Giải bài tập Hóa 8 trang 28

Đốt cháy hoàn toàn 0,24 g magie [Mg] trong không khí, người ta thu được 0,40 g magie oxit. Em hãy tìm công thức hoá học đơn giản của magie oxit.

Giải

Số mol nguyên tử Mg tham gia phản ứng :  \[{{0,24} \over {24}} = 0,01[mol]\]

Số gam oxi tham gia phản ứng với Mg : 0,40 - 0,24 = 0,16 [g].

Số mol nguyên tử O kết hợp với Mg : \[{{0,16} \over {16}} = 0,01[mol]\]

Như vậy : 0,01 moi nguyên tử Mg kết hợp với 0,01 mol nguyên tử O. Suy ra : 1 nguyên tử Mg kết hợp với 1 nguyên tử O. Công thức hoá học đơn giản của magie oxit là MgO.

Bài 21.2 Trang 28 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Biết 4 g thuỷ ngân [Hg] kết hợp với clo tạo ra 5,42 g thuỷ ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua. Cho biết NTK của Hg = 200.

Giải

Số mol nguyên tử Hg tham gia phản ứng : \[{4 \over {200}} = 0,02[mol]\] .

Số gam clo tham gia phản ứng với Hg : 5,42 - 4 = 1,42 [g].

Số mol nguyên tử Cl kết hợp với Hg : \[{{1,42} \over {35,5}} = 0,04[mol]\] .

Như vậy : 0,02 mol nguyên tử Hg kết hợp với 0,04 mol nguyên tử Cl. Suy ra : 1 nguyên tử Hg kết hợp với 2 nguyên tử Cl. Công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua là : HgCl2.

Bài 21.3 Trang 28 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Một loại oxit sắt có thành phần là : 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:

a]Công, thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.

b]Khối lượng mol phân tử của oxit sắt tìm được ở trên.

Giải

a] Theo đề bài, ta có thể nói : Cứ 7 g Fe kết hợp với 3 g oxi tạo ra oxit sắt. Số mol nguyên tứ Fe = \[{7 \over {56}} = 0,125[mol]\] kết hơp với số mol nguyên tử O là  \[{3 \over {16}} = 0,1875[mol]\]. Như  vậy  1 mol nguyên tử Fe kết hơp với 1,5 mol nguyên tử O. Ta đã biết số nguyên tử phải là số nguyên. Suy ra :

2 nguyên tử Fe kết hợp với 3 nguyên tử O. Công thức hoá học đơn giản của oxit sắt là Fe2O3

b] Khối lượng mol của Fe2O3  là : 56 x 2 + 16 x 3 = 160 [g/mol].

Bài 21.4 Trang 28 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Em hãy cho biết:

a]Công thức hoá học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđro là 8,5.

b]Số mol nguyên tử của các nguyên tố có trong 0,5 mol hợp chất.

Giải

a] Khối lượng mol của hợp chất là : 8,5 x 2 = 17 [g/mol]

Khối lượng của nitơ trong 1 mol hợp chất là :  \[{{17 \times 82,35} \over {100}} \approx 14[g]\]  ứng với số mol nguyên tử N là \[{{14} \over {14}} = 1[mol]\] .

Khối lượng của hidro có trong 1 mol hợp chất là : \[{{17 \times 17,65} \over {100}} \approx 3[g]\] ứng với số mol nguyên tử H là \[{3 \over 1} = 3[mol]\]. Như vậy trong 1 mol phân tử hợp chất có chứa 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H. Công thức hoá học của hợp chất là NH3 [có tên là amoniac].

Giải Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 7: Bài thực hành 2 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 [trang 28 SGK Hóa 8]: Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1:

– Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

– Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2. Thí nghiệm 2:

– Hiện tượng:

• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

– Giải thích:

• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học Bài 7: Bài thực hành 2 trang 28 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Hóa học.

Giải bài 1 trang 28 SGK Hoá 8

Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.

Lời giải:

1. Thí nghiệm 1:

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2. Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Hóa học Bài 7: Bài thực hành 2 trang 28 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Chủ Đề