Giá trị văn hóa xã hội trong truyện cổ tích

Văn học dân gian:

Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Truyện cười
Ngụ ngôn
Vè, Tục ngữ
Thành ngữ
Câu đố
Ca dao
Văn học dân gian dân tộc thiểu số
Sân khấu cổ truyền

Văn học viết:

Văn học đời Tiền Lê
Văn học đời Lý
Văn học đời Trần
Văn học đời Lê Sơ
Văn học đời Mạc
Văn học đời Lê trung hưng
Văn học đời Tây Sơn
Văn học thời Nguyễn
Văn học thời Pháp thuộc
Văn học thời kỳ 1945-1954
Văn học thời kỳ 1954-1975
Văn học thời kỳ sau 1975

xem thêm
Tác giả - tác phẩm:

Nhà thơ - Nhà văn
Nhà báo - Nhà viết kịch

Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích được người Việt truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì là truyện cổ tích nên chúng thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng thay cho sự bất công trong xã hội. Những truyện cổ tích Việt Nam được xét vào thể loại hư cấu và khuyết danh, dù một vài câu chuyện có thể là lời giải thích cho một số sự vật, hiện tượng trong đời sống nhưng chúng không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Phân loại
    • 1.1 Truyện cổ tích về loài vật
    • 1.2 Truyện cổ tích thần kỳ
    • 1.3 Truyện cổ tích sinh hoạt
  • 2 Đặc trưng của truyện cổ tích
  • 3 Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
  • 4 Tham khảo

Phân loạiSửa đổi

Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm ba loại.

Truyện cổ tích về loài vậtSửa đổi

Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; và hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...

Truyện cổ tích thần kỳSửa đổi

Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau,....

Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người [Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng]. Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài [Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt].

Truyện cổ tích sinh hoạtSửa đổi

Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.

Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh [Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...]; nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: [Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...]; nhóm truyện về người thông minh: [Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cậu bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...]; nhóm truyện về người ngốc nghếch: [Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...]


Đặc trưng của truyện cổ tíchSửa đổi

Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh cho nên chức năng cơ bản của truyện cổ tích là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng.

Từ chức năng đó nên đặc trưng sau cơ bản sau của truyện cổ tích [1]:

  1. Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.
  2. Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
  3. Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,...

Kho tàng truyện cổ tích Việt NamSửa đổi

Tác phẩm gồm nhiều tập này [trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961] có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Henri Pourra đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa [Trésor des contes, Nhà xuất bản Gallimard].

Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt Nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt Nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Giáo trình Văn học dân gian [GS. TS Vũ Anh Tuấn chủ biên, nxb Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 117]

  • Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

[Lâm Thị Mỹ Dạ – Truyện cổ nước mình]

Thế giới cổ tích trong văn học Việt Nam từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi con người. Sức sống bền vững của chúng thể hiện qua nội dung chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, có tầm ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành lòng thương yêu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ. Vì vậy, truyện cổ nước ta thật đúng như lời nhận xét: “Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức”. Bởi đề tài của truyện luôn xoay quanh mọi mảnh đời như thế.

Ở cốt truyện thường thấy của cổ tích, ta bắt gặp dễ dàng sự phân định giữa hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện. Mà ở đó, người dân – người lao động nghèo xuất hiện trong các tác phẩm với tư cách là người con riêng, kẻ mồi côi, có hình thù kì lạ hay xấu xí, em út,… Họ luôn là đối tượng nhận lấy mọi điều đau khổ nhất từ cuộc sống và sự lấn áp của giai cấp thống trị – những kẻ phản diện như mẹ ghẻ, phú ông, anh chị cả,…Truyện cổ tích phản ánh rõ mâu thuẫn giữa các nhân vật, khi mà mảng ghép của hai kiểu người ở hai tầng lớp luôn chống chọi, đối lập lẫn nhau. Và rồi cuối cùng, gánh chịu áp bức vẫn là những người thấp cổ bé họng, khi mà vị trí của họ trong xã hội luôn bị lu mờ bởi quyền lực, tiền bạc, thủ đoạn và gian nan, thử thách. Truyện cổ tích luôn hướng sự phản ánh vào những con người có hoàn cảnh bất hạnh, do đó ta nói chúng “quan tâm” đến người dân thường bị áp bức. Qua những tác phẩm cổ tích trong văn học dân gian, bao phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người ta được khẳng định và ca ngợi, thể hiện họ sống trong vất vả, khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng – cũng có nghĩa truyện cổ “đề cao” những con người thường bị áp bức. Mỗi câu chuyện, mỗi khía cạnh khác nhau của cuộc sống bình dân ấy đã phần nào thể hiện giá trị nhân văn của truyện cổ nước mình.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh lên cái đói khổ, bất công của xã hội mà người trải qua là nhân dân lương thiện, chất phác, thật thà. Đến với truyện cổ tích, nội dung đó lại càng được bộc lộ một cách rõ ràng, chân thực. Bởi chúng do những người dân lao động bình thường sáng tạo nên, và họ gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình trong tác phẩm, phác hoạ bức chân dung sinh động về cái tối tăm, nghiệt ngã mà hằng ngày họ cảm nhận. Để tác phẩm không bị đi vào quên lãng, chôn vùi giữa biển trời văn học bao la, rộng lớn, đòi hỏi người sáng tác phải luôn dẫn dắt nó song hành giữa nghệ thuật hư cấu và nội dung gắn liền với nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Nàng Tấm [Tấm Cám] mồ côi cha lẫn mẹ, phải ở cùng mụ dì ghẻ và đứa em toan tính, ích kỉ, nếm bao nhiêu cay đắng của cuộc đời, của sự đày đoạ, hành hạ từ ghen ghét mà ra, thật là đáng thương! Còn Thạch Sanh [Thạch Sanh, Lí Thông] thì không nơi nương tựa, nghèo khó, sống ven bìa rừng, chẳng có lấy một mái ấm gia đình trọn vẹn, may mắn có được người bạn, người anh em Lí Thông lại là tên xảo nguyệt, gian trá, hay lường gạt và biến chính chàng thành người bị hại. Bên cạnh đó là hình ảnh người em [Cây khế] bị chính người anh ruột của mình chiếm hết tài sản, hắt hủi và đuổi ra khỏi nhà, phải đến sống trong túp lều bên cạnh cây khế. Đó là thể hiện sự “quan tâm” từ truyện cổ tích.

“Quan tâm đến những người dân thường bị áp bức” là một nửa của giá trị nhân văn chứa đựng trong truyện cổ tích. Một nửa còn lại ở sự “đề cao” phẩm chất đạo đức tốt đẹp nơi trái tim mỗi con người nhỏ bé, nhọc nhằn. Vì trong thực tế, ta bắt gặp nhân vật chính trong truyện cổ tích luôn tồn tại ở vị trí tận cùng của xã hội.  Họ nghèo nàn về vật chất nhưng giàu có trong tình cảm con người. Kém may mắn thay khi ông trời định sẵn họ phải thường xuyên dãi dầu những nắng mưa số phận. Bởi thế nên họ thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của lao động, của nhân phẩm. Chính những người dân bình thường ấy đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lí tốt lành. Mỗi lần đối mặt với bóng tối, bị nhấn chìm trong bể khổ từ âm mưu xấu, họ lại một lần sống dậy trong sự toả sáng từ tấm lòng nhân hậu, chứng minh chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác. Vì vậy, trong quá trình khởi xướng và hoàn thành một câu truyện cổ, tác giả luôn chú ý đến vấn đề bộc lộ sao cho chính nghĩa và cái thiện đứng ở vị trí trung tâm, nêu lên bài học về tinh thần đấu tranh vì ánh sáng và giữ cái tâm bền vững theo quan niệm từ muôn đời: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong tận cùng khổ ải, khi cuộc sống là chuỗi ngày ngậm đắng nuốt cay phải làm lụng tất bật, âm thầm, Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù, nết na, hiền lương, thục đức. Thạch Sanh một mình chiến đấu chằn tinh một cách dũng cảm, kiên cường, mạnh mẽ, chàng còn tha thứ cho người đã hại mình mà không trách tội, dù chàng có thừa khả năng để làm thế. Đứng trước cơ hội “ngàn năm có một” để thay đổi cuộc đời, người em trong Cây khế vẫn không tham lam vàng ngọc, chỉ lấy đủ số vàng trong túi ba gang và nhường cả cho anh mình cây khế có con chim thần đến đậu. Tất cả đã thể hiện sự “đề cao” từ truyện cổ tích.

Nói tóm lại, giá trị nhân văn của truyện cổ tích là sự quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đồng thời đề cao những phẩm chất tốt đẹp của họ. Mà điều đó thể hiện qua việc xây dựng hai hình tượng nhân vật mâu thuẫn, có cái thiện – cái ác, có ánh sáng – bóng tối, có tốt đẹp – xấu xa và vận dụng các yếu tố thần kì trong nghệ thuật văn tự sự. Mỗi câu chuyện là một cách để nhân dân trao gửi lòng tin yêu vào một ngày mai tươi sáng, là giấc mơ về những gì họ khao khát mà chưa có được trong cuộc đời.

Một thời gian dài, truyện cổ tích gắn bó với trẻ thơ nước nhà trong từng giấc ngủ. Rồi con người ta lớn lên, thôi không còn đắm chìm trong thế giới thần tiên đẹp đẽ, nhưng những bài học quý giá mà mỗi câu chuyện mang lại mãi là hành trang đi cùng ta đến đích cuối cuộc đời. Ngày nay, khi thế giới không ngừng quay cuồng trong thay đổi, cổ tích đã chẳng phải là món ăn tinh thần duy nhất vỗ về bao mơ ước bé bỏng. Tuy nhiên, thật là thiếu sót nếu trong kệ sách mỗi gia đình thiếu đi vài quyển truyện cổ tích. Chúng và nội dung nhân đạo chứa trong chúng sẽ khắc sâu trong tâm trí mỗi người con Việt Nam, nếu ta biết đọc truyện bằng cả lòng yêu thương và thấu hiểu cuộc đời.

Video liên quan

Chủ Đề