứng thì Carter phải là người phải hứng trước tiên. Thế sao ông ta sống thọ vậy.

3.- Kim Tự Tháp là công trình của người ngoài Trái đất?

Phần trước chúng ta có nêu một số giả thuyết cho rằng Kim Tự Tháp do người ngoài Trái đất dựng nên. Đó không phải là ý kiến lẻ loi đơn độc, mà có thời từng là một trào lưu gây chấn động nhiều bạn đọc.

Vào thập niên 60-70 thế kỷ trước, đi cùng với phong trào “dĩa bay” hay “vật thể bay không xác định” [UFO: unidentified flying object] là phong trào gán cho các kỳ quan yếu tố ngoài không gian. Nhiều cuốn sách về đề tài này được viết ra và thu hút một lượng lớn độc giả hiếu kỳ. Cuốn ăn khách nhất thời đó là “Chariots of the Gods” [Xe Của Các Vị Thần][1] của tác giả người Đức Erich Von Daniken; trong đó dành hẳn một chương nhan đề “Ancient Marvels or Space Travel Centres?” [Các Kỳ quan Cổ đại hay Trung tâm Du hành Vũ trụ?] để nêu những mối tương quan kỳ lạ giữa các di chỉ khảo cổ với thuyết người ngoài Trái đất từng viếng thăm loài người trong quá khứ xa xăm.

Trong chương này tác giả nêu luận điểm Kim Tự Tháp là một cột mốc để các nhà du hành vũ trụ ngoài Trái đất theo đó mà cất/hạ cánh. L‎ý do Ai Cập được chọn là vì đây là trung tâm của Trái đất; tác giả đưa hình minh họa theo “phép chiếu phương vị cách đều” [azimuthal equidistant projection] dưới đây.

Nhưng thay vì chứng minh bằng sự kiện, tác giả phản chứng bằng cách nêu ra những điểm khoa học chưa giải thích được để biện luận cho giả thuyết của mình. Hầu có một cái nhìn chính xác về quan điểm của tác giả, xin mạn phép trích dịch đầy đủ một đoạn [dài nhiều trang] duy nhất trong sách nói riêng về Kim Tự Tháp.

“Có nhiều vấn đề gắn liền với công nghệ của những người xây dựng Kim Tự Tháp và không là giải pháp thiên tài nào cả.

“Người Ai Cập khoét vào đá làm lăng mộ như thế nào? Họ có trong tay nguồn lực gì mà có thể bố trí phòng ốc và các hành lang như mê cung? Những bức tường phẳng lì trang trí các bức họa phù điêu. Độ nghiêng trục chính cắm sâu vào nền đá; họ có những bước xây dựng theo truyền thống tinh xảo tuyệt vời, thứ truyền thống đưa phòng mai táng âm sâu xuống đất. Hàng đoàn du khách ngạc nhiên trầm trồ trước chúng, nhưng chẳng ai giảu thích nổi họ dùng thứ kỹ thuật huyền diệu gì mà đào được như thế. Vâng, phải khẳng định người Ai Cập là bậc thầy trong nghề khoan hầm từ thời nguyên sơ, các lăng mộ ăn sâu vào đá được thi công chính xác không thua kém gì thời nay. Giữa lăng mộ của vua Tety hồi triều đại thứ 6 và lăng mộ của Rameses I thời Vương Quốc Mới cách xa nhau chí ít 1.000 năm chẳng có gì khác biệt nhau về kỹ thuật xây dựng. Rõ ràng người Ai Cập chẳng học được thêm điều gì mới để bổ sung cho kỹ thuật xưa cũ. Thực ra mà nói các dinh thự càng gần thời đại chúng ta càng nhiều sự sao chép nghèo nàn từ mô thức thời xa xưa.

“Khách du lịch rong duỗi trên lưng lạc đà có tên Wellington hay Napoleon tùy theo quốc tịch của ông ta, đến Kim Tự Tháp Cheop, đến phía tây thành phố Cairo, sẽ có cảm giác kỳ lạ trong lòng khi thấy những di vật huyền bí của thời quá khứ cứ hiện ra. Hướng dẫn viên nói với ông ta: Một vị Pharaoh được an táng nơi đây. Và với mớ kiến thức được hâm nóng lại đó, ông ta chụp nhiều bức ảnh ấn tượng rồi cỡi lạc đà quay trở về. Đặc biệt Kim Tự Tháp Cheops đã gợi hứng hàng trăm thuyết điên rồ và khó đứng vững. Trong cuốn sách dài 600 trang nhan đề Our Inheritance in the Great Pyramid [Di sản của chúng ta trong Kim Tự Tháp Lớn] do Charles Piazzi Smith xuất bản năm 1864, chúng ta có thể đọc thấy nhiều mối liên hệ dựng tóc gáy giữa Kim Tự Tháp với quả Địa cầu của chúng ta.

“Vâng, sau chuyến khảo sát đầy tính phê phán như thế, vẫn chứa đựng nhiều sự việc kích thích chúng tôi phải suy tư. 

“Không thể chối cãi người Ai Cập thời xưa thờ thần Mặt trời. Thần Mặt trời của họ gọi là thần Ra, đi xuyên bầu trời trên một con thuyền. Kim Tự Tháp thư thời Vương Quốc Cổ còn mô tả vị vua chu du trên bầu trời, hẳn nhiên điều đó phải có sự giúp đỡ của các vụ thần và các con tàu của thần linh. Vậy thì các vị thần và các vì vua cùng nhắc đến chuyện bay đi …   

“Phải chăng chiều cao của Kim Tự Tháp Cheops nhân cho 1.000 gần bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời chỉ là sự trùng hợp ư? Khoảng cách đó là 93 triệu dặm. Phải chăng kinh tuyến đi ngang qua Kim Tự Tháp chia đôi cách lục địa và đại dương làm hai phần bằng nhau cũng chỉ là sự trùng hợp? Phải chăng diện tích đáy Kim Tự Tháp chia cho hai lần chiều cao cho ra số [Pi] = 3.14159 do Ludolf khám phá ra lại là một sự trùng hợp nữa? Các phép toán tính trọng lượng Trái đất được tìm ra và sự chính xác và chu toàn sức chịu của nền đá cho công trình Kim Tự Tháp đơn thuần là trùng hợp ư?

“Không hề có chút manh mối nào cho thấy vì sao vị Pharaoh Khufu đứng ra xây dựng Kim Tự Tháp Cheop lại chọn địa điểm trên vùng đá giữa sa mạc làm nơi an nghỉ của mình. Có thể giểi ở đây sẳn một khe nứt tư nhiên ăn vào nền đá và ông tận dụng để xây dinh thụ đồ sộ của mình; cũng có lối giải thích khác: nơi đây cách cung điện mùa hè của ông ta không xa nên ông dễ dàng theo dõi tiến độ của công việc. Cả hai l‎ý do này đều trái với lẽ thường. Trường hợp thứ nhất không hợp lý vì địa điểm như thế ở xa mỏ đá và lẽ thường vị trí xây dựng cần gần mỏ đá để thu ngắn khoảng cách vận chuyển; trường hợp thứ hai khó hình dung nổi vị Pharaoh lại muốn những năm cuối đời của luôn bị xáo trộn hết năm này qua năm khác, cả ngày lẫn đêm, bởi tiếng ầm ỉ của công việc xây cất.    

“Từ đó quá đủ để nói ngược lại những lời giải thích trong sách về việc chọn địa điểm xây dựng, thứ nhất khá hợp l‎ý khi hỏi có phải ‘các vị thần’ không nói gì với họ cả; thứ hai không nói cả với giới giáo sĩ. Thế nhưng nếu lời giải thích đó được chấp nhận, lý thuyết của tôi về quá khứ Không tưởng của loài người lại một lần nữa có thêm chứng cứ quan trọng. Kim Tự Tháp không chỉ phân chia các lục địa và đại dương làm hai phần bằng nhau, mà nó còn là trọng tâm của các lục địa nữa. Nếu các sự kiện ghi nhận ở đây không phải là điều trùng hợp – và dường như khó tin là như vậy – thì địa điểm xây dựng bởi nhân vật có khả năng hiểu rõ tất cả các hình thể ngoại vi của Trái đất cùng với sự phân bố của các lục địa và đại dương.

“Với sức mạnh nào, với “máy móc” nào, với nguồn kỹ thuật nào mà cả nền đá được đội lên? Các nhà xây dựng bậc thầy này làm thế nào đào các đường hầm sâu xuống đất? Ở đây không có những lăng mộ ăn sâu vào đá cũng không có nguồn cảm hứng hay thứ gì khác tương tự. Ở đây không có vách hay trần đen thui, thậm chí chẳng có dấu vết nhỏ nhoi mnào về điều đó. Vậy các khối đá được cắt như thế nào và với phương tiện gì ở các hầm mỏ đá? Với cạnh sắc bén và mặt nhẵn à? Làm thế nào họ vận chuyển và ghép nối chúng với nhau chính xác đến phần ngàn inch?Có biết bao lời giải thích để tha hồ lựa chọn: mặt nghiêng, và các vết ăn dọc các khối đá khi bị đẩy đi, giàn giáo và giàn trượt. Và dĩ nhiên có cả công sức lao động của hàng trăm ngàn nô lệ Ai cập nữa: nông dân, thợ xây, nghệ nhân.    

“Không có lời giải thích nào đứng vững trước sự khảo sát đầy phê phán. Kim Tự Tháp Lớn [và những di tích?] thể hiện một chúc thư kỹ thuật, thứ kỹ thuật không được lưu truyền đến ngày nay. Ngày nay, ở thế kỷ 20, không nhà kiến trúc nào có thể tái tạo được bản sao của Kim Tự Tháp Cheops, thậm chí cả khi mọi nguồn lực từ khắp các lục địa sẳn sàng cho ông ta sử dụng. 

“2.600.000 khối đá khổng lồ được cắt ở các mỏ đá, lấy ra và chuyển tải, rồi gắn khớp vào nhau nơi công trường xây dựng với độ chính xác phần ngàn inch. Và phía trong sâu, nơi các hành lang, các bức vách được vẽ bằng màu.

“Công trình Kim Tự Tháp là thú chơi ngông của Pharaoh?

“Kích thước kinh điển vô song của Kim Tự Tháp tình cờ đến với nhà xây dựng bậc thầy ư.

“Hàng trăm ngàn thợ thầy đẩy và kéo những khối trọng lượng nặng 12 tấn lên theo giàn trượt có [hay không có] dây và có [hay không có] trục lăn.

“Chủ nhân các người thợ ăn [hay không ăn] ngũ cốc để sống.

“Họ ngủ có [hay không có] lều qua đêm dựng bên cạnh cung điện mùa hè của Pharaoh.

“Có chăng chuyện người thợ nỗ lực làm việc theo tiếng ‘hò dô ta’ thôi thúc qua [hay không có] thiết bị tăng âm và cứ thế các khối nặng 12 tấn đấy ngược lên trời.

“Nếu những người thợ chuyên cần hoàn tất công việc diệu kỳ đặt những khối đá chồng lên nhau với tốc độ 10 khối mỗi ngày, muốn lắp rắp hai triệu rưỡi khối đá để tạo nên một Kim Tự Tháp kỳ vĩ họ phải mất khoảng 250.000 ngày = 664 năm. Vâng, và xin chớ quên rằng toàn bộ sự việc đã hoàn thành theo đúng thú ngông của vị vua quái gỡ, nhưng ngài chẳng kịp thấy sự hoàn tất dinh thự của riêng mình.

“Dĩ nhiên thuyết này không đủ thuyết phục, nghiêm túc mà nói còn lố bịch nữa là khác. Vậy ai có thể ngây thơ đến mức tin rằng Kim Tự Tháp được dựng lên không có mục đích nào khác ngoài việc làm ngôi mộ cho vua chúa. Từ nay ai có thể xem việc truyền các tín hiệu thiên văn và toán học chỉ là chuyện tình cờ?

“Ngày nay chẳng ai dám tranh cãi việc Pharaoh Khufu có phải là người có cảm hứng và là người xây dựng Kim Tự Tháp lớn hay không. Vì sao? Vì tất cả các thư tịch và bi ký‎ đều cho thấy đó là Khufu. Đối với riêng tôi, dường như Kim Tự Tháp không thể xây xong trong một kiếp người. Tôi cho rằng dường như Kim Tự Tháp không thể được dựng dựng xong trong khoảng một đời người. Thế thì sao Khufu lại cố dựng lên những bia k‎ và kinh văn nêu danh tiếng của mình? Chẳng qua đó là một thủ tục thời cổ xưa, nhiều công trình còn in dấu những chứng cứ như vậy. Bất cứ khi nào một lãnh tụ độc tài muốn vang danh mình lên, ông ta cứ việc ra lệnh và chuyện này phải diễn ra. Nếu quả là như vậy thì Kim Tự Tháp đã có trước Pharaoh rất lâu rồi, sau đó ông ta mới ghé đến tham quan.

“Trong thư viện Bodleian Library ở Oxford có tập bản thảo viết bằng chữ Copic, tác giả Mas-Udi khẳng định chính vua Ai Cập Surid đã xây dựng Kim Tự Tháp Lớn. Thật kỳ quặc, Surid là vị Pharaoh trị vì Ai Cập trước thời Đại Hồng Thủy. Vị minh quân Surid đã ra lệnh cho các tu sĩ của ông ta hạ bút viết về sự khôn ngoan của ông và niêm bản văn lại cất trong Kim Tự Tháp. Vậy theo truyền thuyết Copic, Kim Tự Tháp phải xây dựng lên trước thời Đại Hồng Thủy.

“Trong tập 2 cuốn History [Lịch sử], Herodotus có xác định một giả thuyết. Các giáo sĩ vùng Thebes có cho ông xem 341 pho tượng khổng lồ, mỗi tượng tượng trưng cho một đời Đại giáo sĩ vào thời đại cách nay 11.340. Hiện nay chúng ta biết rõ mỗi đời đại giáo sĩ đều có tạc tượng cho mình, và Herodotus cũng cho chúng ta biết rằng trong thời gian ông ta ở Thebes hết giáo sĩ này đến giáo sĩ khác cho ông ta xem bức tượng của mình coi như là bằng chứng giáo sĩ đó luôn theo đúng con đường của tổ sư. Và các giáo sĩ cam đoan với Herodotus chuyện này hoàn toàn chính xác, vì họ đã ghi chép lại mọi chuyện suốt nhiều thế hệ rồi họ giải thích mỗi bức tượng tượng trưng cho một thế hệ và trước 341 thế hệ này từng có những vị thần chung sống với loài người, nhưng sau đó các vị thần không còn trở lại thăm dưới dạng hình hài của loài người nữa.

“Thời kỳ lịch sử của Ai Cập thường được ước tính khoảng 6.500 năm. Vậy sao các tu sĩ không biết hổ thẹn khi nói dối với Herodotus đến khoảng 11.340 năm? Và tại sao họ dám nhấn mạnh các vị thần không còn ở với họ suốt 341 thế hệ? Các chi tiết cụ thể này hoàn toàn vô nghĩa nếu như ‘các vị thần’ không từng chung sống với họ thời quá khứ xa xôi.

“Rồi tiếp nữa chúng ta chẳng biết gì về chuyện làm thế nào, tại sao và khi nào Kim Tự Tháp được xây dựng. Đó là một ngọn núi nhân tạo, cao 490 bộ [feets], nặng 31.200.000 tấn, đứng sừng sửng nơi ấy như một thành tựu khó tin nổi và đền đài đó không dùng cho mục đích nào khác hơn là nơi an táng một vị vua gàn rỡ! Ai cũng có thề tin đó là lời giải thích đúng đắn …   

“Xác ướp của quá khứ xa xôi hiện hiện trước mắt chúng ta như là một bí mật thần bí chất chứa trong đó, cũng là chuyện khó hiểu và chưa có lời giải thích thuyết phục, Nhiều dân tọc khác nhau biết kỹ thuật ướp xác, và các phát kiến khảo cổ cho thấy rõ giả thuyết thời tiền sử con người tin có chuyện quay trở về sống một cuộc đời thứ hai, nghĩa là linh hồn quay trở về với thân xác. Kiến giải này có thể được chấp nhận nếu có chứng cứ trong quá khứ xa xôi nhất cho thấy có thứ triết học tín ngưỡng thời thượng cổ về đức tin có sự quay về lại với thân xác! Nếu tổ tiên thời ăn lông ở lỗ của chúng ta chỉ tin vào sự quay lại của linh hồn, họ sẽ chẳng hoảng sợ đối với cái chết. Thế nhưng các phát hiện trong những lăng mộ Ai Cập hết ví dụ này đến ví dụ khác về chuyện ướp xác để chuẩn bị cho sự quay về với thân xác.

“Vết tích đó nói lên điều gì, bằng chứng đó nói lên điều gì, phải đâu chúng chỉ là những điều phi lý! Các bức họa và các truyền thuyết dân gian vạch ra rằng ‘các vị thần’ sẽ từ các vì tinh tú quay trở lại để đánh thức các thân xác được bảo quản tốt, sẽ sống một cuộc đời mới. Đó là l‎ý do vì sao phải ướp xác và đặt trong phòng quàn như là một dạng nghi thức. Mặt khác, tiền bạc, vàng vòng và những đồ yêu thích tùy táng theo gồm những gì? Có chôn theo những người hầu, hẳn nhiên là chôn sống, như là sự chuẩn bị để tiếp nối cuộc đời cũ qua cuộc đời mới? Các lăng mộ hết sức bền chắc, như là hầm trú bom nguyên tử; có thể tránh được sự tàn phá của thời gian. Đồ qu‎ý giá mang theo họ, tức vàng và ngọc, là những thứ không thể phá hủy ảo. Ở đây tôi không quan tâm tranh luận về việc lạm dụng ướp xác.

“Tôi chỉ quan tâm đến câu hỏi: ai đã đưa ý niệm hồi sinh thân xác vào trong đầu các pharaoh? Và do đâu ý tưởng ban đầu cho rằng các tế bào trong cơ thể phải được bảo quản ở một nơi chắc chắn, sao cho thân xác được đánh thức dậy mấy ngàn năm sau đó và tiếp nới một kiếp sống mới?

“Quan điểm tín ngưỡng về một sự đánh thức huyền bí là như vậy. Liệu khi biết chắc bản chất và thói quan của ‘thần linh’ hơn cả chính mình, các pharaoh có còn bị coi là có ‎ý tưởng điên rồ nữa hay không khi nói: ‘Ta phải được an táng ở một nơi của riêng ta, nơi không bị phá hủy suốt hàng ngàn năm và các vị thần sẽ trở lại và đánh thức ta dậy [hay một thầy thuốc trong tương lai sẽ khám phá ra cách làm ta sống lại]’.”

Cách đặt vấn đề của tác giả nghe qua hữu l‎ý, dễ được những tâm hồn thích chuyện ly kỳ tán thưởng. Nhưng xét cho kỹ có nhiều điểm cần suy nghĩ lại, xin dẫn một vài ví dụ:

Thứ nhất, khi đang nói về Kim Tự Tháp, tác giả quay qua lăng mộ: “Giữa lăng mộ của vua Tety hồi triều đại thứ 6 và lăng mộ của Rameses I thời Vương Quốc Mới cách xa nhau chí ít 1.000 năm chẳng có gì khác biệt nhau về kỹ thuật xây dựng. Rõ ràng người Ai Cập chẳng học được thêm điều gì mới để bổ sung cho kỹ thuật xưa cũ. Thực ra mà nói các dinh thự càng gần thời đại chúng ta càng nhiều sự sao chép nghèo nàn từ mô thức thời xa xưa”[1]. Tác giả bỏ qua khoảng giữa là thời kỳ Kim Tự Tháp, nghĩa là thủ tiêu giai đoạn tiến hóa từ lăng mộ đất phơi qua Kim Tự Tháp tháp đá, rồi từ Kim Tự Tháp đá thoái lùi về hang mộ khoét trong núi đá do sự bất ổn xã hội và sự suy yếu của triều đình Pharaoh. Chưa kể Kim Tự Tháp có sự tiến hóa từ Kim Tự Tháp nấc thang qua Kim Tự Tháp mặt cong rồi mới đến Kim Tự Tháp đúng nghĩa hình chóp;

Thứ hai: Các khối đá tác giả đưa vào tính toán nặng tới 12 tấn, trong khi thực tế bình quân chỉ 4-5 tấn và càng lên cao khối đá càng giảm trọng lượng đi. Ngoài trọng lượng sai lệch trên, để chứng minh nếu không có sự trợ giúp của người ngoài Trái đất, ông cho rằng một đời người của Pharaoh Khufu không thể hoàn tất công trình này. Ông viết: “Nếu

những người thợ chuyên cần hoàn tất công việc diệu kỳ đặt những khối đá chồng lên nhau với tốc độ 10 khối mỗi ngày, muốn lắp rắp hai triệu rưỡi khối đá để tạo nên một Kim Tự Tháp kỳ vĩ họ phải mất khoảng 250.000 ngày = 664 năm.”[1] Vâng, tính toán này sẽ đúng nếu đội thợ thực hiện Kim Tự Tháp chỉ khoảng trăm người. Tác giả cố tình bỏ qua khả năng có thể huy động nhân lực của các Pharaoh và quên xét đến di chỉ nghĩa trang của các công nhân xây dựng Kim Tự Tháp còn lưu lại quanh Kim Tự Tháp Cheop. Đặc biệt mâu thuẫn với một câu tác giả đã viết: “Hàng trăm ngàn thợ thầy đẩy và kéo những khối trọng lượng nặng 12 tấn lên theo giàn trượt có [hay không có] dây và có [hay không có] trục lăn” [2]. Có lý đâu hàng trăm ngàn người mỗi ngày chỉ hoàn thành 10 khối đá, để kéo dài công trình 664 năm.

Thứ ba, tác giả dẫn các thư tịch cổ, truyền thuyết dân gian, như là bằng chứng “không thể chối cãi”. Thật ra, ngoài những sai lạc do tư tưởng thần bí thời xưa, các bản văn cổ luôn có cú pháp mập mờ có thể giải thích theo nhiều chiều hướng khác nhau. Thường khi sử dụng thư tịch cổ phải so sánh và đối chiếu chúng với nhau rất nhiều lần mới có thể tạm xác tín điều gì đó. Kỹ thuật viết của tác giả chỉ trích dẫn tủn mũn một vài đoạn thích hợp với điều tác giả muốn. Ví dụ việc ướp xác như đã trình bày xuất phát từ tín ngưỡng có sự phán xét ở dưới âm phủ, và cuộc sống thứ hai chính là cuộc sống trên thiên đường như đã nói ở phần đầu. Vì tin cuộc sống thứ 2 ở trên trời nên các Kim Tự Tháp đều có trục Bắc-Nam. Điều này được tác giả giải thích sẽ có người ngoài Trái đất đến làm sống lại.

Cách chứng minh như thế này là kiểu chứng minh “cho phù hợp với mục đích mình cần thuyết phục”. Tất nhiên như vậy thiếu tính khách quan cần thiết, vì sự “cắt khúc” và “bỏ sót” làm vấn đề nhiều khi quay ngược 1800. Đặc biệt kỹ thuật viết theo thể tài này được tác giả khai thác rất tốt: lối văn nửa hoài nghi nửa châm biếm, pha chút ‘khoa học’ có tính huyền hoặc. Nó có tác dụng lôi cuốn người đọc đi theo dòng lập luận của tác giả và cách nêu luận cứ có tính rời rạc nhưng rối nùi đến khó hiểu làm cho người đọc mất đi sức phán đoán. Tất cả cộng hưởng trở thành “rất thuyết phục”.

Hẳn tác giả cũng không nêu được hình ảnh nào khả dĩ thuyết phục cho thấy có người ngoài Trái đất tham gia xây dựng Kim Tự Tháp, nhưng tác giả viện dẫn ngoại suy hình ảnh nơi khác để liên tưởng có những cuộc đổ bộ xuống trái đất thời kỳ nhân loại còn mông muội. Nơi khác có hình ảnh của người ngoài Trái đất ghé thăm thì Ai Cập có lý‎ đâu là ngoại lệ với một công trình vĩ đại Kim Tự Tháp vào thời kỳ con người còn sơ khai. Phương pháp ngoại suy của tác giả trưng ra một số bằng cớ.

a.- Bức chạm trong ngôi đền Kim Tự Tháp của người Mayas ở Palenque, Mê-hi-cô

Tác giả chú: “Bức vẽ này thể hiện trong ngôi đền. Có thể nào trí tưởng tượng của người thời nguyên thủy thể hiện lại hình ảnh giống một cách kỳ lạ người phi hành gia đang ở trong con tàu sắp phóng? Ở cuối hình vẽ lại ngọn lửa và khí phụt ra từ động cơ đẩy. ” Và so sánh bới hình dưới đây kèm lời chú:

 

“Phi hành gia Mỹ ngày nay cũng có tư thế giống hệt, tay điều khiển thiết bị còn mắt theo dõi kiểm tra.”

b.- Bức hình tìm thấy ở Ý

Tác giả chú: “Bức hình này xuất xứ từ Val Camonica, miền Bắc nước Ý, thể hiện hình ảnh người thời tiền sử lại có vành bánh răng đội trên đầu một cách dị thường.”

c.- Hình vẽ ở sa mạc Sahara: hình này khá giống phi hành gia mặc đầy đủ trang phục khi ra khỏi phi thuyền:

 

Và ông đi đến kết luận đó chỉ có thể là người ngoài Trái đất đã từng đến viếng thăm Trái đất thời xa xưa.

Trở ngược lại áp dụng phương pháp phản chứng hỏi tác giả: “Những nơi khác còn lưu lại dấu vết người ngoài Trái đất, có l‎ý đâu suốt mấy ngàn năm xây dựng Kim Tự Tháp, lại là Trung tâm Du hành, mà người AI CẬP không lưu lại vết tích gì của người khách đến từ không gian?” Rõ là Erich Von Daniken khó trả lời xuôi?

Dù sao nhiều câu hỏi của tác giả đã nêu nhiều bí ẩn về Kim Tự Tháp mà các nhà khoa học còn phải làm việc nhiều mới giải đáp nổi. Câu chuyện về Kim Tự Tháp vẫn còn dài. Thú thật vấn đề này vượt ngoài tầm hiểu biết của tôi, xin chờ bậc cao minh chỉ giáo.

Chú thích :

[1] Cuốn sách này xuất bản bằng tiếng Đức năm 1968 và dịch qua tiếng Anh năm 1969. Vào đầu thập niên 1970 một số tạp chí ở Sài Gòn có trích dịch lại.

[2] There is no difference between the tomb of Tety from the sixth dynasty and the tomb of Rameses I from the New Kingdom, although there is a minimum of 1,000 years between the building of the two tombs. Obviously the Egyptians had not learnt anything new to add to their old technique. In fact the more recent edifices tend increasingly to be poor copies of their ancient models.

[3] If the industrious workers had achieved the extraordinary daily piece rate of ten blocks piled on top of each other, they would have assembled the two and a half million stone blocks into the magnificent stone pyramid in about 250,000 days = 664 years.

[4] Several hundred thousand workers pushed and pulled blocks weighing 12 tons up a ramp with [non-existent] ropes on [non-existent] rollers.

Kim Tự Tháp Trung và Nam Mỹ

Kim Tự Tháp là một đặc trưng văn hóa cổ Ai Cập, thế nhưng nhiều nơi trên thế giới cũng có những công trình được người ta gọi là Kim Tự Tháp: nổi tiếng nhất là vùng Trung và Nam Mỹ kỳ bí của thổ dân xứ này. Có thực sự nền văn minh Ai Cập đã sớm truyền bá qua Nam Mỹ trước thời Colombo? Những kiến trúc này có nguồn gốc từ đâu? Vấn đề vẫn là câu hỏi lớn thách thức các nhà nghiên cứu.

Ở châu Mỹ Kim Tự Tháp xuất hiện nhiều ở vùng Trung Mỹ và một ít ở Nam Mỹ. Hai dân tộc vùng Trung Mỹ đã xây dựng nhiều Kim Tự Tháp nhất là dân tộc Mayas và dân tộc Artez. Cả hai dân tộc này có nền văn hóa rất phong phú, thiên về tín ngưỡng và thiên văn học.

Sơ bộ có thể liệt kê các Kim Tự Tháp vùng Trung Mỹ:

Kim Tự Tháp ở Altun Ha [người Mayas], Kim Tự Tháp Caana ở Caracol [người Mayas], Kim Tự Tháp Wooden Lintel ở Caracol [người Mayas], Kim Tự Tháp High Temple ở Lamanai [người Mayas], Kim Tự Tháp Temple of the Jaguar ở Lamanai [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Lubaantun [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Nim Li Punit [người Mayas], Kim Tự Tháp El Castillo ở Xunantunich [người Mayas], Kim Tự Tháp the Bell ở San Andrés [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Tazumal [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Aguateca [người Mayas], Kim Tự Tháp LD-49 ở Dos Pilas [người Mayas], Kim Tự Tháp El Duende ở Dos Pilas [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Kaminaljuyu [người Mayas], Kim Tự Tháp La Danta ở El Mirador [người Mayas], Kim Tự Tháp El Tigre ở El Mirador [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Mixco Viejo [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Tikal [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Copán [người Mayas], Kim Tự Tháp Temple of the Murals ở Bonampak [người Mayas], Kim Tự Tháp Lớn ở Calakmul [người Mayas], Kim Tự Tháp El Castillo ở Chichen Itza [người Mayas], Kim Tự Tháp Lớn ở Cholula [người Xelhua], Kim Tự Tháp The Nohoch Mul ở Coba [người Mayas], Kim Tự Tháp La Iglesia ở Coba [người Mayas], Kim Tự Tháp Crossroads Temple ở Coba [người Mayas], Kim Tự Tháp Niches ở El Tajín [người Veracruz], Kim Tự Tháp Lớn ở La Venta [người Olmec], Kim Tự Tháp Temple of the Cross ở Palenque [người Mayas], Kim Tự Tháp Temple of the Inscriptions ở Palenque [người Mayas], Kim Tự Tháp ở Santa Cecilia Acatitlan [người Aztec], Kim Tự Tháp ở Tenayuca [người Aztec], Kim Tự Tháp Templo Mayor ở Tenochtitlan [người Aztec], Kim Tự Tháp ở Tenochtitlan [người Aztec], Kim Tự Tháp Mặt trời ở Teotihuacan [người Teotihuacano], Kim Tự Tháp Mặt trăng ở Teotihuacan [người Teotihuacano], Kim Tự Tháp ở El Tepozteco [người Aztec], Kim Tự Tháp ở Tula, Hidalgo [người Toltec], Kim Tự Tháp Magicia ở Uxmal [người Mayas], Kim Tự Tháp Lớn ở Uxmal [người Mayas], …

Về cơ bản có thể thấy Kim Tự Tháp Nam Mỹ có những khác biệt:

– Kim Tự Tháp Ai Cập đa số hình chóp nhọn, còn Kim Tự Tháp Trung và Nam Mỹ phần nhiều là bậc thang;

– Mô típ trang trí trong Kim Tự Tháp Ai Cập thiên về “Tử Thư”, tức mô tả các hình ảnh thế giới của người chết và cách vãng sinh. Kim Tự Tháp Trung và Nam Mỹ sử dụng những mô típ có chủ đề thế giới thần linh và sáng thế.

– Kim Tự Tháp Ai Cập là một lăng mộ của một vị Pharaoh, Kim Tự Tháp Nam Mỹ là nơi tiến hành lễ nghi tôn giáo hay phục vụ mục đích thiên văn. Dù rằng quanh chúng cũng tìm thấy một số mộ táng nhưng không có dấu vết chứng tỏ là lăng tẩm vương hầu[1], ngược lại có dấu hiệu nghi vấn đó là những người bị đem tế thần.

Thoáng nhìn, cả hai loại Kim Tự Tháp gần như giống nhau. Nhưng thực sự chúng có những cốt lõi khá cách biệt nếu nghiên cứu sâu. Một vài ví dụ về sự khác biệt về kiến trúc này. Người Mayas và người Artez có nhiều Kim Tự Tháp, nhưng nổi tiếng lại là Kim Tự Tháp Mặt trời và Kim Tự Tháp Mặt trăng Teotihuacan của người Teotihuacano.

Kim Tự Tháp Mặt trời ở Teotihuacan là Kim Tự Tháp có hai bậc thang lớn nhất vùng Trung Mỹ, cao 71,2 m và chu vi đáy 893,9 m. Nó được xây dựng vào khoảng năm 100 sau Công nguyên dùng để thờ Thần Rắn Lông Vũ [Feathered Serpent], nhưng đã bỏ hoang phế nhiều thế kỷ

Kim Tự Tháp Mặt trời ở Teotihuacan là Kim Tự Tháp có hai bậc thang lớn nhất vùng Trung Mỹ, cao 71,2 m và chu vi đáy 893,9 m. Nó được xây dựng vào khoảng năm 100 sau Công nguyên dùng để thờ Thần Rắn Lông Vũ [Feathered Serpent], nhưng đã bỏ hoang phế nhiều thế kỷ

Kim Tự Tháp Mặt trăng ở Teotihuacan là Kim Tự Tháp lớn hàng thứ 2, sau Kim Tự Tháp Mặt trời và có sau khoảng 200 năm. Nó cũng là Kim Tự Tháp bậc thang, được xây dựng để thờ đại nữ thần Teotihuacan; vị thần chủ về nước, sự phì nhiêu, đất đai và sự sinh sản [nói chung chủ về nông nghiệp].

Kim Tự Tháp Tazumal ở El Salvador, Trung Mỹ, là Kim Tự Tháp cụt ngọn nấc thang nằm ở vùng ngoại ô thành phố Chalchuapa, cách thủ đô San Salvador 78 km. Kim Tự Tháp này còn nhiều bí ẩn và vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Kim Tự Tháp Tikal ở Guatemala, Trung Mỹ. Đây cũng là Kim Tự Tháp bậc thang chóp bằng, gồm hai kiến trúc: kiến trúc phía Bắc nằm ở vị trí Mặt trời mọc vào ngày xuân phân, phía Nam ở vị trí của ngày Đông Chí. Phát hiện cho thấy đây là một đài quan sát thiên văn, không loại trừ hoạt động này phục vụ cho một nhu cầu tín ngưỡng.

Kim Tự Tháp Pachacamac ở Peru, Nam Mỹ. Kiến trúc này xây bằng gạch phơi [không nung] của người Ichimay. Nó được xây dựng phục vụ một tôn giáo thần bí của dân tộc này.

Nhiều nhà nghiên cứu cho đó là biến thể của Kim Tự Tháp Ai Cập khi truyền bá qua Nam Mỹ, lập luận của họ cho rằng: khi Kim Tự Tháp truyền bá đi xứ khác, nó không còn là lăng mộ nữa, mà là đền đài tưởng niệm đất tổ. Trên một góc độ nào đó quả Kim Tự Tháp ở ngoài Ai Cập là những đền đài tôn giáo dành cho thứ tín ngưỡng thần bí mật truyền. Hiện tượng này giống như hình thái tín ngưỡng thờ vọng của người Việt.

Thế nhưng giả thuyết này cũng khó đứng vững, chí ít đối với một số Kim Tự Tháp ở Trung Mỹ. Chúng ta biết Kim Tự Tháp ở Nam Mỹ là nơi tổ chức các buổi lễ tôn giáo; nếu là di sản của Ai Cập cổ đại truyền sang thì yếu tố tâm linh và văn hóa phải in đậm trong các di chỉ này, nếu không nói là căn cơ cho tín ngưỡng thổ dân Nam Mỹ.

Như đã khái quát ở trên, các nét đặc thù và cơ bản của Ai Cập cổ đại không hề thấy. Đi sâu hơn, chúng ta khảo sát một vài khía cạnh về văn hóa tín ngưỡng của cả hai vùng.

5-1. – nghiên cứu về các hệ thần giữa Ai cập và các dân tộc bản địa Châu Mỹ

Về góc độ này, nét tổng quan rất giống nhau và cũng giống các nền văn minh cổ đạo khác: thờ đa thần theo tín ngưỡng saman. Người Ai Cập và người Mayas, người Artez đều tin vua của họ do Trời phái xuống. Đây không là điều đặc biệt, có thể nói là tính phổ quát của loài người thời xa xưa, Trung Hoa cổ đại cũng không ngoại lệ.

Một điểm rất chung trong hệ thần của các dân tộc này: cùng thờ thần Mặt trời. Người Ai Cập gọi vị thần này với nhiều tên [tùy theo thời khắc trong ngày] nhưng phổ biến nhất là “Thần Ra” [bán nhân thần mình người đầu chim] cỡi chiếc xe Mặt trời đi qua bầu trời; còn thần Mặt trời của các thổ dân Châu Mỹ có tên như đã trình bày ở trên. Nếu như thần Ra là một vị thần quan trọng theo quan niệm của Ai Cập cổ đại, Thần Mặt trời của thổ dân Châu Mỹ khiêm tốn hơn. Với các thổ dân Châu Mỹ, vị thần tối cao được cho có hình dáng con người và từ bên ngoài Trái đất đi đến. Thần Mặt trời chỉ là một trong những vị thần do Thần Tối Cao sáng tạo ra.

Đặc biệt hình tượng Nhân sư đặc thù của Ai Cập không hề thấy ở Trung và Nam Mỹ. Nếu là kế thừa nền văn minh Ai Cập, yếu tố này không thể thiếu sót. Chẳng hạn như những bức tượng sư tử ở Cam-bốt là thần vật không thể thiếu khi du nhập nền văn minh Nam Ấn; hay trường hợp bò thần Nandi ở người Chăm Bà-la-môn cũng vậy.

Yếu tố quan trọng khác: Nền tảng của các dòng tín ngưỡng luôn lấy sự khai thiên lập địa để xây dựng các vị thần. Chúng ta thấy khái niệm sáng thế của người Ai Cập mang nhiều tính triết lý.

Thuở hồng hoang, đất nước Ai Cập chìm trong tối tăm và phủ đầy nước, toàn bộ những thứ đó gọi là nun.  Từ nun một năng lực thoát ra tạo thành một quả trứng. Quả trứng đó nở ra thần Ra. Thần Ra có quyền lực bao trùm trời đất và hóa thân được thành nhiều thứ và ở mỗi trạng thái đó thần có một tên riêng.

Đầu tiên hóa thân ra gió, gọi là thần Shu; sau hóa thân ra mưa [thần Tefnut], ra đất đai [thần Geb],  ra bầu trời [thần Nut], ra sông ngòi [thần Hapi], … cuối cùng mới hóa thân ra con người, tạo ra nam và nữ để sinh sôi, và thần là Pharaih đầu tiên.

Truyền thuyết này khiến ta nhớ đến vũ trụ quan của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: thưở ban đầu là một mớ hỗn độ, ở đó sinh ra “đạo”, đạo sinh âm dương, âm dương sinh ra vạn vật trong đó có con người.

Truyền thuyết sáng thế của các dân tộc bản địa Châu Mỹ thì giống Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo một cách kỳ lạ.

Người Mayas: truyền thuyết sáng thế Popol Vuh của người Mayas cho rằng các vị thần từ cõi khác bên ngoài Trái đất đến xứ sở này để gieo mầm sống. Con người do các vị thần đó tạo ra theo hình hài của chư thần, được ban cho các năng lực của chư thần và cùng chung sống với chư thần một thời gian dài. Sau vì sợ con người chống lại, chư thần tiêu diệt đi và tái tạo lại với đẳng cấp thấp hơn.

Người Artez: thưở ban đầu chỉ có hai vị thần: thần ánh sáng Quetzalcoatl và thần bóng tối Tezcatlipoca cùng sống trên trời và bên dưới hai thần chỉ toàn là nước. Ở vùng nước đó có nữ thần khổng lồ rất nhiều miệng, ăn tất cả những gì nữ thần bắt gặp. Hai thần liền hóa thành con rắn hau đầu đi xuống nơi đó. Một thần nắm lấy tay, một thần nắm lấy chân, bẻ đôi nữ thần đó. Phần đầu và vai nữ thần hóa thành Trái đất, phần còn lại hóa thành bầu trời. Liền sau đó hai thần tạo ra sông ngòi, cây cỏ, chim thú và con người.

Thần thoại sáng thế của thổ dân Châu Mỹ chỉ có thần thoại của dân tộc Incas hơi giống với người Ai Cập về mặt có một vị thần tự sinh ra; nhưng có nhiều chi tiết giống với các dân tộc bản địa khác.

Người Incas: truyền thuyết kể tại hồ Collasuyu [nay gọi là hồ Titicaca], xuất hiện vị thần tên lả Con Tiqui Viracocha, đã sáng tạo ra con người giống như hình dáng của thần từ khối đá và tạo ra phụ nữ để sinh sản. Sau đó thần Con Tiqui mới tạo ra Mặt trời [Inti], Mặt trăng và các tinh tú để soi sáng thế gian; lại ban cho con người quyền năng như thần và muôn vật để sinh sống. Về sau người Inca quên công ơn của thần và nổi loạn. Thần Con Tiqui làm cho hạn hán, dân chúng điêu linh. Thương loài người thần hóa thân thành thần Pachacamac cứu giúp nhưng tước hết quyền phép khi xưa.

5-2.- Sự khác biệt về lịch pháp

Sự chuyển dịch văn minh qua khu vực khác có một đặc điểm rất thú vị: hệ lịch pháp thường được giữ nguyên, nếu có thay đổi thay đổi rất ít. Điều này có nhiều chứng cứ cụ thể: lịch Trung Hoa truyền sang Việt Nam gần như không có thay đổi dù vị trí quan sát đường hoàng đạo có khác. Tương tự, dân tộc Chăm  tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ cùng với hệ lịch của đất nước này. Bởi vậy, nếu nền văn minh Ai cập cổ truyền bá qua Nam Mỹ bằng con đường nào đó, hệ lịch của người Ai Cập ít nhất phải là nền cho hệ lịch pháp các dân tộc bản địa ở Trung và Nam Mỹ.

Thực tế hệ lịch pháp của Ai Cập và Trung Mỹ khác biệt nhau rất lớn. Tuy cùng theo hệ Mặt trời để tính lịch nhưng các hệ lịch này lấy sao chuẩn, cách chia tháng, … đều khác nhau. Đặc biệt lịch của các dân tộc bản địa Châu Mỹ đậm nét thiên văn học, còn của Ai Cập nặng về thời tiết lưu vực sông Nil. Lịch pháp Ai Cập tuy có dựa vào các thiên thể, nhưng đối chiếu và lấy thời vụ làm chuẩn; còn hệ lịch thổ dân Châu Mỹ dựa vào các chu kỳ xoay vần cỉa các thiên thể mà tính toán. Chính vì thế mà chúng ta sẽ chứng kiến một bộ lịch Dài của người Mayas.

5-2-1.- Lịch pháp Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập cổ đại dùng hệ lịch theo Mặt trời [Dương lịch], lấy chuẩn là sao Thiên lang [sirius] để tính toán. Ngày bắt đầu một năm là ngày sao này mọc lên ở phương Tây lúc Mặt trời mọc sau nhiều tháng lặn mất. Vào thời Vương triều thứ 1 [3000 trước Công nguyên], người Ai Cập sử dụng âm dương lịch: dùng Mặt trăng xác định số ngày trong tháng tháng và lấy sự luân chuyển của sao Thiên lang [sirus] để tính số ngày trong năm. Tương tự như hệ âm lịch của Việt Nam, một thời gian sau lịch và mùa tiết bị chênh lệch, họ bổ sung vào tháng nhuận để cân bằng lại[1]. Đồng thời, cơn lũ hàng năm của sông Nil trùng hợp với sự xuất hiện của sao Sirius, nên mùa đầu năm được chọn là mùa akhet [lụt lội]. Sự chênh lệch giữa lịch và thời tiết sẽ theo đó điều chỉnh mà thêm vào tháng nhuận.

Về sau họ chuyển qua hệ dương lịch[2]. Họ chia mỗi năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày và 5 ngày lẻ vào cuối năm [như vậy thiếu ¼ ngày theo lịch tự nhiên]. Mỗi tháng lại chia làm 3 tuần, mỗi tuần có 10 ngày. Đến triều đại Ptolemy [vào năm 238 trước Công nguyên] mới có chỉ dụ đến năm thứ 4 cộng thêm 1 ngày [366 ngày]. Và hệ lịch này truyền qua Phương Tây, thông qua Hy Lạp, cải biến dần thành hệ dương lịch ngày nay.

Dựa theo mùa tiết, mỗi năm chia làm ba mùa: akhet [lụt lội], peret [trồng tỉa] vàshemu [thu hoạch]; tức có 4 tháng mùa akhet [lụt lội], 4 tháng mùa peret [trồng tỉa] và 4 tháng mùa shemu [thu hoạch]. Theo đó có tên gọi tháng giêng là tháng thứ nhất mùa akhet, … tháng 5 là tháng thứ nhất mùa peret, … tháng 9 là tháng thứ nhất mùa shemu.

5-2-2.- Lịch pháp của người Mayas và Incas

Người Mayas có ba hệ lịch pháp: Haab’, Tzolk’in và hệ Lịch Dài. Hệ lịch pháp Dài có chu kỳ lịch rất dài, chu kỳ hiện tại đến ngày 21 tháng 12 năm 2012 mới kết thúc. Hệ lịch Dài dùng theo nhị thập phân [cơ số 20], các nhà nghiên cứu dựa vào đó tính toán thì ngày khởi đầu của chu kỳ hệ lịch này là ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước Công nguyên [dài khủng khiếp][3]. Hai chu kỳ còn lại chia mỗi “vòng lịch” dài 52 năm.

 

Lịch pháp Tzolk’in [có nghĩa là “đếm ngày”] được người Mayas dùng phổ biến nhất, nên có thể coi là hệ lịch cơ bản của dân tộc này. Tzolk’in có hai chu kỳ lịch: chu kỳ lịch thường và chu kỳ lịch tôn giáo. Chu kỳ lịch thường  dùng trong đời sống xã hội; còn chu kỳ lịch tôn giáo dành cho các tu sĩ thực hiện các lễ nghi tôn giáo. Chu kỳ lịch thường có 365 ngày, lịch tôn giáo có 260 ngày. Chính vì hai chu kỳ lịch có sai số ngày như thế nên cứ 52 năm trùng lặp với nhau 1 lần, tạo thành một vòng lịch [tạm gọi là “thế kỷ”].

Mỗi năm có 20 tháng, mỗi tháng có 18 ngày và 5 ngày lẻ không tính vào tháng nào cả. Các tháng có tên như sau:

Bộ lịch này có liên quan mật thiết với cuốn Kinh Thư Dresden của người Mayas. Cuốn kinh thư này ngoài giá trị văn hóa tín ngưỡng, còn là một thư tịch cổ về thiên văn đáng kinh ngạc. Dựa vào kiến thức trong cuốn sách này các tu sĩ người Mayas đã tiên đoán được lần nhật thực ngày 11 tháng 7 năm 1991 từ năm 755 sau Công nguyên rồi.

Lịch của người Incas cũng tương tự với “vòng lịch” 52 năm. Nhưng lịch của người Incas dựa trên sự quan sát Mặt trời và Mặt trăng cùng với những tương quan các vì tinh tú khác chia mỗi năm thành 12 tháng. Do thiếu ¼ ngày mỗi năm, lịch của người Incas thêm vào một tháng trăng vào năm thứ 3 [tức có 13 tháng trăng thay vì 12 tháng như bình thường] giống như hệ lịch của Việt Nam [nhưng cách tính tháng nhuận của Việt Nam có khác: dựa vào trung khí].

5-2-3.- Lịch pháp của người Aztec

Di chỉ quan trọng nhất dung để nghiện cứu hệ lịch pháp của người Aztec là Khối đá Mặt trời [Sun Stone] hiện đang bảo tồn ở Viện Bảo tàng Nhân chùng học và Lịch sử [National Museum of Anthropology and History], tại Công viên Chapultepec, thành phố Mexico. Nó được phát hiện trong cuộc khai quật “Zocalo”, thành phố Mexico, vào ngày 17 tháng 12 năm 1790, do công của Hầu tước Tây Ban Nha Cruillas.

Theo nghiên cứu khối đá này gọi là “Cuauhxicalli”, có nghĩa là “cái chén chim ưng”, do vị quân vương Artez thứ 6 tạo tác vào khoảng năm 1479 để kính thờ thần Mặt trời. Nó nặng 25 tấn, đường kính 12 feet và dày 3 feet, vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng vừa có ý nghĩa thiên văn.

Tương tự như của người Mayas, hệ lịch pháp này có hai chu kỳ: chu kỳ lịch thường 365 ngày và chu kỳ lịch tôn giáo 260 ngày. Chu kỳ lịch thường, gọi là “Xiuhmolpilli”,  dùng trong đời sống xã hội; còn chu kỳ lịch tôn giáo gọi là “Tonalpohualli”, dành cho các tu sĩ thực hiện các lễ nghi tôn giáo.

Cả hai chu kỳ này hợp thành một “vòng lịch”, đơn giản tạm gọi là “thế kỷ”, với 52 năm. Năm bắt đầu vào ngày chòm sao Bắc đầu [Pleiades] xuất hiện ở hướng Đông trước khi trời rạng sáng. Mỗi năm có 18 tháng, mỗi tháng có một tên gọi riêng và 5 ngày lẻ không nằm trong tháng nào.

Số

 Tên tháng

Thần bảo hộ và nghi lễ

  I.  Atlacacauallo [cạn nước]   Thần: Tlaloc, ChachihutlicueTrẻ em cúng Thần nước
 II.  Tlacaxipehualiztli [lột da]  Thần: Xipe-TotecLễ đấu sĩ; các thầy phù thủy đội da đầu người nhảy múa.
 III.  Tozoztontli [lễ vọng nhỏ]  Thần: Coatlicue, TlalocTrẻ em khoác da lột làm lễ
 IV.  Hueytozoztli [Lễ vọng lớn]  Thần: Centeotl, ChicomecacoatlThiếu nữ làm lễ cầu mùa màng bội thu
 V.  Toxcatl [Khô hạn]  Thần: Tezcatlipoca, HuitzilopochtliNgười đóng vai thần làm lễ
 VI.  Etzalcualiztli [món bắp đậu]  Thần: TlaloquesNgười đóng vai thần Nước làm lễ; nghi lễ tắm và nhảy múa
 VII.  Tecuilhuitontli [bữa tiệc nhỏ của Thượng đế]  Thần: Huixtocihuatl, XochipilliNgười đóng vai thần làm lễ; theo nghi thức người làm ruộng muối
 VIII.  Hueytecuihutli [bữa tiệc lớn của Thượng đế]  Thần: XilonenTiệc cho nữ thần bắp, thần mang tài vật cho mọi người
 IX.  Tlaxochimaco [ra hoa]  Thần: HuizilopochtliDâng các vòng hoa cho chư thần; ăn mừng với bánh bắp và gà tây
 X.  Xocotlhuetzin [rụng quả]Hueymiccaihuitl [tiệc lớn cho người chết: cúng cô hồn]  Thần: XiuhtecuhtliCeremonial pole climbing competition  

Cúng thần lửa bằng cách thiêu sống một người

 XI.  Ochpaniztli [quét dọn]  Thần: TlazolteotlQuét nhà quét đường; đánh trận giả
 XII.  Teoleco [rước thần]  Thần: TezcatlipocaLễ mừng chu thần xuống trái đất; uống rượu và đốt lửa cúng
 XIII.  Tepeihuitl [tiệc núi rừng]  Thần: TlalocLễ thần mưa trên núi; đàn ông làm lễ và ăn thịt người
 XIV.  Quecholli [mùa săn]  Thần: Mixcoatl-CamaxtliDiễn nghi thức đi săn; làm lễ săn bắn và mở tiệc
 XV.  Panquetzaliztli [dựng cờ]  Thần: HuitzilopochtliDán giấy vào người và cây ăn quả; thi rước lễ; cúng tế lớn
 XVI.  Atemoztli [mưa xuống]  Thần: TlalocHội mừng thần Nước; hy tế trẻ con và nô lệ
 XVII.  Tititl [đảo vũ]  Thần: LlamatecuhtliLàm phù thuật cầu mưa xuống; phụ nữ bị đánh bằng những chiếc túi nhồi đầy rơm cho đến khi bật khóc
 XVIII.  Izcalli [resuscitation]  Thần: XiuhtecuhtliHình tượng thần làm bằng bột nhão cây dền; mở tiệc bánh ngô tamal nhồi rau củ
   Nemontemi [ngày xấu]  Có 5 ngày xấu không tính vào tháng nào, không có nghi lễ tín ngưỡng vào những ngày này.

Mỗi tháng có 20 ngày được đánh số theo thứ tự và có từng tên riêng.

Ngày thứ 1 gọi là “Coatl” [con rắn], thứ 2 gọi là “Cuetzpallin” [thằn lằn], thứ 3 gọi là “Calli” [căn nhà], thứ 4 gọi là “Ehecatl” [gió], thứ 5 gọi là “Cipactli” [cá sấu], thứ 6 gọi là “Xochitl” [hoa], thứ 7 gọi là “Quiahuitl” [mưa], thứ 8 gọi là “Tecpatl” [đá lửa], thứ 9 gọi là “Ollin” [chuyển động], thứ 10 gọi là “Cozcacuauhtli” [kên kên], thứ 11 gọi là “Cuauhtle” [chim ó], thứ 12 gọi là “Ocelotl” [báo đốm], thứ 13 gọi là “Acatl” [dây mây], thứ 14 gọi là “Malinalli” [cỏ], thứ 15 gọi là “Ozomatli” [con khỉ], thứ 16 gọi là “Itzquintli” [chó trụi lông], thứ 17 gọi là “Atl” [nước], thứ 18 gọi là “Tochtli” [thỏ rừng], thứ 19 gọi là “Mazatl” [hươu nai], và thứ 20 gọi là “Miquiztli” [đầu lâu],

5-3.- Vấn đề ướp xác và các yếu tố văn hóa khác

Kim Tự Tháp Ai Cập gắn liền với nghệ thuật ướp xác của họ. Nếu như Kim Tự Tháp ở Trung và Nam Mỹ kế thừa từ nền văn minh Ai Cập cổ đại, kỹ thuật ướp xác phải có mang tính “đại đồng tiểu dị” [cơ bản giống nhau, chỉ khác ở chi tiết nhỏ]. Thế nhưng vấn đề ướp xác của hai vùng đất này rất khác xa nhau.

Người Ai Cập cổ đại rất ưa ướp xác. Ngoài những xác ướp con người, họ còn ướp xác cả thú vật như mèo, cá sấu, …

Trườc tiên, người Ai Cập mổ banh bụng lấy hết ngũ tạng ra, não cũng lấy ra khỏi đầu. Sau đó họ ướp tẩm thi hài với một vài loại muối natri và diêm tiêu [natron]. Rồi dùng vải liệm quấn vào thi hài đem hong khô cho tới khi chất dịch thoát ra bám vào vải liệm. Lớp vải đó được tháo ra, rửa sạch thi hàu và phét vào đó một vài loại nhựa cây như nhựa thông chẳng hạn. Các hố bụng được nhét thêm vải xé xơ để bảo vệ hình dạng, rồi quấn vải lại, phết thêm bên ngoài một vài loại nhựa thơm chiết từ cây cỏ.

Các dân tộc bản địa vùng trung Mỹ không phổ biến ướp xác như người Ai Cập cổ đại và các Kim Tự Tháp của họ không có dấu vết chứng tỏ từng là nơi yên nghỉ của xác ướp. Tuy thế, người ta cũng tìm thấy một số xác ướp vùng này, nổi tiếng là xác ướp Chinchorro.

Xác ướp Chinchorro được cắt lìa tay chân và đầu khỏi thân mình, cũng moi hết nội tạng ra và nhồi vào đó là các xơ thực vật hay lông thú. Sau cùng mới ráp lại thành xác ướp. Bên ngoài không quấn vải như xác ướp Ai Cập, mà tùy theo trường hợp họ phủ lên một chất bảo vệ rồi hong khô. Có hai trường hợp: xác ướp đen và xác ướp đỏ. Xác ướp đen là xác ướp sau khi xử lý sẽ được phết một lớp bột tro nhão, còn xác ướp đỏ được phết bằng đất hoàng thổ đỏ. Sau đó là quá trình hong khô để xác ướp không bị phân hủy.

Theo National Geographic, ngày 16 tháng 4 năm 2010, người ta tìm thấy một xác ướp ở vùng sa mạc phía bắc của Chi-lê theo hình dưới đây:

Xác ướp này thuộc nền văn hóa Chinchorro, được đánh giá cách nay 5000-3000 năm trước Công nguyên [theo phương pháp carbon phóng xạ].

Ngoài chuyện này, thổ dân Châu Mỹ còn có tục lệ săn và thờ đầu người [sọ thật hay được chế tác bằng vật liệu] hoàn toàn xa lạ với nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tập tục này không những mang yếu tố tính ngưỡng mà còn hàm chứa một bí thuật hết sức kỳ lạ,

Thứ nhất là chuyện những chiếc sọ dài của người Inca.

Thông tin về những chiếc sọ dài không nhiều. Có điều về mặt nhân chủng học cho thấy không thuộc giống người hay vượn người nào cả; có giả thuyết đặt ra là do tác động cố ý của con người làm biến dạng. Nhưng với kỹ thuật “kéo dài vòm sọ” nào thì hiện chưa có câu trả lời. Câu hỏi thứ hai: chiếc sọ có vai trò thế nào đối với người Inca thời xưa cũng còn là một bí ẩn.

Chuyện thứ hai là những chiếc sọ tinh thể. Đây không phải là chiếc sọ thật, mà là chiếc sọ do người Mayas chế tác từ tinh thể thạch anh. Kích thước của chúng cũng không đều nhau: có chiếc chỉ đường kính non 1 tấc, nhưng có những chiếc to như thật hay to hơn. Các nghiên cứu cho thấy chúng có liên quan đến bộ Lịch Dài của dân tộc này.

Họ sắp xếp các chiếc sọ này theo “nguyên tắc 12 quanh 1” [12 chiếc sọ trên một vòng tròn và ở giữa có một chiếc sọ khác]. Chiếc sọ chính giữa tượng trưng cho Trái đất và 12 chiếc sọ xung quanh cho 12 vị trí thời tiết. Có điểm lạ là người Mayas chia năm làm 18 tháng nhưng cách bố trí này có hình tượng như 12 tháng.

Vị trí 12 chiếc sọ ở vòng ngoài này nằm trên đường Hoàng đạo và biểu trưng cho 12 tiết khí trong năm; trong đó có 4 tiết khí chính: xuân phân, thu phân, hạ chí, và đông chí. Việc này hoàn toàn đáng tin cậy vì một số Kim Tự Tháp của người Mayas được bố trí để quan sát và xác định ngày của 4 tiết khí này. Trong thiên văn học của Au Cập cổ đại út quan tâm đến điều này, vì thế họ mới chia năm ra làm 3 mùa.

Cả hai vùng [Ai Cập và Trung Mỹ] đều có tạo tác ra mặt nạ tín ngưỡng. Với người Ai Cập đó là thứ bùa hộ mạng cho người chết đi về cõi vĩnh hằng [đeo cho xác ướp, chủ yếu dành cho các Pharaoh], thì với thổ dân Châu Mỹ là thần vật giúp giao tiếp thần linh [họ dùng khi có lễ tế thần, và chỉ vị phù thủy mới đeo].

Loại mặt nạ thần vật của người bản địa Châu Mỹ còn được phát triển thành các trụ Totem dựng ở các nơi nhằm bảo hộ cho họ trước các thế lực huyền bí đen tối. Các trụ này hay chon ở ven làng hay những nơi họ cảm giác sợ hãi vì tin có ma quỷ.

Những yếu tố trên chưa đủ để khẳng định hoàn toàn thuyết phục bản chất phi Ai Cập của Kim Tự Tháp ở Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó cũng thấy có nhiều điểm không tương đồng mang tính nền tảng. Tôi không dám kết luận vấn đề, chỉ nêu lên một thiển kiến: Kim Tự Tháp Trung và Nam Mỹ là những đền miếu mang dáng dấp Kim Tự Tháp chứ không phải là phiên bản đúng nghĩa như của Kim Tự Tháp Ai Cập.

Chú thích :

[1] Trừ một số ít vua Mayas thời kỳ đầu chôn dưới Kim Tự Tháp [chứ không ướp xac. Nhưng về sau người Mayas theo tục hỏa táng. Chứng tỏ Kim Tự Tháp lăng mộ không là tín ngưỡng của họ.

[1] Với lịch sử trước Công nguyên 3000, có thể liên tưởng lịch cổ của người Trung Hoa kế thừa từ nền văn minh Ai Cập.

[2] . Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ lịch pháp này có thể có từ trước năm 2400 trước Công nguyên.

[3] Dựa vào điều này nhiều tin đồn cho rằng vào ngày này sẽ tận thế vì hết lịch. Thực ra đó là sự kết thúc một chu kỳ lịch và nối tiếp chu kỳ lịch mới theo tính toân của người Mayas.

Hết

Nguồn : blog Nguyễn Đức Chính

Video liên quan

Chủ Đề